Tập trung đẩy lùi dịch bệnh, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi khi có điều kiện

Để thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh vừa phát triển kinh tế, những tháng cuối năm 2021, các bộ, ngành, địa phương cần tập trung vào các nhóm giải pháp trọng tâm, nhằm đẩy lùi dịch bệnh, hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất, kinh doanh, phục hồi khi có điều kiện.

Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát

Báo cáo Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) 7 tháng đầu năm 2021 tại phiên họp Chính phủ trực tuyến với các địa phương mới đây, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng, tình hình kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn của nền kinh tế tiếp tục được bảo đảm. Trong đó, chỉ số CPI bình quân 7 tháng tăng 1,64%; thị trường tiền tệ ổn định; tăng trưởng tín dụng phục hồi tích cực, đạt 6,66%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2020...

Tập trung đẩy lùi dịch bệnh, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi khi có điều kiện
Nhằm ổn định sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp, công tác phòng, chống dịch bệnh cần được ưu tiên hàng đầu

Tình hình sản xuất, kinh doanh (SXKD) của các doanh nghiệp (DN) được duy trì mặc dù chịu tác động mạnh từ dịch bệnh, nhất là trong tháng 7. Trong đó, sản xuất công nghiệp cơ bản ổn định; chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 7 tăng 1,8% so với tháng trước và tăng 2,2% so với cùng kỳ năm trước, tính chung 7 tháng IIP tăng 7,9%; hoạt động chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin... nhất là trong phòng, chống dịch bệnh được đẩy mạnh.

Cải cách thể chế tiếp tục được quan tâm, nhất là quyết liệt tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong SXKD, đầu tư, mua sắm, đấu thầu; tăng cường hiệu quả công tác phối hợp giữa các bộ, cơ quan và giữa Chính phủ với các cơ quan trong hệ thống chính trị, cải cách thủ tục hành chính, sắp xếp bộ máy các cơ quan, đơn vị hành chính, sự nghiệp và cung ứng dịch vụ công tiếp tục chuyển biến tốt. Lĩnh vực văn hóa, xã hội được quan tâm, đặc biệt trong bối cảnh tác động bởi dịch bệnh; huy động tổng lực với sự tham gia tích cực của nhiều cấp, nhiều ngành, các lực lượng xã hội cho công tác phòng, chống dịch, chăm sóc, điều trị các bệnh nhân Covid-19; đẩy mạnh tìm kiếm các nguồn cung cấp vắc xin trên các mặt trận ngoại giao, DN, tài trợ, chương trình COVAX của Liên hợp quốc, chuyển giao công nghệ sản xuất vắc xin, đẩy nhanh tiến độ nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng, sản xuất vắc xin trong nước, nhanh chóng triển khai tiêm vắc xin với nhiều phương thức và địa điểm tiêm phong phú, đa dạng…

Tạo điều kiện ổn định sản xuất, kinh doanh

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, tình hình KTXH những tháng đầu năm cũng bộc lộ những khó khăn, thách thức không nhỏ. Các hoạt động SXKD, thương mại, đầu tư, DN, xuất khẩu, lưu thông hàng hóa, tiêu dùng... ở các địa bàn có dịch đều gặp nhiều khó khăn, nhất là ở các vùng, địa phương động lực đã ảnh hưởng đáng kể đến kết quả chung của toàn nền kinh tế. Điều này đòi hỏi, nhiệm vụ, giải pháp của những tháng cuối năm là phải hết sức quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, khắc phục các hạn chế, khó khăn, sớm đẩy lùi dịch bệnh, tạo điều kiện ổn định lại SXKD cho doanh nghiệp, đời sống của người dân.

Cụ thể, theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, cần coi tăng cường các biện pháp phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân là ưu tiên hàng đầu. Huy động tổng lực toàn xã hội phục vụ cho công tác phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh và thúc đẩy mạnh mẽ kế hoạch vắc xin, coi vắc xin là vũ khí chiến lược trong phòng, chống dịch, tổ chức phân phối vắc xin hợp lý, hiệu quả gắn với mở rộng cơ sở tiêm, đối tượng tiêm ưu tiên, vừa bảo vệ sức khỏe, tính mạng người dân, vừa tạo điều kiện bảo vệ lực lượng lao động phục vụ SXKD. Cùng với đó, tiếp tục triển khai các cơ chế, chính sách, giải pháp hỗ trợ người dân, người lao động, DN chống chịu, vượt qua khó khăn, sẵn sàng phục hồi SXKD khi có điều kiện, cơ hội. Thực hiện hiệu quả, nhanh, kịp thời Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nghiên cứu, đề xuất phương án tiếp tục hỗ trợ người dân, người lao động ổn định cuộc sống và hỗ trợ DN duy trì sản xuất, vượt qua khó khăn.

Các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình, phân tích, dự báo, kịp thời tham mưu, đề xuất giải pháp giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giá cả, thị trường, bảo đảm cung ứng, phân phối, lưu thông hàng hóa và các cân đối lớn của nền kinh tế. Đồng thời, tăng cường phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ, ngành, địa phương nhằm khẩn trương tháo gỡ các điểm nghẽn của nền kinh tế, khơi thông nguồn lực cho phát triển. Đặc biệt, hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, sắp xếp lại, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước. Khẩn trương rà soát, nghiên cứu đề xuất sửa đổi các quy định, pháp luật hiện không còn phù hợp trong huy động nguồn lực xã hội, hoạt động SXKD của các thành phần kinh tế.

Nguyễn Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Trình Quốc hội phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế

Trình Quốc hội phương án cấm tuyệt đối nồng độ cồn với tài xế

Nhiều ý kiến đóng góp hữu ích cho mục tiêu phát triển chung của ngành Công Thương

Nhiều ý kiến đóng góp hữu ích cho mục tiêu phát triển chung của ngành Công Thương

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi mọi người dân tình nguyện đăng ký hiến tạng

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi mọi người dân tình nguyện đăng ký hiến tạng

Liên kết, phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ có ý nghĩa quan trọng

Liên kết, phát triển Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ có ý nghĩa quan trọng

Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với 9 đại biểu

Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với 9 đại biểu

Mức tham chiếu để đóng bảo hiểm xã hội không thấp hơn mức lương cơ sở

Mức tham chiếu để đóng bảo hiểm xã hội không thấp hơn mức lương cơ sở

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phát huy vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị phát huy vai trò của khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Thành tựu nổi bật lĩnh vực công nghệ cơ khí chế tạo ngành Công Thương

Thành tựu nổi bật lĩnh vực công nghệ cơ khí chế tạo ngành Công Thương

Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự từ cuối giờ sáng 20/5

Quốc hội bắt đầu tiến hành công tác nhân sự từ cuối giờ sáng 20/5

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hoàn thành công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu hoàn thành công tác thanh tra, kiểm tra thị trường vàng trong tháng 5

Những tư tưởng lớn từ một bức thư nhỏ của Bác

Những tư tưởng lớn từ một bức thư nhỏ của Bác

GS.TS Hoàng Chí Bảo: Sau lời kêu gọi của Bác Hồ, các nhà tư sản ủng hộ Chính phủ 370 kg vàng

GS.TS Hoàng Chí Bảo: Sau lời kêu gọi của Bác Hồ, các nhà tư sản ủng hộ Chính phủ 370 kg vàng

Liên hiệp mọi tầng lớp vì độc lập và quyền lợi dân tộc

Liên hiệp mọi tầng lớp vì độc lập và quyền lợi dân tộc

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Một đời thanh bạch, chẳng vàng son"

Cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh: "Một đời thanh bạch, chẳng vàng son"

Những chuyện diệu kỳ ở di tích lịch sử Đường Trường Sơn

Những chuyện diệu kỳ ở di tích lịch sử Đường Trường Sơn

Những ấn tượng khi 5 lần Bác Hồ về thăm Bắc Giang

Những ấn tượng khi 5 lần Bác Hồ về thăm Bắc Giang

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng

Đề xuất một số giải pháp kích thích tăng trưởng GDP năm 2024

Đề xuất một số giải pháp kích thích tăng trưởng GDP năm 2024

Đại tướng Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Đại tướng Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được giới thiệu bầu làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội

Bổ nhiệm 2 Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân và Quân khu 1

Bổ nhiệm 2 Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân và Quân khu 1

Xem thêm