Cụ thể, Ngày Môi trường thế giới (5/6) được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) phát động với chủ đề “Phục hồi đất, chống hạn hán và sa mạc hoá” (Land restoration, desertification and drought resilience) nhằm kêu gọi các quốc gia trên toàn cầu cùng chung tay hướng tới những mục tiêu phục hồi đất đai, chống sa mạc hóa và khả năng chống hạn, làm chậm quá trình biến đổi khí hậu, bảo vệ tự nhiên, tăng cường sinh kế và an ninh lương thực cho hàng tỷ người trên toàn thế giới.
Poster hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới năm 2024 |
Theo Công ước của Liên Hợp Quốc về chống sa mạc hóa, có tới 40% diện tích đất đai trên hành tinh bị suy thoái, ảnh hưởng trực tiếp đến một nửa dân số thế giới và đe dọa khoảng một nửa GDP toàn cầu (44 nghìn tỷ USD). Tần suất và thời gian hạn hán đã tăng 29% kể từ năm 2000, nếu không có hành động khẩn cấp, hạn hán có thể ảnh hưởng đến hơn 3/4 dân số thế giới vào năm 2050. Phục hồi đất là một trong những mục tiêu chính trong Thập kỷ Phục hồi Hệ sinh thái của Liên hợp quốc (2021-2030), thông qua các chính sách, sáng kiến và tham gia cơ chế hợp tác toàn cầu, khu vực để bảo vệ và hồi sinh các hệ sinh thái trên toàn thế giới nhằm đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững.
Để triển khai hiệu quả các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới, Tháng hành động vì môi trường năm 2024, thừa ủy quyền của Lãnh đạo Bộ, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp đề nghị các đơn vị căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức thực hiện các hoạt động hưởng ứng.
Chi tiết tại đây.