Thừa Thiên Huế: Di sản Huế là kênh ngoại giao văn hoá giữa Việt Nam với bạn bè quốc tế

Tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc – Âm nhạc cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh Di sản thế giới.
Khu Di sản Huế thu hút khách du xuân những ngày đầu năm mới Mang áo dài truyền thống được miễn phí tham quan di sản Huế Đề nghị huy động nguồn lực từ xã hội hoá để hồi hương ấn vàng 'Hoàng đế chi bảo'

Tối ngày 17/6, tại Quảng Trường Ngọ Môn, Đại nội Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc – Âm nhạc cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh Di sản thế giới.

Tham dự lễ kỷ niệm 30 năm quần thể Di tích Cố đô Huế (Thừa Thiên Huế) và 20 năm Nhã nhạc – Âm nhạc cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh Di sản thế giới có ông Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương; Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang; các đại biểu đến từ UNESCO, tổ chức quốc tế, đại diện các Bộ, ban ngành….

Thừa Thiên Huế: Di sản Huế là kênh ngoại giao văn hoá giữa Việt Nam với bạn bè quốc tế
Ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế phát biểu

Ngày 11/12/1993, Quần thể Di tích Cố đô Huế chính thức được ghi vào Danh mục Di sản Thế giới của UNESCO, đây là Di sản thứ 410 trong Danh mục và là di sản thế giới đầu tiên của Việt Nam được vinh danh. Ngày 07/11/2003, Nhã nhạc – Âm nhạc cung đình Việt Nam cũng được UNESCO ghi tên vào Danh mục các Kiệt tác văn hóa Phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, cũng là di sản văn hóa phi vật thể đầu tiên của nước ta được công nhận.

Cho đến nay, Thừa Thiên Huế là tỉnh duy nhất ở Việt Nam cũng như ở khu vực Đông Nam Á có 07 di sản được UNESCO ghi danh, trong đó có 5 di sản của riêng Huế và 2 di sản chung với các địa phương khác.

Cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương, sự giúp đỡ tích cực của UNESCO cùng cộng đồng quốc tế, công cuộc bảo tồn Quần thể Di tích Cố đô Huế đã được triển khai thực hiện và đạt nhiều kết quả rất đáng tự hào. Theo đánh giá của UNESCO, công cuộc bảo tồn Di tích Cố đô Huế hiện đang chuyển sang giai đoạn ổn định và phát triển bền vững.

Ông Nguyễn Văn Phương - Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, năm 1981, sau khi nghiên cứu và khảo sát Quần thể di sản Huế, Ngài M’Bow - Tổng giám đốc UNESCO lúc bấy giờ đã ra lời kêu gọi cứu vãn di sản văn hóa Huế, với thông điệp: “Di sản Huế đang ở trong tình trạng lâm nguy, đang đứng bên vực thẳm của sự diệt vong và sự quên lãng” và chỉ có “một sự cứu nguy khẩn cấp” với nỗ lực của Chính phủ Việt Nam cùng cộng đồng quốc tế thì mới có thể giúp Cố đô Huế thoát ra khỏi tình trạng trên.

“Từ quan điểm chỉ đạo của Trung ương về văn hóa và sau lời kêu gọi của Tổng Giám đốc UNESCO, là khoảng thời gian chứng kiến sự chuyển biến tích cực trong việc gìn giữ, bảo tồn di sản Huế; đã có hàng trăm công trình di tích được phục hồi, trùng tu tôn tạo, trong đó có nhiều công trình có giá trị tiêu biểu. Các di sản văn hóa phi vật thể cũng được chú trọng nghiên cứu bảo tồn một cách bài bản và phát huy một cách hiệu quả”, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phương cho biết thêm.

Thừa Thiên Huế: Di sản Huế là kênh ngoại giao văn hoá giữa Việt Nam với bạn bè quốc tế
Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 30 năm quần thể Di tích Cố đô Huế và 20 năm Nhã nhạc – Âm nhạc cung đình Việt Nam được UNESCO vinh danh Di sản thế giới

Việc bảo tồn các giá trị di sản văn hóa luôn gắn chặt với quá trình khai thác, phát huy giá trị, làm đòn bẩy quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực, trọng tâm là kinh tế du lịch, dịch vụ và gắn với định hướng về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị đó là "Xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan thân thiện môi trường và thông minh".

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, ông Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương cho biết, với việc Quần thể Di tích Cố đô Huế - Di sản Văn hoá đầu tiên của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hoá thế giới và 10 năm sau đó, là Nhã nhạc - Âm nhạc Cung đình Việt Nam đã mở đường đưa những di sản văn hóa Việt Nam từng bước hội nhập sâu rộng vào khu vực và thế giới, khẳng định với thế giới rằng: Văn hoá Việt Nam là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Việt Nam là một quốc gia giàu có về văn hóa và có tiềm năng để phát triển mạnh ngành công nghiệp, dịch vụ văn hoá.

Đặc biệt, Di sản Huế còn là một kênh ngoại giao văn hóa đặc sắc, là nhịp cầu nối hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy các mối quan hệ bang giao, hợp tác hữu nghị, tăng cường hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam với bạn bè quốc tế. Từ năm 2000, qua các kỳ Festival Huế, di sản văn hóa Huế đã được giới thiệu, quảng bá rộng rãi ra thế giới, ngày càng được nhiều người biết đến. Di sản Huế là địa điểm thường xuyên đón tiếp các nhà lãnh đạo, các nguyên thủ quốc gia, các đối tác trong và ngoài nước mỗi khi đến Huế và Việt Nam, để lại nhiều dấu ấn sâu đậm. Đó thực sự là một niềm tự hào to lớn của nhân dân Thừa Thiên Huế, nhân dân cả nước và kiều bào ta ở nước ngoài, là minh chứng sinh động khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng ta: Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừalà sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển nhanh và bền vững đất nước.

“Sự kiện có nhiều ý nghĩa đối với tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng và cả nước nói chung. Với kinh nghiệm, bản lĩnh cùng những nỗ lực to lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên Huế; sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước và các ban, bộ, ngành, các địa phương; sự giúp đỡ, chia sẻ nhiệt thành và đồng hành của nhân dân cả nước, kiều bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế, các giá trị di sản văn hoá đặc sắc của Huế sẽ mãi được giữ gìn bền vững, trao truyền cho hôm nay và các thế hệ mai sau, mãi trường tồn cùng dân tộc”, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh.

Thừa Thiên Huế: Di sản Huế là kênh ngoại giao văn hoá giữa Việt Nam với bạn bè quốc tế
Đại diện Tổ chức UNESCO tại Việt Nam phát biểu

Bà Miki Nozawa - đại diện cho Tổ chức UNESCO tại Việt Nam cho biết, công tác bảo tồn di tích Cố đô đã được phát huy với tinh thần quyết tâm cao và đạt được nhiều kết quả to lớn. 30 năm trước, UNESCO và cộng đồng quốc tế nhận thức sự cấp bách của việc hỗ trợ Việt Nam gìn giữ và bảo vệ các di sản quý báu của mình. Phần lớn các di tích ở trong tình trạng hư hỏng nghiêm trọng. Khi đó, Việt Nam chỉ vừa mới bước vào thời kỳ đầu hội nhập quốc tế và còn nhiều khó khăn. Vậy mà 30 năm sau, chúng ta vui mừng chứng kiến sự chuyển mình của khu Di sản Thế giới này với những kết quả vô cùng tích cực sau nhiều dự án đầu tư và tái đầu tư cho công cuộc bảo tồn. Quần thể di tích Cố đô Huế trở thành một trong những khu di tích được bảo tồn hiệu quả nhất cả về mặt cấu trúc cũng như các hạng mục di sản phi vật thể khác. Cố đô Huế chính là một điển hình thành công tại Việt Nam và trong khu vực.

Nằm trong chuỗi lễ kỷ niệm có chương trình nghệ thuật với chủ đề “Di sản Cố đô, Trao truyền và Hội tụ” và các triển lãm “Giang sơn Việt Nam trên Cửu Đỉnh”; "Di sản diễn xướng cung đình và cảm hứng hội họa; "Thần Kinh nhị thập cảnh, thơ vua Thiệu Trị" qua Thư pháp truyền thừa của Đài Loan; ra mắt “Quỹ bảo tồn di sản Huế”…

Nguyễn Tuấn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thừa Thiên Huế

Tin cùng chuyên mục

Nghệ sĩ nhân dân Tường Vi - giọng ca “Tiếng đàn Ta Lư” qua đời ở tuổi 86

Nghệ sĩ nhân dân Tường Vi - giọng ca “Tiếng đàn Ta Lư” qua đời ở tuổi 86

Chi tiết cách tính 9 loại phụ cấp sau cải cách tiền lương

Chi tiết cách tính 9 loại phụ cấp sau cải cách tiền lương

Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh: Nội dung quan trọng của Công đoàn Công Thương Việt Nam

Xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh: Nội dung quan trọng của Công đoàn Công Thương Việt Nam

Thời tiết hôm nay ngày 12/5/2024: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa lớn; Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Thời tiết hôm nay ngày 12/5/2024: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa lớn; Nam Bộ nắng nóng gay gắt

Dự báo thời tiết biển hôm nay 12/5/2024: Có mưa dông, lốc xoáy, gió giật mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 12/5/2024: Có mưa dông, lốc xoáy, gió giật mạnh

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 12/5/2024: Hà Nội giảm nhiệt, có mưa rào và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 12/5/2024: Hà Nội giảm nhiệt, có mưa rào và dông

Chủ động phòng chống thiên tai, an toàn hồ đập năm 2024

Chủ động phòng chống thiên tai, an toàn hồ đập năm 2024

Thanh Hóa: Dân

Thanh Hóa: Dân ''kêu trời'' vì tỉnh lộ 526 xuống cấp

Chi tiết bảng lương công chức, viên chức trước và sau khi cải cách tiền lương

Chi tiết bảng lương công chức, viên chức trước và sau khi cải cách tiền lương

Bác sĩ bị kính rơi ở The Coffee House có thể phải ngồi xe lăn suốt đời

Bác sĩ bị kính rơi ở The Coffee House có thể phải ngồi xe lăn suốt đời

Ngắm công trình ở Phú Yên từng đạt hai giải thưởng quốc tế

Ngắm công trình ở Phú Yên từng đạt hai giải thưởng quốc tế

Hơn 11.000 thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Hơn 11.000 thí sinh tham gia kỳ thi đánh giá năng lực của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Chuỗi các hoạt động hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 5/6 và Tháng hành động vì môi trường

Chuỗi các hoạt động hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 5/6 và Tháng hành động vì môi trường

Thời tiết hôm nay ngày 11/5/2024: Bắc Bộ chiều và tối có mưa rào, ngày nắng trên 34 độ

Thời tiết hôm nay ngày 11/5/2024: Bắc Bộ chiều và tối có mưa rào, ngày nắng trên 34 độ

Dự báo thời tiết biển hôm nay 11/5/2024: Có mưa rào rải rác và có dông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 11/5/2024: Có mưa rào rải rác và có dông

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 11/5/2024: Hà Nội tiếp tục mưa dông, nền nhiệt độ tăng, ngày nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội hôm nay 11/5/2024: Hà Nội tiếp tục mưa dông, nền nhiệt độ tăng, ngày nắng

Nóng: Ngoài IDP, Hội đồng Anh cũng cấp hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis sai quy định

Nóng: Ngoài IDP, Hội đồng Anh cũng cấp hơn 90.000 chứng chỉ IELTS, Aptis sai quy định

Tập huấn về thực hiện trách nhiệm xã hội và kiểm kê khí nhà kính tại các doanh nghiệp hóa chất

Tập huấn về thực hiện trách nhiệm xã hội và kiểm kê khí nhà kính tại các doanh nghiệp hóa chất

Cả nước có 1.258 cơ sở khám chữa bệnh đã gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe

Cả nước có 1.258 cơ sở khám chữa bệnh đã gửi dữ liệu giấy khám sức khỏe lái xe

Hơn 10,5 triệu lượt sử dụng tài khoản VNeID đăng nhập ứng dụng VssID

Hơn 10,5 triệu lượt sử dụng tài khoản VNeID đăng nhập ứng dụng VssID

Xem thêm