Thúc đẩy vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát triển rừng bền vững

Phát triển rừng tại miền Trung - Tây Nguyên còn nhiều thách thức. Cần thúc đẩy hơn nữa vai trò của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh làm việc với Đắk Lắk về bảo vệ, phát triển rừng Đắk Nông: Phát triển rừng gắn với tạo sinh kế cho đồng bào

Nhiều thách thức trong bảo vệ và phát triển rừng

Việt Nam là một trong 12 trung tâm đa dạng sinh học, một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất trên toàn cầu với các nguồn gen quý, hiếm. Tuy nhiên với các áp lực đe dọa từ mất rừng, suy thoái sinh cảnh sống, ô nhiễm môi trường, bệnh dịch, biến đổi khí hậu, sinh vật ngoại lai… đặc biệt là việc sử dụng tài nguyên không hợp lý đã đe dọa đến 58,5% loài thực vật và 86,1% loài động vật; hoạt động nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản đe dọa đến 52% số loài thực vật và 39,3% loài động vật; phát triển khu dân cư và cơ sở hạ tầng đã đe dọa đến 49,3% loài động vật. Số loài bị đe dọa cấp độ toàn cầu phân bố ở Việt Nam theo Danh lục Đỏ IUCN (2021) là 891 loài động vật và 367 loài thực vật.

Thúc đẩy vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát triển rừng bền vững
Bảo vệ và phát triển rừng tại miền Trung - Tây Nguyên còn nhiều thách thức

Tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên, đến hết năm 2022, diện tích rừng trong khu vực là 8,18 triệu ha (chiếm 55,3% diện tích rừng của cả nước). Trong đó: 5,87 triệu ha rừng tự nhiên, 2,31 triệu ha rừng trồng; Diện tích rừng khu vực miền Trung là 5,61 triệu ha, diện tích rừng khu vực Tây Nguyên là 2,57 triệu ha; tỷ lệ che phủ rừng khu vực miền Trung đạt 54,22%, Tây Nguyên đạt 46,32%.

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách về bảo vệ, phát triển rừng trong khu vực. Trong đó, đặt mục tiêu đến năm 2030, tỷ lệ che phủ rừng tại khu vực Tây Nguyên đạt hơn 47%, khu vực Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đạt ổn định 54%; nâng cao đời sống, sinh kế cho người dân gắn với rừng.

Tuy nhiên, hiện nay, rừng ở khu vực miền Trung – Tây Nguyên vẫn đang chịu nhiều thách thức.

Tình trạng dân di cư tự do vẫn còn phức tạp. Đặc biệt, tại các tỉnh Tây Nguyên vẫn còn khoảng hơn 16 nghìn hộ chưa được bố trí ổn định vào các điểm dân cư theo quy hoạch và đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn. Các hộ dân di cư tự do chủ yếu sống ở khu vực bìa rừng, vùng sâu, vùng xa, đường giao thông đi lại rất khó khăn; tình trạng di dân kéo theo việc phá rừng, lấn chiếm đất rừng để sản xuất; gây áp lực lên công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Thúc đẩy vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát triển rừng bền vững
Xâm lấn rừng trái phép để sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp có giá trị của người dân địa phương là nguyên nhân chính dẫn đến mất rừng ở Tây Nguyên

Bên cạnh đó, tình trạng mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp trên đất lâm nghiệp vẫn còn diễn ra. Trong đó, nguyên nhân chính là đất lâm nghiệp bị xâm lấn rừng trái phép để sản xuất nông nghiệp, trồng cây công nghiệp có giá trị của người dân địa phương, dẫn đến mất rừng ở Tây Nguyên.

Ngoài ra, tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng vẫn diễn ra phức tạp; Đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên chưa tương xứng.

Thúc đẩy vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát triển rừng

Tại COP26, Việt Nam đã có cam kết mạnh mẽ về việc đạt mức phát thải ròng bằng “0” năm 2050. Bên cạnh đó, để hướng đến nền kinh tế tuần hoàn, tăng trưởng xanh thì phát triển, bảo vệ rừng có vai trò quan trọng trong hấp thụ, lưu giữ carbon. Ngoài ra, với những quy định mới của Liên minh châu Âu (EU) về sản xuất và thương mại nông sản không được gây mất rừng và làm suy thoái rừng, đòi hỏi các nhà sản xuất, doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các nhà phân phối cũng cần phải xem xét lại chiến lược phát triển nếu muốn hướng đến thị trường EU giàu tiềm năng. Những điều này đặt ra vấn đề làm sao để quản lý, phát triển rừng nói chung, rừng tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên hiệu quả.

Thúc đẩy vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát triển rừng bền vững
Cần thúc đẩy sự tham gia nhiều hơn nữa của người dân tại vùng đệm trong quản lý, phát triển rừng

Cũng trong hội thảo “Bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững khu vực Miền Trung và Tây Nguyên lần thứ IV” với chủ đề “Phát triển lâm nghiệp bền vững” đang diễn ra tại Đà Nẵng trong 2 ngày 28 và 29/7, nhiều chuyên gia, nhà bảo tồn đa dạng sinh học cho rằng cần phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển lâm nghiệp để thúc đẩy nâng cao hiệu quả, phát huy giá trị đa dụng của rừng; kiểm soát chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng tự nhiên, mặt nước có giá trị bảo tồn; giữ gìn và phát huy văn hóa cộng đồng với phát triển lâm nghiệp bền vững (các phong tục bảo vệ rừng của đồng bào dân tộc thiểu số, lễ tạ ơn, lễ cúng rừng); phát triển nguồn nhân lực chất lượng phục vụ phát triển lâm nghiệp bền vững; duy trì và nhân rộng các mô hình phục hồi rừng… Đặc biệt là có chính sách hỗ trợ sinh kế người dân tại vùng đệm từ đó, thu hút sự quan tâm, tham gia của người dân vào quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

Theo ông Nguyễn Đình Phước – Đại diện Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên, từ thực tiễn thông qua dự án Tăng cường vai trò của cộng đồng và các tổ chức xã hội tại Trung Trường Sơn được triển khai tại tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Nam cho thấy rừng được tăng trưởng trở thành rừng trung bình từ rừng nghèo và phục hồi. Cụ thể, dự án đã nâng cao năng lực và nhận thức cho cộng đồng, phát triển sinh kế cho 31 cộng đồng đảm bảo thu nhập từ tiền chi trả dịch vụ bảo vệ môi trường rừng; hỗ trợ người dân trồng mây, gừng gió, nghệ đen dưới tán rừng, một mặt tạo tiền đề tăng thu nhập, mặt khác không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái mà còn cải thiện nâng cao chất lượng rừng.

Thúc đẩy vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát triển rừng bền vững
Tạo sinh kế bền vững cho người dân là giải pháp hiệu quả để thu hút sự quan tâm của người dân vào quản lý và phát triển rừng

“Thực tế để người dân tham gia bảo vệ rừng được tốt thì phải tạo sinh kế bền vững cho họ, từ đó họ thấy được lợi ích từ việc tuần tra, trồng và bảo vệ rừng thì mới có động lực tích cực tham gia quản lý tài nguyên và thúc đẩy sự phát triển bền vững”,ông Phước cho hay.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Khu vực Miền Trung - Tây Nguyên

Tin cùng chuyên mục

Mức lương cao nhất của công chức sau cải cách tiền lương

Mức lương cao nhất của công chức sau cải cách tiền lương

Việt Nam đảm bảo Công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng

Việt Nam đảm bảo Công bằng tiếp cận đối với giáo dục mầm non chất lượng

Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ gần 100 công nhân nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm ở Trảng Bom

Đồng Nai: Thông tin mới nhất vụ gần 100 công nhân nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm ở Trảng Bom

Thêm nhiều loại vaccine chính thức cấp phép lưu hành tại Việt Nam

Thêm nhiều loại vaccine chính thức cấp phép lưu hành tại Việt Nam

Vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chủ cơ sở đã thanh toán toàn bộ viện phí

Vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chủ cơ sở đã thanh toán toàn bộ viện phí

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2024

Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới và Tháng hành động vì môi trường năm 2024

Phú Yên: 2 công nhân thi công cao tốc đang mất tích trên sông Ba

Phú Yên: 2 công nhân thi công cao tốc đang mất tích trên sông Ba

Thời tiết hôm nay ngày 16/5/2024: Cả nước có mưa dông, một số địa phương mưa lớn

Thời tiết hôm nay ngày 16/5/2024: Cả nước có mưa dông, một số địa phương mưa lớn

Dự báo thời tiết biển hôm nay 16/5/2024: Mưa rào và dông, khả năng xảy ra lốc xoáy, gió mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 16/5/2024: Mưa rào và dông, khả năng xảy ra lốc xoáy, gió mạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 16/5/2024: Hà Nội ngày nắng, có lúc mưa rào và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 16/5/2024: Hà Nội ngày nắng, có lúc mưa rào và dông

Bắc Giang: Triển khai sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính

Bắc Giang: Triển khai sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính

Trao quà hỗ trợ người lao động Mỏ than Phấn Mễ

Trao quà hỗ trợ người lao động Mỏ than Phấn Mễ

Thủ đoạn lừa đảo về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng tinh vi

Thủ đoạn lừa đảo về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày càng tinh vi

Sửa một số quy định về phòng cháy, chữa cháy

Sửa một số quy định về phòng cháy, chữa cháy

Tuyên Quang: Nỗ lực bảo đảm an toàn giao thông đường thủy trong mùa mưa bão

Tuyên Quang: Nỗ lực bảo đảm an toàn giao thông đường thủy trong mùa mưa bão

Khởi công xây dựng dự án Trường Tiểu học Bình Đông do Hòa Phát tài trợ

Khởi công xây dựng dự án Trường Tiểu học Bình Đông do Hòa Phát tài trợ

Chuyện về người được Đảng, Bác Hồ giao nhiệm vụ mở đường Trường Sơn

Chuyện về người được Đảng, Bác Hồ giao nhiệm vụ mở đường Trường Sơn

9 đối tượng được tăng lương hưu, mức tăng lương hưu sau cải cách tiền lương

9 đối tượng được tăng lương hưu, mức tăng lương hưu sau cải cách tiền lương

Áp dụng nông nghiệp tái sinh: Tăng năng suất và giảm phát thải khí nhà kính

Áp dụng nông nghiệp tái sinh: Tăng năng suất và giảm phát thải khí nhà kính

Cần gói giải pháp tổng thể, đột phá để đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án đường sắt đô thị

Cần gói giải pháp tổng thể, đột phá để đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án đường sắt đô thị

Xem thêm