Thứ năm 28/11/2024 15:29

Tham quan tàu chiến tàng hình

Những hãng đóng tàu của Ấn Độ có lối tiếp thị không “đụng hàng”. Sau khi nghe giới thiệu, khách hàng được mời “mục sở thị” ngay các sản phẩm “made in India” cách hội trường không xa. Không phải tàu hàng mà là tàu chiến tàng hình thuộc diện hiện đại nhất của Ấn Độ.
Bên trong phòng tác chiến của tàu tàng hình

Cầm trong tay tấm giấy phép của Biên phòng cửa khẩu cảng Hải Phòng do Trung tá Bùi Ngọc Thắng ký, tôi thở phào. Thế là mình sẽ được “nhập cảnh” Ấn Độ mà không phải đi xa. Xưa nay lên xuống tàu biển nhiều nhưng chưa bao giờ được lên tàu chiến mà lại là tàu tàng hình hẳn hoi. Có chút hồi hộp…

Đón cánh nhà báo Việt Nam ngay tại cầu tàu là Đại tá Rahul Shankar - Thuyền trưởng tàu INS Satpura - một trong hai chiếc tàu chiến Ấn Độ tới cảng Hải Phòng lần này. Sau cái bắt tay trìu mến, đại tá Rahul Shankar làm động tác gì đó, thế là một số thủy thủ vào ngay vị trí để đưa các nhà báo tới thăm không gian trên tàu. Trước mắt chúng tôi là buồng chỉ huy, buồng máy, phòng ăn, ngủ của thủy thủ đoàn, không khác mấy so với tàu khách. Cứ ngỡ loanh quanh vậy rồi “xuất cảnh” khỏi tàu, nhưng một thủy thủ đã mời chúng tôi đi theo hướng tay chỉ đến căn phòng tối mật nhất trên tàu. Đó là phòng tác chiến chỉ rộng chừng 40 mét vuông. Mỗi khi xung trận thay vì đứng trên buồng chỉ huy, đại tá Rahul Shankar cùng những cốt cán của tàu INS Satpura sẽ ở tại phòng này để phát ra những mệnh lệnh khai hỏa, tiến hay thoái. Chàng thủy thủ hồi nãy chỉ vào các thiết bị điều khiển điện tử trong phòng rồi bảo, bên cạnh một số thiết bị đặc chủng phải nhập từ Israel thì gần như các thiết bị còn lại đều do các kỹ sư Ấn Độ tự lực cánh sinh thiết kế và chế tạo. Căn phòng tuy chỉ thông với bên ngoài duy nhất bằng lối cửa ra vào thế nhưng ở đây “nhìn” ra xung quanh có cảm giác còn rõ hơn, như có thể với tay được ra bên ngoài chứ không chỉ mông lung như trên buồng chỉ huy ở mũi tàu.

Tàu INS Satpura là một trong ba tàu hộ vệ mang tên lửa lớp Shivalik của Hải quân Ấn Độ, được đưa vào trang bị từ năm 2011. INS Satpura có lượng giãn nước 6.200 tấn, dài cơ sở 142,5m và có bề ngang gần 17m. Tàu hộ vệ này được vận hành bởi 257 thủy thủ, 35 sĩ quan với hải trình lên đến hơn 30 ngày. Ấn Độ phải mất tới 9 năm mới có thể hoàn thiện con tàu này. Không có hệ thống vũ khí mạnh, nhưng INS Satpura lại có trang thiết bị điện tử hỗ trợ tác chiến chống ngầm, tác chiến điện tử và cả nhiệm vụ trinh sát trên biển…

Ra khỏi boong tàu cũng là lúc mưa vừa tạnh, trông con tàu INS Satpura lại y như một chiếc tàu hàng.

Quang Lộc

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Đầu tư nhân lực, nâng cao chất lượng y tế cơ sở

Nhân sự 27/11: Bộ Xây dựng bổ nhiệm Chánh văn phòng; Hòa Bình, Hà Giang điều động cán bộ chủ chốt

Dự báo thời tiết biển hôm nay ngày 28/11/2024: có gió mạnh sóng lớn và mưa dông trên biển

Dự báo thời tiết hôm nay 28/11/2024: Trung Bộ cục bộ có nơi mưa to và giông

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng: Chuyển đổi số thành công nhờ 3 yếu tố

Gia Lai: Chuyện về cô giáo trẻ và hành trình gieo chữ ở vùng cao

Bộ Nội vụ: Thông tin sáp nhập các tỉnh, thành trên mạng xã hội là sai sự thật

Trường hợp nào không cần giấy chuyển tuyến vẫn được hưởng 100% bảo hiểm y tế?

Phiên họp Nhóm công tác Hải quân Việt Nam - Singapore lần thứ 10

Việt Nam đang đối mặt với tốc độ già hóa dân số nhanh chóng

Chính sách 'vàng' thu hút nhân lực y tế về Quảng Ninh

Quảng Nam: Xuất hiện vết nứt dài, 10 hộ dân phải di dời khẩn cấp

Dưa hấu rớt giá thê thảm, nông dân Gia Lai 'mòn mỏi' chờ thương lái

Thận trọng trước loạt sản phẩm hỗ trợ sức khỏe bán trái phép trên thương mại điện tử

Vũng Tàu: Gần 50 người nhập viện nghi do ngộ độc bánh mì

Quảng Bình: Cháy xưởng sản xuất bột cá, thiệt hại ước tính hơn 100 tỷ đồng

Nhân sự 26/11: Bộ Tài chính bổ nhiệm lãnh đạo cục, vụ; Tỉnh ủy Thái Bình, Hà Nam có nhân sự mới

Dự báo thời tiết biển ngày 27/11/2024: Hôm nay biển động

Dự báo thời tiết hôm nay: Cập nhật tin gió mùa Đông Bắc

Dự báo thời tiết hôm nay 27/11/2024: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét