Thứ năm 26/12/2024 10:18

Thị trường hàng hoá hôm nay 22/4 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu thô giảm mạnh, giá đường bật tăng

Thị trường hàng hoá hôm nay 22/4 và nhìn lại tuần qua: Giá dầu thô giảm mạnh, giá đường bật tăng cao nhất trong 11 năm.

Giá dầu thô giảm mạnh

Theo Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV), sắc đỏ quay lại thị trường dầu thô trong phiên giao dịch đầu tuần, với giá dầu thô WTI giảm 2,05% về 80,83 USD/thùng, và giá dầu thô Brent đóng cửa giảm 1,80% về 84,76 USD/thùng.

Tiếp theo đó, trong phiên ngày 18/4, giá dầu diễn biến tương đối giằng co trước khi kết thúc với mức tăng nhẹ. Cụ thể, giá dầu WTI chỉ tăng nhẹ 0,09% lên mức 80,9 USD/thùng. Giá dầu Brent gần như không thay đổi so với phiên trước đó, chốt tại mốc 84,77 USD/thùng.

Lực bán chi phối thị trường ngày 19/4, khiến giá dầu thô giảm mạnh nhất trong một tháng qua. Với giá dầu thô WTI giảm 2,05% về 79,24 USD/thùng và giá dầu thô Brent đóng cửa giảm 1,95% về 83,12 USD/thùng.

Ngày 20/4, giá dầu gần như đã xoá sạch thành quả tăng đột biến hồi đầu tháng 4, thời điểm mà Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và đồng minh (OPEC+) bất ngờ cắt giảm sản lượng. Đây là phiên giảm mạnh hơn 2% thứ hai liên tiếp. Lo ngại về kịch bản suy thoái kinh tế làm giảm nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu đang là nguyên nhân chủ đạo khiến giá dầu lao dốc trong các phiên gần đây.

Cụ thể, dầu WTI giảm 2,36% xuống 77,37 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ cuối tháng 3. Dầu Brent giảm 2,43% xuống mức 81,10 USD/thùng.

Giá dầu thô giảm mạnh trong tuần qua

MXV nhận định, hiện tại, những lo ngại về nguồn cung thắt chặt đã được phản ánh hết vào giá dầu trong giai đoạn đầu tháng 4, khi OPEC+ cắt giảm sản lượng kéo giá tăng vọt. Việc giá dầu WTI nửa đầu tháng 4 ở trên vùng 80 USD/thùng cũng hạn chế các vị thế mua mới, do rủi ro về nhu cầu vẫn còn tiềm ẩn.

Do đó, các dữ liệu kinh tế kém tích cực trong các phiên gần đây đã làm dấy lên lo ngại về suy thoái kinh tế, có thể làm giảm nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu, và kéo giá dầu giảm mạnh.

Trong giai đoạn tới, triển vọng kinh tế vĩ mô và bài toán tiêu thụ được đánh giá là các tin tức có tác động mạnh hơn tới xu hướng giá dầu, thay vì yếu tố nguồn cung như giai đoạn trước đó.

Nền kinh tế Mỹ có thể sẽ tiếp tục đối diện với một đợt tăng lãi suất 25 điểm cơ bản vào đầu tháng 5. Hoạt động sản xuất đang dần bị thu hẹp, khiến nhu cầu dầu thô và nhiên liệu khác cũng bị hạn chế. Giá dầu WTI có thể sẽ tiến đến vùng 73 – 75 USD/thùng trong thời gian tới.

Tuy nhiên, với sự tăng trưởng tích cực hơn dự kiến tại quốc gia tiêu thụ dầu thô lớn thứ 2 trên thế giới, Trung Quốc, và nguồn cung trên thực tế vẫn sẽ bị thắt chặt hơn. Giai đoạn mùa hè cũng sẽ là thời điểm nhu cầu tăng cao, giá dầu sẽ khó có thể xuống sâu dưới 70 USD/thùng như hồi giữa tháng 3.

Giá nông sản diễn biến giằng co

Thị trường hàng hoá trong phiên giao dịch đầu tuần, giá ngô đã tiếp tục tăng hơn 1%, ghi nhận phiên thứ 2 liên tiếp đóng cửa trong sắc xanh. Trong phiên sáng, giá diễn biến tương đối giằng co, trước khi dần duy trì đà tăng mạnh trong phiên tối. Những số liệu tích cực trong báo cáo Giao hàng xuất khẩu (Export Inspections) của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), là yếu tố đang hỗ trợ giá.

Trong báo cáo Export Inspections, USDA cho biết khối lượng giao hàng ngô của Mỹ đã tăng mạnh lên mức 1,22 triệu tấn, vượt xa mức 839.165 tấn trong tuần trước đó, với các khách hàng chính tiếp tục là Mexico, Nhật Bản và Trung Quốc. Đây là thông tin tích cực và đã hỗ trợ đà tăng của giá trong phiên đầu tuần.

Tuy nhiên, đến phiên 19/4, giá ngô đã giảm hơn 1%, sau 3 phiên liên tiếp tăng giá. Ngay từ mở cửa, phe bán đã hoàn toàn áp đảo và duy trì đà giảm đến cuối phiên. Triển vọng nguồn cung tốt là yếu tố đà tạo sức ép lên giá trong phiên 19/4.

Triển vọng nguồn cung tốt là yếu tố đà tạo sức ép cho giá ngô

Tương tự ngô, lúa mì cũng đã đã đóng cửa trong sắc đỏ với mức giảm hơn 2%. Sau giai đoạn giằng co khi mở cửa, phe bán đã dần chiếm ưu thế và khiến giá chịu áp lực. Việc xuất khẩu của Nga được đẩy mạnh là thông tin lý giải cho diễn biến giá trong phiên vừa rồi.

Liên minh Ngũ cốc Nga (RGU) cho biết xuất khẩu ngũ cốc của Nga từ đầu niên vụ 22/23 tới ngày 17/04 đạt 47,8 triệu tấn, bao gồm 41,6 triệu tấn lúa mì. Trong vòng 17 ngày đầu tháng 04, Nga đã xuất khẩu 2.85 triệu tấn ngũ cốc, tăng gần 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, các lô hàng lúa mì chiếm 2,34 triệu tấn, tăng 2,4 lần so với cùng kỳ năm ngoái. RGU cho biết, nếu duy trì tốc độ này, Nga có thể xuất khẩu 4,4 triệu tấn lúa mì trong tháng 04. Bất chấp sự không chắc chắn của thỏa thuận ngũ cốc biển Đen, việc Nga đẩy mạnh xuất khẩu trong tháng này là yếu tố gây sức ép lên giá lúa mì trong phiên 19/4.

Giá đường cao nhất 11 năm

Giá đường 11 khởi sắc từ đầu tuần với mức tăng 0,59%, đưa giá giao dịch hiện tại về vùng cao trong 11 năm. Thị trường tiếp tục chịu tác động chính bởi những thông tin sản lượng giảm trong niên vụ hiện tại so với trước đó tại các quốc gia sản xuất hàng đầu thế giới như Ấn Độ, Thái Lan hay Trung Quốc.

Đến cuối tuần, giá đường thô giao dịch trên Sở ICE New York chạm mức cao nhất kể từ ngày 23/3/2012 khi lo ngại thiếu hụt nguồn cung vẫn chiếm ưu thế trên thị trường.

Giá đường cao nhất 11 năm qua

Bất chấp sản lượng mía đường và đường đều được Cơ quan Cung ứng Mùa vụ của Chính phủ Brazil (Conab) dự báo sẽ có sự nới lỏng trong niên vụ 2022-2023, giá đường 11 vẫn tăng mạnh 3,73% trong phiên cuối tuần.

Sản lượng đường dự kiến đạt 610,1 triệu tấn, tăng 5.4% so với niên vụ 2021-2022, kéo theo sản lượng đường được sản xuất tăng lên 37 triệu tấn, cao hơn mức 36,4 triệu tấn trong niên vụ trước, dự báo từ Conab. Điều này cho thấy triển vọng nguồn cung tích cực hơn tại quốc gia xuất khẩu đường số 1 thế giới.

Tuy nhiên, tín hiệu tích cực tại Brazil chưa đủ mạnh để đánh bật lo ngại thiếu hụt nguồn cung trên thị trường khi các quốc gia sản xuất lớn khác như Ấn Độ, Trung Quốc hay EU đều dự báo sản lượng giảm trong niên vụ hiện tại. Đây vẫn tiếp tục là yếu tố dẫn dắt thị trường và hỗ trợ giá đường tăng mạnh.

Lê Na
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường hàng hóa hôm nay

Tin cùng chuyên mục

Thị trường hàng hóa hôm nay 26/12: Cao su giao dịch sôi động trong ngày thị trường nghỉ lễ Giáng sinh

Giá tiêu hôm nay 26/12/2024: Giá tiêu trong nước hôm nay neo ở mức cao

Tỷ giá USD hôm nay 26/12/2024: Chỉ số DXY tiếp tục vượt mốc 108

Giá xăng dầu hôm nay 26/12/2024: Chững lại khi thị trường đóng cửa Giáng sinh

Giá vàng hôm nay 26/12/2024: Đồng loạt đi ngang

Bà Rịa – Vũng Tàu: Hàng Việt dần chinh phục lòng tin người tiêu dùng

Dự báo giá vàng ngày mai 26/12/2024: Tiếp tục đi ngang

Dự báo giá cà phê ngày mai 26/12/2024: Giá cà phê trong nước tiếp tục tăng

Dự báo giá tiêu ngày mai 26/12/2024: Giá tiêu trong nước ngày mai đi ngang

Giá vàng chiều nay 25/12/2024: Đồng loạt đi ngang

Qua giai đoạn khó khăn, ngành thép ‘sáng cửa’ phục hồi trong năm 2025

Giá xăng dầu dự báo quay đầu giảm trong kỳ điều hành ngày mai 26/12/2024

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (25/12): Vàng nhẫn ngang với vàng miếng

Giá lúa gạo hôm nay ngày 25/12: Gạo các loại biến động, lúa tươi giảm nhẹ

Thị trường hàng hóa hôm nay 25/12: Giá dầu đảo chiều hồi phục

Giá heo hơi hôm nay 25/12/2024: Miền Bắc đứng giá sau nhiều ngày tăng

Giá bạc hôm nay 25/12/2024: Bạc nhích tăng nhẹ

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 25/12/2024: Đồng Yên Nhật tiếp tục sụt giảm

Giá tiêu hôm nay 25/12/2024: Giá tiêu trong nước hôm nay có xu hướng ổn định

Giá cà phê hôm nay 25/12/2024: Khởi sắc ở tất cả các thị trường