Thứ năm 26/12/2024 01:30

Thúc đẩy nền văn hóa, nghệ thuật phát triển mạnh mẽ, giàu giá trị nhân văn

Thúc đẩy nền văn hóa, nghệ thuật nước ta phát triển mạnh mẽ, giàu giá trị nhân văn và giá trị thẩm mỹ, xứng đáng với tầm vóc dân tộc và thời đại.

Chiều ngày 1/3, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương tổ chức Tọa đàm khoa học với chủ đề "Đề cương về văn hóa Việt Nam và sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về văn học, nghệ thuật 80 năm qua" nhân kỷ niệm 80 năm Đề cương về văn hoá Việt Nam.

Tham dự buổi tọa đàm có các đồng chí: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Thế Kỷ, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học nghệ thuật Trung ương cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành, đoàn thể và đông đảo các vị đại biểu, các nhà khoa học, các văn nghệ sĩ.

Tọa đàm được tổ chức nhằm thảo luận chuyên sâu về sự kế thừa, phát triển văn học, nghệ thuật nước ta trong 80 năm qua trên cơ sở những luận điểm gốc, cốt lõi của Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943). Đồng thời, tọa đàm tập trung bàn thảo về ý nghĩa lịch sử của việc ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943) và giá trị to lớn, lâu bền của cương lĩnh này suốt 80 năm qua trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng đất nước nói chung, trên con đường phát triển nền văn hóa Việt Nam nói riêng.

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Hội thảo 80 năm "Đề cương về văn hóa Việt Nam: Khởi nguồn và động lực phát triển" vừa được tổ chức cũng như Tọa đàm khoa học với chủ đề "Đề cương về văn hóa Việt Nam và sự phát triển tư duy lý luận của Đảng về văn học, nghệ thuật 80 năm qua" là những sự kiện lớn, đã khái quát được toàn diện 80 năm khởi nguồn và phát triển của Đề cương về văn hóa Việt Nam, được coi như luận cương đầu tiên của Đảng ta về văn hóa.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho biết, hiện nay, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch được Chính phủ giao nhiệm vụ xây dựng chương trình tổng thể về văn hóa Việt Nam trong năm nay. Sau khi dự các hội nghị liên quan kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam cho thấy vấn đề này cần chuẩn bị kỹ càng hơn để chúng ta có một chương trình tổng thể chấn hưng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam.

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, một trong những điểm nhiều đại biểu thống nhất Đề cương mới đề cập nhiều đến văn hóa, chưa nói đến con người. Nhưng văn hóa và con người luôn hòa quyện với nhau, tạo ra văn hóa là từ con người và cũng từ văn hóa đúc kết nên con người có văn hóa và con người phát triển. Phó Thủ tướng đề nghị, vấn đề này về mặt lý luận cần tiếp tục nghiên cứu. Bởi, khi chúng ta nói đến văn hóa mà thiếu đi con người thì thiếu đi chủ thể của văn hóa, do đó cần nhấn mạnh đến vai trò trung tâm con người tạo ra văn hóa và văn hóa tạo nên cốt cách, sinh ra con người văn hóa.

Từ đó Phó Thủ tướng cho rằng, cần nhấn mạnh vị trí, tầm quan trọng của chương trình tổng thể chấn hưng và phát triển văn hóa, phải được thực hiện đúng với tinh thần xác lập mối quan hệ biện chứng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội; trong đó có văn hóa-kinh tế, văn hóa-ngoại giao, văn hóa-chính trị, kinh tế hóa văn hóa… đó là những cặp phạm trù hai trong một và đều là những vấn đề tạo động lực để phát triển kinh tế-xã hội.

Bên cạnh đó, để xây dựng chương trình mục tiêu tổng thể chấn hưng và phát triển văn hóa giai đoạn đến năm 2035 và tầm nhìn 2045, Phó Thủ tướng nhấn mạnh cần thấy rõ trước hết, nhìn thấy cơ sở khoa học xuyên suốt của bản Đề cương về văn hóa Việt Nam dựa trên thế giới quan, nhân sinh quan chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, dựa trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và lịch sử.

Thứ hai, mọi lý luận khoa học đều phải xuất phát từ thực tiễn, làm giàu từ thực tiễn và trong từng giai đoạn, lý luận của Đảng về văn hóa và con người đã từng bước phát triển. Trong mỗi giai đoạn phát triển đều thấy rõ văn hóa luôn luôn đi cùng với dân tộc, văn hóa đi cùng với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, văn hóa đi cùng giai đoạn đổi mới và hiện nay trong giai đoạn hội nhập văn hóa thể hiện rất rõ tinh thần tiên tiến đậm đà, bản sắc dân tộc, độc lập gắn với chủ nghĩa xã hội.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà mong muốn các nhà quản lý, các nhà khoa học, các văn nghệ sĩ sẽ đồng hành cùng Chính phủ để xây dựng được chương trình mục tiêu tổng thể về chấn hưng và phát triển văn hóa tương xứng cũng như chuẩn bị cho lộ trình phát triển mới nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc.

Khẳng định những nội dung cốt lõi của Đề cương về văn hóa Việt Nam đã trở thành nền tảng tư duy lý luận về văn học nghệ thuật của Đảng trong suốc 80 năm qua, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho hay, những quan điểm căn bản của Đề cương về vị trí, vai trò của văn học, nghệ thuật trong văn hóa, về mối quan hệ giữa văn hóa, văn nghệ với chính trị và kinh tế, về vai trò lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn học, nghệ thuật và đặc biệt là 3 nguyên tắc: "dân tộc hóa", "đại chúng hóa", "khoa học hóa" đã được Đảng ta không ngừng kế thừa, vận dụng, bổ sung và phát triển.

Trên cơ sở phát triển tư tưởng cốt lõi của Đề cương, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, Đảng đặc biệt chú trọng việc xây dựng, phát triển, phát huy vai trò của đội ngũ văn nghệ sĩ đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đảng ta khẳng định: "Tài năng văn học, nghệ thuật và vốn quý của dân tộc. Chăm lo phát hiện, bồi dưỡng, quý trọng và phát huy các tài năng văn học, nghệ thuật là trách nhiệm của toàn xã hội, trước hết là Đảng, Nhà nước và của các tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp".

Theo đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, giá trị lớn lao và sức sống bền vững của Đề cương về văn hóa Việt Nam đã để lại cho chúng ta nhiều bài học quý báu. Một trong những bài học quan trọng hàng đầu là sự kiên định với những vấn đề nền tảng, có tính nguyên tắc, đồng thời không ngừng tìm tòi, đổi mới, sáng tạo để tiếp tục phát triển, hoàn thiện tư duy lý luận, nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng đối với lĩnh vực văn hóa, văn học, nghệ thuật.

Theo Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, kết quả tọa đàm sẽ là luận cứ khoa học góp phần làm sáng tỏ sự phát triển tư duy lý luận của Đảng và Nhà nước xây dựng chiến lược đưa đường lối của Đảng vào đời sống; quảng bá ngày càng sâu rộng văn hóa Việt Nam ra nước ngoài, thúc đẩy nền văn hóa, nghệ thuật nước ta phát triển mạnh mẽ, giàu giá trị nhân văn và giá trị thẩm mỹ, xứng đáng với tầm vóc dân tộc và thời đại.

Bảo Thoa
Bài viết cùng chủ đề: Văn hoá

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam bám sát khuyến nghị của UNESCO trong công tác bảo vệ Vịnh Hạ Long

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Singapore và Việt Nam, 20h00 ngày 26/12, bán kết AFF Cup 2024

Soi sức mạnh đối thủ của đội tuyển Việt Nam tại bán kết AFF Cup 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 23/12, rạng sáng 24/12: Inter Milan đấu với Calcio Como tại Serie A 2024/2025

Kích cầu du lịch từ các tour, tuyến mới cho đồng bào dân tộc và miền núi Cao Bằng

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 22/12, rạng sáng 23/12: Rực lửa đại chiến Tottenham và Liverpool tại Ngoại hạng Anh

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Everton và Chelsea, 21h00 ngày 22/12, Ngoại hạng Anh

Thủ tướng chia vui, chúc mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam

Kết quả trận Việt Nam và Myanmar tại AFF Cup 2024: Hiệu ứng Xuân Son, chủ nhà đại thắng

Hải Phòng: 71 tác phẩm nghệ thuật độc đáo tại triển lãm mỹ thuật “Nắng và Lắng”

Triển lãm mỹ thuật Nét vẽ tình thân: Khi phạm nhân là người sáng tác

TikTok Live Fest 2024: Vinh danh hàng loạt nhà sáng tạo nội dung live

Khám phá những câu chuyện lịch sử tại Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh

Trực tiếp bóng đá Việt Nam và Myanmar (hết giờ): Show diễn của Xuân Son

Trình diễn hỏa pháo công bố hoàn thành dự án trùng tu Hải Vân Quan

Nhận định bóng đá, dự đoán tỷ số Việt Nam và Myanmar, 20h00 ngày 21/12, AFF Cup 2024

Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 21/12, rạng sáng 22/12: Việt Nam đấu với Myanmar tại AFF Cup 2024

Không khí lễ hội đón Giáng sinh - Chào năm mới 2025 sôi động ngập tràn TP. Đà Nẵng

Hứa hẹn đêm nhạc Quốc tế Dalat Spring Concert miễn phí sẽ bùng nổ tại Đà Lạt

Hiện tượng concert ‘Anh trai say hi’ và triển vọng ngành công nghiệp văn hoá trong kỷ nguyên mới