Thứ sáu 22/11/2024 03:02

Thái Bình: Thị trường ổn định, hàng hóa lưu thông thuận lợi

Sau bão số 3, thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Bình cơ bản ổn định, không có tình trạng lợi dụng thiên tai để đầu cơ găm hàng.

Chiều 12/9, theo báo cáo nhanh của Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình về tình hình thị trường trên địa bàn tỉnh, sau khi cơn bão số 3, thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh cơ bản ổn định, hàng hóa lưu thông thuận lợi; nguồn hàng đa dạng, phong phú với nhiều chủng loại, mẫu mã; hàng hóa tiêu thụ nhiều hơn. Đặc biệt là thực phẩm và một số mặt hàng tiêu dùng, về cơ bản nguồn hàng trên địa bàn tỉnh đáp ứng đủ nhu cầu hàng hóa của nhân dân. Giá cả các mặt hàng rau củ, áo phao… trên địa bàn tăng nhẹ do tâm lý người dân lo lắng nguy cơ lũ lụt xảy ra.

Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng trên địa bàn tỉnh cơ bản được kiểm soát; thị trường đảm bảo bình ổn về giá cả, không có tình trạng lợi dụng thiên tai để đầu cơ găm hàng, tăng giá bán bất hợp lý.

Thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh Thái Bình cơ bản ổn định, hàng hóa lưu thông thuận lợi; nguồn hàng đa dạng, phong phú với nhiều chủng loại, mẫu mã (Ảnh: Cục QLTT Thái Bình)

Trước đó, thực hiện Công điện số 6815/CĐ-BCT ngày 08/9/2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên về việc tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường trước hậu quả của cơn bão số 3 năm 2024 tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình đã tổ chức Đoàn công tác đi giám sát tình hình thị trường sau cơn bão số 3.

Đoàn công tác đã đi giám sát tình hình thị trường tại một số siêu thị, chợ đầu mối, cơ sở kinh doanh thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân và một số cơ sở kinh doanh vật liệu xây dựng, các tấm tôn lợp, nhôm, ống hộp, sắt thép tổng hợp.

Đoàn công tác của lực lượng QLTT Thái Bình làm việc với đại diện Siêu thị Go! Thái Bình (Ảnh: Cục QLTT Thái Bình)

Đến thời điểm hiện tại, qua công tác giám sát, tình hình thị trường cơ bản ổn định, hàng hoá gồm lương thực, thực phẩm và các sản phẩm thiết yếu vẫn đảm bảo đủ nguồn cung để phục vụ nhu cầu của người dân, chưa phát hiện tình trạng đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý...

Qua giám sát, đoàn công tác đã làm việc và quán triệt yêu cầu các cơ sở kinh doanh phải đảm bảo duy trì đủ nguồn cung hàng hoá, không lợi dụng thiên tai, bão lũ để đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý; hàng hoá kinh doanh phải rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng, đầy đủ nhãn hàng hoá... theo đúng quy định của pháp luật.

Đồng thời, Đoàn công tác đã xuống làm việc tại các Đội Quản lý thị trường trực thuộc để nắm tình hình và chỉ đạo các Đội thực hiện nghiêm Công điện số 6815/CĐ-BCT ngày 08/9/2024 của Bộ trưởng Bộ Công thương, bám sát diễn biến của thị trường, kịp thời tổng hợp, báo cáo Cục về tình hình biến động của thị trường hàng hoá thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân, đặc biệt là những mặt hàng bị ảnh hưởng trực tiếp do Bão Yagi gây ra. Tăng cường công tác giám sát, quản lý theo địa bàn, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, xây dựng phương án, kế hoạch và thực hiện phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ các tổ chức, cá nhân có hành vi lợi dụng thị trường có biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do ảnh hưởng của Bão Yagi hoặc diễn biến bất thường khác để thu lời bất chính.

Ông Phạm Huy Hiện, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình cho biết, những ngày qua, lực lượng đã tăng cường công tác quản lý địa bàn, thu thập thẩm tra xác minh thông tin, giám sát các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh các mặt hàng lương thực, thực phẩm, xăng dầu, hàng hóa thiết yếu và các mặt hàng phục vụ sửa chữa công trình xây dựng, sửa chữa điện, điện tử, máy móc, thiết bị và đồ gia dụng để xây dựng phương án kiểm tra đột xuất đảm bảo hiệu quả, đúng đối tượng.

Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình quyết tâm không để các cơ sở lợi dụng thiên tai để đầu cơ găm hàng, tăng giá bán bất hợp lý. Tập trung kiểm tra về niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết, chất lượng sản phẩm hàng hóa, nhãn hàng hóa và các điều kiện trong kinh doanh thực phẩm; các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá bất hợp lý và sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng. Đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Thanh Minh
Bài viết cùng chủ đề: Thái Bình

Tin cùng chuyên mục

Lai Châu: Tập trung kiểm tra, ổn định hàng hóa tiêu dùng dịp cuối năm

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạm giữ 160 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện hơn 2.100 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều cửa hàng bất chấp kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép

Nam Định: Tạm giữ 200 áo phao không rõ nguồn gốc bán trên TikTok Shop

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Nội: Xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh

Hà Nội: Xử lý cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm

Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024

Tuyên Quang: Phát hiện và tạm giữ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu NIKE tại huyện Sơn Dương

Hà Nội: Phát hiện cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm giả mạo nhãn hiệu

Nghệ An: Ngăn chặn vụ vận chuyển trái phép 16,2 kg pháo

Bạc Liêu - Sóc Trăng: Lực lượng Quản lý thị trường hoàn thành gần 300 cuộc kiểm tra định kỳ