Thủ tướng yêu cầu phản ứng chính sách nhanh hơn, sát hơn

Phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2017, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị, trong bối cảnh tình hình quốc tế và khu vực diễn biến phức tạp, khó lường, các bộ, ngành, địa phương xử lý nhanh, phản ứng nhanh, chính sách phải tốt hơn và sát hơn, kịp thời hơn. Phải cải cách mạnh mẽ hơn ở mọi cấp, mọi ngành.
Thủ tướng yêu cầu phản ứng chính sách nhanh hơn, sát hơn
Thủ tướng phát biểu kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2/2017

Nhấn mạnh việc tăng cường kỷ cương phép nước, Thủ tướng đánh giá cao việc Quận 1, TPHCM cũng như một số đơn vị ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã kiên quyết lập lại trật tự, lấy lại vỉa hè đường phố. “Chúng ta cũng kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp buông lỏng quản lý, như trường hợp tòa nhà 18 tầng xây không phép thuộc Dự án Khu đô thị chức năng Đại Mỗ, Hà Nội; đồng thời xã hội cũng đang chờ TP. Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh quyết định xử lý các vụ việc tương tự khác mà dư luận rất bức xúc”, Thủ tướng nói. “Chúng ta phải đánh giá đúng, khen thưởng đối với những gương tốt; phê bình, xử lý nghiêm khắc những vi phạm, nhũng nhiễu. Tôi đề nghị các đồng chí thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương làm tốt và trực tiếp chịu trách nhiệm về việc này”.

Trên cơ sở kết quả thảo luận, thống nhất tại Phiên họp, Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ, Bộ trưởng, trưởng ngành tập trung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu.

Trước hết, về xây dựng thể chế, phải tập trung tháo gỡ vướng mắc, cái gì ràng buộc mà không thể xử lý được do thể chế kìm hãm thì cần đề xuất tháo gỡ kịp thời hơn.

Về ổn định kinh tế vĩ mô và thúc đẩy tăng trưởng, Thủ tướng nhấn mạnh đây là 2 mục tiêu rất quan trọng nhưng gắn liền với nhau, quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Năm 2017 phải nỗ lực phấn đấu kiểm soát lạm phát 4%, tăng trưởng 6,7% và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế như Nghị quyết của Quốc hội.

Với mục tiêu đó, Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành chức năng.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chủ động điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tỉ giá; bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng của doanh nghiệp và người dân; tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên gắn với bảo đảm chất lượng tín dụng. Thủ tướng cho biết gói tín dụng cho nông nghiệp công nghệ cao với ưu đãi lãi suất hợp lý lên tới 100.000 tỷ đồng sẽ được Chính phủ tập trung xử lý.

NHNN tập trung xử lý hiệu quả nợ xấu gắn với cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém. Phải khẩn trương, quyết liệt nhưng phải có cách làm phù hợp, hiệu quả, kiên quyết không để xảy ra bất ổn, phải bảo đảm an toàn hệ thống, không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư đang có xu hướng rất tốt mà chúng ta đã dày công xây dựng.

Cùng với xử lý nợ xấu, yêu cầu các ngân hàng thương mại tiết kiệm chi phí, thực hiện các giải pháp phù hợp để tiếp tục giảm mặt bằng lãi suất cho vay. “Đây là vấn đề khó nhưng mong các đồng chí tiếp tục giảm một tỉ lệ phù hợp nào đó vì cộng đồng doanh nghiệp đang trông chờ vào nỗ lực của các đồng chí”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng giao Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trực tiếp chỉ đạo NHNN, các Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), Tài chính, Công Thương, Y tế, Giáo dục và Đào tạo xây dựng các phương án, kịch bản kết hợp các công cụ chính sách để bảo đảm lạm phát không quá 4%.

Bộ KH&ĐT chỉ đạo Tổng cục Thống kê, các viện nghiên cứu trực thuộc phối hợp với Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan xây dựng các kịch bản tăng trưởng cho từng ngành, lĩnh vực và tổng hợp chung của cả nước; thường xuyên cập nhật, báo cáo Thủ tướng Chính phủ vào cuối mỗi quý, bắt đầu từ quý I/2017 (trong tháng 3 tới).

Bộ KH&ĐT hướng dẫn và trực tiếp cùng các bộ, ngành, địa phương khẩn trương rà soát, điều chỉnh việc bố trí kế hoạch theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Nghị quyết của Quốc hội và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ gửi Bộ KH&ĐT trong tuần đầu tháng 3 để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đối với số vốn bố trí đúng quy định và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đối với số vốn bố trí chưa đúng quy định. “Đã hết tháng 2 mà chúng ta vẫn chưa hoàn thiện xong danh mục dự án và mức bố trí vốn cụ thể cho từng dự án trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016-2020. Làm tốt vấn đề này làm cơ sở cho các cơ quan, địa phương có kế hoạch, chiến lược kêu gọi đầu tư phát triển”, Thủ tướng nói và nghiêm khắc kiểm điểm và làm rõ trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân gây chậm trễ việc thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2017.

Thủ tướng yêu cầu phản ứng chính sách nhanh hơn, sát hơn

Thúc đẩy tổng cầu

Đối với Bộ Tài chính, trong điều kiện tổng cầu của nền kinh tế phục hồi khá yếu, Thủ tướng đề nghị Bộ cùng các cơ quan liên quan nghiên cứu có giải pháp phù hợp để thúc đẩy tăng tổng cầu, kích thích tăng trưởng.

Với Bộ Công Thương, cần theo dõi sát tình hình và thúc đẩy sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, ngành khai khoáng; quản lý tốt thị trường bán lẻ.

Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo tháo gỡ giải quyết khó khăn trong từng ngành sản xuất công nghiệp, thúc đẩy các biện pháp kích cầu để tăng tiêu thụ, giảm tồn kho. Tập trung xử lý, giải quyết 12 dự án lớn thất thoát, kém hiệu quả. Tinh thần là năm 2017 cần xử lý về cơ bản để tạo thế và lực cho phát triển các năm sau. “Nhân đây tôi cũng nhắc các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tăng cường kiểm tra, giám sát toàn bộ các tập đoàn, tổng công ty nhà nước”, Thủ tướng nói.

Với ngành ô tô, Thủ tướng nêu rõ bên cạnh việc không dừng thực hiện Quyết định 49 của Thủ tướng về tiêu chuẩn khí thải của ô tô, việc số lượng xe nhập khẩu tăng mạnh trong 2 tháng đầu 2017 khi Việt Nam thực hiện giảm thuế nhập khẩu hội nhập ASEAN là tín hiệu cảnh báo việc tăng cường quản lý để hài hòa nhập khẩu và sản xuất trong nước.

Với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng giao ngay chỉ tiêu tăng trưởng 2,8% trong nông nghiệp và xuất khẩu ít nhất 33 tỷ USD năm 2017, đặt ra nhiệm vụ thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao với tinh thần là phải tính toán cung cầu, phân công đầu tư phát triển, không làm ào ạt theo phong trào, giải quyết điểm nghẽn một cách tích cực hơn.

Theo dõi thường xuyên, cập nhật diễn biến thời tiết, tình hình diễn biến dịch cúm A/H7N9; thông tin, tuyên truyền kịp thời trên các phương tiện để người nông dân chủ động ứng phó và có biện pháp phòng tránh. Giám sát chặt chẽ việc vận chuyển gia súc, gia cầm qua biên giới, hạn chế tối đa tình trạng thâm nhập, lây lan dịch bệnh.

Với Bộ Giao thông vận tải, cần phối hợp với Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính và NHNN hoàn thiện cơ chế đặc thù, trong đó có cơ chế huy động vốn đầu tư xã hội hóa, trình Chính phủ, Quốc hội phê duyệt theo thẩm quyền cho Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc-Nam.

Thủ tướng đề nghị xem lại cách làm các dự án BOT đường bộ để rút kinh nghiệm cũng như đề nghị tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông, nhất là các đường ngang qua đường sắt.

Bộ Khoa học và Công nghệ sớm hoàn thiện báo cáo về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và những tác động đối với nước ta và đề xuất những giải pháp cụ thể cho từng ngành, lĩnh vực; báo cáo Chính phủ tại kỳ họp tháng 3. Cần tập trung chỉ đạo xây dựng Khu công nghệ cao Hòa Lạc, không để chậm trễ kéo dài.

Thủ tướng yêu cầu phản ứng chính sách nhanh hơn, sát hơn
Toàn cảnh phiên họp

Về vấn đề khen thưởng các danh hiệu nhà nước, Thủ tướng đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sớm dự thảo sửa đổi, bổ sung nghị định về vấn đề này, trên cơ sở đó, giải quyết các trường hợp mà dư luận xã hội quan tâm.

Đối với lĩnh vực cơ cấu lại nền kinh tế, Thủ tướng chỉ đạo, đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của từng bộ, ngành, địa phương. Bộ KH&ĐT phải lập kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 27/NQ-CP để tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong thực hiện nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh; trong đó có mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và lộ trình cụ thể đối với từng ngành, lĩnh vực.

Các bộ, ngành liên quan khẩn trương hoàn thiện báo cáo đánh giá về xã hội hóa dịch vụ công. Phải phân định rõ phạm vi sản phẩm, dịch vụ công, dịch vụ sự nghiệp công lập do ngân sách Nhà nước bảo đảm.

Bộ Y tế chủ động phòng chống dịch bệnh, nhất là dịch cúm gà H7N9 có nguy cơ vào nước ta. Chấn chỉnh, có hình thức xử lý nghiêm cán bộ y tế để xảy ra các trường hợp bất cẩn, sai sót gây hậu quả đáng tiếc do thiếu trách nhiệm.

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về tăng cường chỉ đạo kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2017.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành Trung ương tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền. Thông tin kịp thời các chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để định hướng dư luận, nêu những tấm gương người tốt việc tốt, khuyến khích đẩy mạnh sản xuất kinh doanh và thực hiện đúng các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

Thủ tướng mong các thành viên Chính phủ nỗ lực hơn nữa để tháng 3 gặp lại tại phiên họp Chính phủ thường kỳ thì có kết quả tốt nhất.

Theo Báo Điện tử Chính phủ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra lúc 20h tối ngày 5/5.
Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Chiều ngày 5/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng yêu cầu vùng Đông Nam Bộ cần tổ chức thực hiện tốt 6 giải pháp để tiếp tục phát huy lợi thế, tiềm năng, xứng đáng là đầu tàu của cả nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung đào tạo 50-100 nghìn nhân lực ngành công nghiệp bán dẫn giai đoạn 2025-2030

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.
Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đến nay, trong số 29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ, đã có 4 dự án khởi công, 5 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư,

Tin cùng chuyên mục

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, chuyến thăm của Ngài Bộ trưởng và Đoàn đại biểu cấp cao Quân đội Pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ hai nước.
Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải đề xuất các giải pháp mang tính đột phá nhằm khai thông, thúc đẩy hơn nữa phát triển vùng Đông Nam Bộ
Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt của Tổng cục Thuế là không khả thi vì không phải 100% người mua vàng đều là đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Thị trường chip bán dẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 20 năm qua và được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030.
4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

4 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD, tăng 15,2%

Kinh tế 4 tháng duy trì đà phát triển tích cực cả 3 khu vực nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ. Trong đó, điểm sáng là lĩnh vực xuất nhập khẩu đạt 238,9 tỷ USD.
Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Khuyến khích điện mặt trời mái nhà: Không phục vụ mục đích kinh doanh, mua bán điện

Việc khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm mục đích tự sử dụng, tự cấp cho nhu cầu tại chỗ, không phục vụ mục đích mua bán điện.
Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Thủ tướng: Tập trung triển khai 15 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm trong chỉ đạo, điều hành

Kinh tế trong 4 tháng đầu năm chuyển biến tích cực với 8 kết quả nổi bật. Thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu triển khai 15 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì Hội thảo tham vấn về phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương tổ chức Hội thảo tham vấn kỹ thuật về Dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định cơ chế, chính sách điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu.
Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Tuyên Quang: Khắc phục sự cố thiên tai đảm bảo cấp điện trở lại phục vụ nhân dân

Công ty Điện lực Tuyên Quang đã chỉ đạo Điện lực các huyện nỗ lực xử lý, cấp điện trở lại phục vụ nhân dân.
Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đề xuất 3 cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Chiều 4/5, Bộ Công Thương tổ chức hội thảo tham vấn kỹ thuật Nghị định quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu.
Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Giải trình, làm rõ trách nhiệm trong phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử

Sáng 4/5, tại Nhà Quốc hội, diễn ra Phiên giải trình Trách nhiệm quản lý nhà nước về phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4: Tập trung các giải pháp căn cơ, lâu dài, trọng tâm, trọng điểm

Sáng 4/5, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, quản lý thị trường vàng

Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương giám sát chặt chẽ biến động giá cả hàng hóa, có kịch bản ứng phó; có giải pháp quản lý thị trường vàng.
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân

Chiến thắng Điện Biên Phủ là bản anh hùng ca của chiến tranh nhân dân, là chiến thắng của lòng yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam.
Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thanh tra, kiểm tra các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng

Thủ tướng yêu cầu thực hiện ngay công tác thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, đại lý mua bán vàng.
Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Phát triển thị trường và các cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết

Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực; phát triển thị trường các-bon và cơ chế quản lý tín chỉ các-bon là rất cấp thiết.
Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội đối với ông Vương Đình Huệ

Quốc hội đã miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021-2026 và cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV với ông Vương Đình Huệ.
Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

Phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động Quốc hội

UBTVQH phân công ông Trần Thanh Mẫn điều hành hoạt động của Quốc hội cho đến khi kiện toàn được chức danh Chủ tịch Quốc hội khóa XV theo quy định.
Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Nhãn quan chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ

Chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động