Thứ năm 28/11/2024 17:59

Thận trọng với hàng “xách tay” Đức trên chợ mạng

Vài năm gần đây, trên chợ mạng xuất hiện nhiều chủ hàng rao bán hàng “xách tay” Đức. Nhưng nguồn gốc, chất lượng của sản phẩm thì dường như đang bị... thả nổi.

Thời gian gần đây, nhiều người tiêu dùng có tâm lý sính hàng ngoại, ưa chuộng các mặt hàng điện gia dụng, thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng… có xuất xứ từ Đức, nên thường mua hàng “xách tay” trên mạng. Nguyên nhân là bởi, các mặt hàng gia dụng, đặc biệt là hàng điện tử của Đức không những có kiểu dáng hiện đại mà chất lượng còn được đánh giá là tốt. Bên cạnh đó, mức giá bán hàng xách tay Đức thấp hơn nhiều so với cửa hàng chính hãng tại Việt Nam. Bởi vậy, để có hàng giá rẻ và thu hút người tiêu dùng, các chủ hàng thường xuyên phải “săn” các đợt giảm giá bên Đức và “đánh” hàng “xách tay” về Việt Nam để bán.

Người tiêu dùng cần thận trọng với hàng "xách tay" Đức trên chợ mạng. (Ảnh chụp màn hình)

Theo đó, kênh tiêu thụ hàng “xách tay” của các chủ hàng thường thông qua việc quảng cáo, rao bán trên các nền tảng mạng xã hội, website… Vì thế, không khó để người tiêu dùng tiếp cận và tìm mua sản phẩm gắn mác thương hiệu Đức.

Trong vai khách hàng, phóng viên liên hệ một chủ hàng đang rao bán hàng “xách tay” Đức trên mạng xã hội. Để thu hút và lôi kéo khách hàng, chủ cửa hàng này đăng tải hình ảnh quảng cáo rất bắt mắt: “Hàng xách tay Đức. Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ mua mỹ phẩm hay thực phẩm chức năng nhập khẩu từ Đức, thì hãy đến ngay với G. chuyên cung cấp hàng xách tay nhập khẩu từ Đức. Mua sắm mỹ phẩm, thực phẩm chức năng G. với mức giá ưu đãi. Đảm bảo 100% hàng xách tay nhập khẩu từ Đức, hàng chính hãng, chất lượng cao”. Hay: “Sản phẩm bên em cam kết 100% hàng Đức. Bọn em trực tiếp mua hàng giảm giá ở các siêu thị bên Đức, vì thế có hóa đơn đầy đủ nên khách hàng yên tâm về chất lượng. Bọn em bán uy tín và lâu rồi” - một chủ hàng thuyết phục khách mua hàng.

Là người am hiểu về hoạt động kinh doanh online đặc biệt là hàng châu Âu, chị Ngọc Mai (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chia sẻ, giá cả hàng hóa tại nước Đức không hề rẻ nếu quy đổi giá trị đồng tiền châu Âu và Việt Nam. Bởi, hàng hóa của nước này có chất lượng tốt, bền đẹp và Đức lại là quốc gia có mức sống khá cao. Chính vì vậy, việc bán hàng Đức mang lại lợi nhuận không cao và nếu bán với giá quy đổi tương đương thì mức tiêu thụ sẽ rất chậm.

Theo chị Mai, chính bởi lý do này nên bên cạnh những người bán hàng chính hãng, vẫn có người muốn thu lời nhanh bằng cách trộn thêm hàng giả, gắn mác hàng “xách tay” để lừa người tiêu dùng. Đây là chiêu phổ biến để đánh lừa những khách hàng không có sự hiểu biết về sản phẩm. Bên cạnh đó, những mặt hàng đó cũng không được nhập khẩu chính ngạch, không được cơ quan chức năng kiểm nghiệm chất lượng. Bởi vậy, người tiêu dùng rất khó để có thể biết được chất lượng, xuất xứ thực của hàng hoá.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia về y tế, việc mua bán, sử dụng hàng “xách tay” không rõ nguồn gốc, người dùng không chỉ thiệt hại về kinh tế, mà còn gặp nhiều nguy cơ liên quan đến sức khỏe, tính mạng, đặc biệt với các mặt hàng trực tiếp sử dụng vào cơ thể như: Thuốc chữa bệnh, thực phẩm, thực phẩm chức năng, mỹ phẩm...

Bên cạnh đó, việc người tiêu dùng lựa chọn sử dụng hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc sẽ gây thất thu cho nguồn ngân sách của nhà nước, gây thiệt hại cho đơn vị sản xuất chính hãng và đem lại lợi ích bất chính cho những chủ hàng kinh doanh trái pháp luật và gián tiếp tiếp tay cho hành vi phạm pháp.

Chính vì vậy, để ngăn chặn tình trạng trên, các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác kiểm tra, xử phạt đối với các vi phạm về hàng lậu, hàng giả trên “chợ mạng”, đặc biệt là những “cửa hàng online” quảng cáo, bán hàng “xách tay” Đức. Đồng thời, trong công tác chống hàng lậu, hàng giả, cần chú trọng đẩy mạnh việc tuyên truyền nâng cao ý thức người tiêu dùng.

Cùng với đó, người tiêu dùng cũng cần cảnh giác với những lời quảng cáo hoa mỹ của các chủ hàng, “cửa hàng online” và không vì tâm lý sính hàng ngoại mà bản thân mua phải hàng giả, hàng nhái, để bảo vệ chính sức khỏe của bản thân và những người xung quanh.

Khôi Nguyên
Bài viết cùng chủ đề: buôn bán hàng giả

Tin cùng chuyên mục

Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm sâu

Giá lúa gạo hôm nay ngày 28/11: Gạo thơm đẹp giá cao, gạo xuất khẩu ổn định

Thị trường hàng hóa hôm nay 28/11: Giá dầu thế giới kéo dài đà giảm sang phiên thứ ba liên tiếp

Giá heo hơi hôm nay 28/11/2024: Giá heo hơi duy trì ổn định ở cả ba miền

Giá bạc hôm nay 28/11/2024: Giá bạc trong nước tăng ngược chiều thế giới

Giá tiêu hôm nay 28/11/2024: Giá tiêu tăng cao, vượt mốc 142.000 đồng/kg

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 28/11/2024: Đồng Yen Nhật tiếp đà tăng mạnh

Tỷ giá USD hôm nay 28/11/2024: Tiếp tục giảm?

Giá cà phê hôm nay 28/11/2024: Giá cà phê trong nước ở mức 124.000 đ/kg

Giá xăng dầu hôm nay 28/11/2024: Liệu sự ổn định có kéo dài?

Giá vàng hôm nay 28/11/2024: Bật tăng trở lại

Dự báo giá vàng ngày mai 28/11/2024: Vàng chuẩn bị đón sóng lớn?

Dự báo giá tiêu ngày mai 28/11/2024: Giá tiêu trong nước tăng cao, vượt mốc 142.000 đồng/kg?

'Chợ mạng' nhộn nhịp mua bán vàng bất chấp rủi ro tiềm ẩn

Nhận định về giá cà phê ngày mai 28/11/2024: Giá cà phê sẽ tăng nhẹ và dần tiến đến ổn định giá

Giá vàng chiều nay 27/11/2024: Vàng trong nước nhích nhẹ

Hà Nội: Cây thông thật ‘cháy’ hàng trước lễ Giáng sinh

Giá xăng dầu dự báo tăng trong kỳ điều hành ngày mai 28/11/2024

Giá lúa gạo hôm nay ngày 27/11: Gạo thơm đẹp giá cao, lúa tươi giá tăng mạnh

Giá vàng nhẫn hôm nay đảo chiều tăng