Thứ bảy 28/12/2024 16:13

Thủ tướng Chính phủ sẽ chủ trì Hội nghị về vùng Đồng bằng sông Hồng tại tỉnh Quảng Ninh

Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW về vùng Đồng bằng sông Hồng sẽ diễn ra tại Quảng Ninh vào ngày 12/2 tới.

Điểm “đặc biệt” của Hội nghị vùng Đồng bằng sông Hồng

Chiều 9/2, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức họp báo để thông tin về Hội nghị triển khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Xúc tiến đầu tư vùng. Hội nghị sẽ diễn ra tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vào ngày 12/2 tới.

Hội nghị vùng Đồng bằng sông Hồng với chủ đề “Liên kết phát triển - Đổi mới sáng tạo – Xanh và bền bững” sẽ diễn ra tại Quảng Ninh

Với chủ đề “Liên kết phát triển - Đổi mới sáng tạo – Xanh và bền bững”, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ chủ trì Hội nghị, ngoài ra sự kiện sẽ thu hút sự tham gia của lãnh đạo Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương trong vùng, các nhà đầu tư và doanh nghiệp trong và ngoài nước. Dự kiến, có khoảng 900 đại biểu tham dự hội nghị, số lượng đại biểu tham dự đông nhất trong quy mô hội nghị vùng diễn ra thời gian gần đây.

Bên cạnh mục đích công bố Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045, trong khuôn khổ hội nghị cũng diễn ra các hoạt động xúc tiến đầu tư của vùng Đồng bằng sông Hồng và công bố quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch chung TP. Hạ Long đến năm 2040. Cùng với đó là Triển lãm ảnh nghệ thuật với chủ đề “Vùng đồng bằng sông Hồng: Liên kết phát triển - Đổi mới sáng tạo - Xanh và bền vững”.

Theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, điểm đặc biệt tại Hội nghị về phát triển kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng là công bố quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 và Quy hoạch chung TP. Hạ Long đến năm 2040. Ngoài ra, khác với các hội nghị vùng trước đây chỉ giới thiệu các sản phẩm nông sản của các địa phương trong vùng, thì ở hội nghị này các địa phương sẽ có thêm các sản phẩm công nghiệp nổi bật, thể hiện rõ tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông

Để Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW của Bộ Chính trị, tăng trưởng kinh tế - xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng đã đạt được những kết quả tích cực. Tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2005-2020 đạt 7,94%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước. Quy mô kinh tế tăng nhanh, đến năm 2020 gấp 7,75 lần so với năm 2005, chiếm 29,4% GDP cả nước.

Thu ngân sách Nhà nước tăng đáng kể, gấp 9,5 lần so với năm 2005, cao hơn bình quân cả nước 6,6 lần, chiếm 32,7% tổng thu ngân sách Nhà nước; thu nội địa tăng nhanh và có tỷ trọng cao nhất trong các vùng kinh tế, chiếm 80,2% tổng thu ngân sách.

Đồng bằng sông Hồng cũng là vùng có khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh, năng động với số lượng doanh nghiệp đứng thứ hai cả nước; địa bàn thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đứng thứ hai cả nước, chiếm 31,4% tổng vốn FDI cả nước...

Tuy nhiên, vùng còn nhiều khó khăn, thách thức lớn, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế. Chuyển dịch kinh tế chậm, các địa phương phát triển không đồng đều, tăng trưởng phụ thuộc vào vốn, lao động và tài nguyên; thu ngân sách Nhà nước chưa bền vững, phụ thuộc lớn vào doanh nghiệp FDI. Năng suất lao động chậm cải thiện. Đầu tư công còn dàn trải, nhiều dự án chậm tiến độ…

"Những hạn chế, bất cập này nếu được khắc phục kết hợp với những tiềm năng, lợi thế và nguồn lực còn chưa được khai thác hiệu quả, bên cạnh các cơ hội mới sẽ là “dư địa”, cơ hội để Đồng bằng sông Hồng phát triển nhanh trong thời gian tới" - đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin tại buổi họp báo.

Chính vì vậy, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 30-NQ/TW, với mục tiêu phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững, hiện đại, văn minh, sinh thái đậm đà bản sắc dân tộc; là trung tâm kinh tế, tài chính lớn mang tầm khu vực và thế giới; trung tâm hàng đầu của cả nước về văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế số, xã hội số...

Chương trình hành động của Chính phủ thể hiện định hướng chỉ đạo của Chính phủ theo tinh thần đồng hành cùng các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Hồng; đồng thời xác định rõ vai trò, nhiệm vụ chủ yếu để Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và UBND các tỉnh, thành phố trong vùng đảm bảo xây dựng và phát triển hài hoà giữa phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường gắn chặt với quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Để thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW, Chính phủ đề ra 21 mục tiêu cụ thể và 10 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. Ngoài ra, Chương trình hành động của Chính phủ cũng đã đề ra 36 nhiệm vụ cụ thể và 20 dự án kết cấu hạ tầng và phân công cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện, có lộ trình thời gian thực hiện cụ thể.

Chương trình hành động của Chính phủ dự kiến đưa ra nhiều điểm mới, có tính đột phá trong phát triển của vùng nhất là về định hướng phát triển, mục tiêu cụ thể, giải pháp rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể; gắn với một số chủ trương lớn về phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, văn hóa, khoa học công nghệ, chuyển đổi số gắn với đổi mới sáng tạo và xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phát triển vùng sẽ là cơ hội cho vùng đồng bằng sông Hồng phát triển trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Trong khuôn khổ hội nghị, sẽ có 20 dự án ODA, quy mô vốn lên tới hơn 2 tỷ USD được ký kết với các nhà tài trợ là các tổ chức quốc tế. Về vốn đầu tư ngoài ngân sách có 18 giấy chứng nhận đầu tư, 4 quyết định chủ trương đầu tư và 2 biên bản ghi nhớ được ký kết.
Nguyễn Hoà
Bài viết cùng chủ đề: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng yêu cầu ngành Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kịch bản tăng trưởng

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung thông tin về phương án hợp nhất của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Không để gián đoạn việc thực hiện chính sách an sinh

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Thời điểm 'hội tụ' để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Phó Thủ tướng: Không 'đẽo cày giữa đường' khi làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo 'sức sống mới' cho ngân hàng VDB

Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình quốc thư

Bộ Công an: Gương mẫu đi đầu, tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an các cấp

Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80

Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc

Bộ Nội vụ Campuchia mong Việt Nam tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu

Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA với Qatar và Saudi Arabia