Kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Mặt trận Việt Minh (19/5/1941 -19/5/2024):

Liên hiệp mọi tầng lớp vì độc lập và quyền lợi dân tộc

Mặt trận Việt Minh đã góp phần xây dựng và phát triển lực lượng chính trị, vũ trang, là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.
Trưng bày chuyên đề “Mặt trận Việt Minh - Đại đoàn kết dân tộc” Không được lãng quên lịch sử đầy tự hào của dân tộc Việt Nam

Sự ra đời của Mặt trận Việt Minh và chủ trương đoàn kết, tập hợp mọi lực lượng dân tộc

Ngày 28/1/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc về nước, triệu tập Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương. Hội nghị họp tại Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 - 19/5/1941. Hội nghị chủ trương thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất chống Pháp - Nhật lấy tên là Việt Nam Độc lập Đồng minh (gọi tắt là Việt Minh). Mặt trận Việt Minh chính thức thành lập ngày 19/5/1941 thay cho Mặt trận Thống nhất Dân tộc phản đế Đông Dương. Thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 8, ngày 25/10/1941, Mặt trận Việt Minh công bố Tuyên ngôn, Chương trình và Điều lệ. Tuyên ngôn của Việt Minh giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, chủ trương: “Liên hiệp các giới đồng bào yêu nước không phân biệt giàu nghèo, già trẻ, trai gái, không phân biệt tôn giáo và xu hướng chính trị, đặng cùng nhau mưu cuộc giải phóng và sinh tồn”.

Kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Mặt trận Việt Minh (19/5/1941 -19/5/2024)
Hà Nội trong Tổng khởi nghĩa Tháng Tám. Ảnh tư liệu

Với chủ trương cứu nước, Mặt trận Việt Minh cũng khẳng định, “Việt Minh chủ trương liên hiệp hết các tầng lớp nhân dân, các đoàn thể cách mạng, các dân tộc bị áp bức ở Đông Dương, đặng đánh đổ chủ nghĩa đế quốc, làm cho nước Việt Nam và cả xứ Đông Dương được hoàn toàn độc lập”.

Với tinh thần coi quyền lợi dân tộc cao hơn hết thảy, Việt Minh sẵn sàng giơ tay đón tiếp các cá nhân, đoàn thể thành thực muốn đánh đuổi Nhật - Pháp; cũng như sẵn sàng bắt tay với các dân tộc bị áp bức châu Á để thành lập mặt trận liên minh chống đế quốc phát xít. Mặt trận Việt Minh đã đề ra Chương trình cứu nước gồm 44 điểm bao gồm các chính sách về chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, các tầng lớp nhân dân. Các chính sách này nhằm thực hiện hai mục tiêu: Làm cho nước Việt Nam hoàn toàn độc lập; làm cho dân Việt Nam sung sướng, tự do.

Chương trình cứu nước của Mặt trận Việt Minh là sự cụ thể hóa tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những chính sách này vừa đảm bảo quyền lợi nhất định của những giai cấp cơ bản, vừa chiếu cố tới quyền lợi của các giai cấp tầng lớp khác trong xã hội, trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chung của tất cả các thành viên tham gia phong trào giải phóng dân tộc nên đã đoàn kết, tập hợp được mọi lực lượng có lợi cho cách mạng.

Nhờ có chủ trương, chính sách rõ ràng, đúng đắn, Mặt trận Việt Minh đã phát triển nhanh chóng từ nông thôn đến thành thị, từ miền ngược đến miền xuôi. Mặt trận Việt Minh thông qua hoạt động cách mạng của mình, giương cao ngọn cờ độc lập, tự do, khơi dậy và phát huy mạnh mẽ tinh thần yêu nước và đoàn kết thống nhất toàn dân tộc trên nền tảng liên minh công - nông. Đây là sự sáng tạo tuyệt vời về xây dựng Mặt trận Dân tộc Thống nhất dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Với chủ trương, chính sách đúng đắn, từ cuối năm 1941, Mặt trận Việt Minh đã thu hút được ngày càng đông đảo các tầng lớp, giai cấp có tinh thần yêu nước và chống đế quốc thực dân vào các hội cứu quốc như: Hội Nông dân Cứu quốc, Hội Phụ nữ Cứu quốc, Hội Thanh niên Cứu quốc, Hội Công nhân Cứu quốc... Các hội cứu quốc đều là thành viên của Mặt trận Việt Minh, được thành lập ở nhiều tỉnh ở miền Bắc, một số tỉnh miền Trung.

Từ thực tiễn phong trào Việt Minh trong hai năm (1941 - 1942) có những bước phát triển đáng kể và những biến đổi của tình hình thế giới, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã họp từ ngày 25 - 28/2/1943 ở Võng La (Đông Anh, Phúc Yên) để bàn về việc mở rộng Mặt trận Dân tộc Thống nhất và xúc tiến chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Hội nghị chủ trương mở rộng hơn nữa Mặt trận Việt Minh, liên minh với các đảng phái, nhóm yêu nước cả trong và ngoài nước. Thực hiện chủ trương đó, năm 1943, Hội Văn hoá Cứu quốc - một thành viên của Mặt trận Việt Minh đã được thành lập. Tháng 6/1944, Đảng ta đã giúp những trí thức tiến bộ, yêu nước thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam, thu hút họ vào Mặt trận Việt Minh.

Kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Mặt trận Việt Minh (19/5/1941 -19/5/2024)
Việc ra đời và phát triển của Mặt trận Việt Minh là nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945

Trong hai năm (1943 - 1944), các đoàn thể của Mặt trận Việt Minh được thành lập và phát triển nhanh chóng ở khắp các tỉnh, thành phố, trong các nhà máy, trường học. Tại Hà Nội, tổ chức Việt Minh đã được phát triển mạnh trong các nhà máy xe lửa Gia Lâm, nhà máy sửa chữa ô tô AVIA, STAI, ở các trường trung học Bưởi, Gia Lâm, trường Kỹ nghệ thực hành,... Tại Sài Gòn, Gia Định và một số thành phố khác ở miền Nam, tổ chức Việt Minh đã được thành lập với nhiều tổ chức thành viên như công hội, thanh niên, phụ nữ,... Đặc biệt tại Việt Bắc, trên cơ sở các “xã hoàn toàn”, “tổng hoàn toàn”, các căn cứ địa cách mạng đã được thành lập ở khắp các tỉnh.

Bước sang đầu năm 1944, tình hình nước ta và thế giới chuyển biến có lợi cho cách mạng. Cuộc chiến tranh chống phát xít bước vào giai đoạn kết thúc. Trước sự phát triển của Mặt trận Việt Minh và trước yêu cầu của cách mạng, các đội Cứu quốc quân được thành lập. Các đội Cứu quốc quân đã tích cực vận động quần chúng tham gia các hoạt động của Mặt trận, mở rộng căn cứ cách mạng, phát triển vũ trang tuyên truyền.

Đầu tháng 5/1944, Tổng bộ Việt Minh ra chỉ thị cho các cấp sửa soạn khởi nghĩa và kêu gọi nhân dân “sắm vũ khí đuổi thù chung”. Không khí chuẩn bị khởi nghĩa sôi sục trong khu căn cứ. Để chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền, ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập và lập được chiến công ngay từ những trận đầu ra quân ở Phai Khắt, Nà Ngần.

Như vậy, Mặt trận Việt Minh ra đời với chủ trương đoàn kết tập hợp mọi lực lượng vào Mặt trận Dân tộc Thống nhất chống Pháp - Nhật đã góp phần quan trọng vào việc chuẩn bị lực lượng chính trị và vũ trang cho cách mạng Việt Nam. Với mục tiêu độc lập dân tộc là trên hết, Mặt trận Việt Minh đã trở thành trung tâm tập hợp mọi tầng lớp ở mọi miền Tổ quốc hăng hái tham gia các tổ chức “cứu quốc”, chuẩn bị sẵn sàng để chuyển cách mạng Việt Nam sang thời kỳ cao trào, tiến lên tổng khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.

Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Ngày 9/3/1945, Nhật nổ súng lật đổ Pháp. Quân Pháp ở Đông Dương chống cự yếu ớt và nhanh chóng đầu hàng. Phát xít Nhật độc chiếm Đông Dương, “trao trả độc lập” cho Bảo Đại và dựng lên Chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim.

Ngày 15/3/1945, Việt Minh ra lời kêu gọi kháng Nhật cứu nước, chỉ rõ phát xít Nhật là kẻ thù số một của Nhân dân châu Á và của cả loài người. Ngày 25/3/1945, Việt Minh phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước trên khắp cả nước, Báo Cờ giải phóng số 11(ngày 25/3/1945) đăng lời Hiệu triệu của các đoàn thể cứu quốc trong Việt Minh, phát động một cao trào kháng Nhật cứu nước. Lời Hiệu triệu nêu rõ cần lãnh đạo, hướng dẫn quần chúng nhân dân chuyển qua các hình thức đấu tranh cao, như: Biểu tình chính trị, tiến hành thị uy võ trang, mít tinh công khai giữa đình hay giữa chợ... Từ đó, nhiều nơi quần chúng thợ thuyền tự động bãi công, học sinh bãi khóa...

Ngày 14/8/1945, Tổng bộ Việt Minh ra lời Hiệu triệu quốc dân đồng bào nêu rõ: "Phát xít Nhật đã đầu hàng Đồng Minh, quân đồng minh sắp tràn vào Đông Dương, rời Tổng khởi nghĩa đã đánh. Trước cơ hội có một không hai, toàn thể dân tộc ta phải đem hết lực lượng, dùng hết can đảm, bao quanh đạo quân Giải phóng Việt Nam, mang xương máu ra đánh đuổi giặc Nhật, đổi lấy tự do, hạnh phúc cho Nhân dân".

Đại hội Quốc dân do Tổng bộ Việt Minh triệu tập họp ở Tân Trào (tỉnh Tuyên Quang) trong 2 ngày 16 và 17/8/1945 đã nhiệt liệt tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa do Đảng Cộng sản kiến nghị, thông qua Lệnh khởi nghĩa và 10 chính sách lớn của Việt Minh, quyết định Quốc kỳ, Quốc ca. "Đại hội đã cử ra Ủy ban Dân tộc Giải phóng Việt Nam, sau này trở thành Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" do lãnh tụ Hồ Chí Minh làm Chủ tịch; trong vòng 2 tuần lễ chính quyền địch hoàn toàn sụp đổ, Ủy ban nhân dân lâm thời được thành lập khắp các địa phương trong cả nước.

Ngày 02/9/1945 tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).

Cách mạng Tháng Tám giành thắng lợi oanh liệt và nhanh chóng do nhiều nguyên nhân nhưng một trong những nguyên nhân chủ yếu do có chính sách đại đoàn kết dân tộc của Mặt trận Việt Minh do Đảng Cộng sản Đông Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh thành lập và lãnh đạo. Mặt trận Việt Minh đã giương cao ngọn cờ dân tộc, xác định đúng kẻ thù, có những chủ trương, chính sách đúng đắn, những khẩu hiệu đấu tranh thích hợp, đáp ứng yêu cầu cách mạng, phù hợp với nguyện vọng và quyền lợi bức thiết của mọi tầng lớp nhân dân, được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ, trở thành ngọn cờ tập hợp sức mạnh toàn dân, là động lực cơ bản của Cách mạng Tháng Tám. Thành công của Mặt trận Việt Minh không chỉ tạo dấu ấn lịch sử trong thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, mà còn để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho công tác xây dựng Mặt trận, tập hợp lực lượng, đoàn kết dân tộc trong các giai đoạn cách mạng sau này.

Đức Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: đại đoàn kết

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế giữ vững đà tăng trưởng

Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4: Kinh tế giữ vững đà tăng trưởng

Chiều nay (6/5), Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn chủ trì.
Tổng Bí thư: Thành công của doanh nghiệp Kazakhstan là niềm tự hào chung

Tổng Bí thư: Thành công của doanh nghiệp Kazakhstan là niềm tự hào chung

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Việt Nam cam kết tạo mọi điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư Kazakhstan, coi thành công của Kazakhstan là niềm tự hào chung.
Việt Nam - Kazakhstan nâng tầm hợp tác kinh tế, thương mại song phương

Việt Nam - Kazakhstan nâng tầm hợp tác kinh tế, thương mại song phương

Chuyến thăm Kazakhstan của Tổng Bí thư Tô Lâm góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại song phương, đưa quan hệ Việt Nam - Kazakhstan phát triển toàn diện.
Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

Đại biểu Trần Khánh Thu: Không nên nhìn nhận học thêm chỉ từ góc độ tiêu cực

Đại biểu Trần Khánh Thu nêu quan điểm dạy thêm, học thêm xuất phát từ nhu cầu tự thân của xã hội, học sinh và phụ huynh, không nên quy kết là tiêu cực, ép buộc.

'Giữ chân' giáo viên vùng khó: Không thể 'cào bằng' thiệt thòi cho tất cả

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, không thể để giáo viên vùng khó thiệt thòi, luật phải sửa từ thực tiễn và không thể 'cào bằng'...

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Doanh nghiệp lớn từ Mỹ, EU tăng đầu tư tại Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp Mỹ, EU mở rộng đầu tư tại Việt Nam, cho thấy vị trí quan trọng của nước ta trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Đại diện 85 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự Đại lễ Vesak 2025

Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025 diễn ra tại TP. Hồ Chí Minh từ ngày 6 - 8/5, với hơn 2.700 đại biểu, trong đó có 1.300 khách quốc tế từ 85 quốc gia, lãnh thổ.
Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục, vì sao?

Nhiều ý kiến tán thành quy định giao thẩm quyền tuyển dụng nhà giáo cho ngành Giáo dục; có ý kiến đề nghị phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền tuyển dụng.
Thủ tướng

Thủ tướng 'giao KPI' mỗi Bộ, ngành, địa phương phấn đấu có 2 công trình chào mừng 2/9

Thủ tướng yêu cầu mỗi bộ, ngành, địa phương, tập đoàn phấn đấu có ít nhất 2 công trình đủ điều kiện khởi công hoặc khánh thành, chào mừng 80 năm Quốc khánh 2/9.
Sửa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng hiệu lực, thống nhất trong quản lý

Sửa Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa: Tăng hiệu lực, thống nhất trong quản lý

Sửa đổi luật nhằm thống nhất hệ thống pháp luật, nâng cao hiệu lực hậu kiểm và gỡ nút thắt quản lý chất lượng hàng hóa nhóm 2, đặc biệt trong môi trường số hóa.
Doanh nghiệp là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Doanh nghiệp là trung tâm của hệ sinh thái đổi mới sáng tạo

Ngày 6/5, tiếp tục chương trình kỳ họp, Quốc hội nghe báo cáo thẩm tra Luật đổi mới sáng tạo, nhấn mạnh cơ chế đột phá và vai trò trung tâm của doanh nghiệp.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Quan hệ Việt Nam - Kazakhstan chắc chắn sẽ nâng lên tầm cao mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Quan hệ Việt Nam - Kazakhstan chắc chắn sẽ nâng lên tầm cao mới

Tổng Bí thư khẳng định với khát vọng và mục tiêu phát triển chung, tiềm năng rộng mở, quan hệ hai nước chắc chắn sẽ tiếp tục phát triển hiệu quả, thực chất.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025

Ngày 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2025.
Tổng Bí thư Tô Lâm mong Hội đoàn người Việt tại Kazakhstan là cầu nối vững chắc kiều bào với quê hương

Tổng Bí thư Tô Lâm mong Hội đoàn người Việt tại Kazakhstan là cầu nối vững chắc kiều bào với quê hương

Tổng Bí thư Tô Lâm mong muốn các tổ chức hội đoàn người Việt tại Kazakhstan trở thành cầu nối vững chắc giữa cộng đồng kiều bào và quê hương.
Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Sửa đổi Hiến pháp: Bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo thể chế sâu rộng

Theo Đại biểu Quốc hội, việc sửa đổi Hiến pháp là một bước đi lịch sử, mang tính kiến tạo, thể chế sâu rộng, đặt nền móng pháp lý cho đổi mới tổ chức bộ máy.
Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Từ 6/5/2025, tổ chức lấy ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội chỉ đạo bắt đầu từ 6/5 sẽ tổ chức công bố lấy ý kiến nhân dân về toàn văn dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013.
Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Giám đốc Công an TP.HCM Lê Hồng Nam kiểm tra, chỉ đạo an ninh Đại lễ Vesak 2025

Trung tướng Lê Hồng Nam chỉ đạo Công an TP.HCM sẵn sàng bảo vệ tuyệt đối an toàn Đại lễ Vesak 2025, diễn ra từ ngày 6 - 8/5/2025.
Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Tạo cơ chế linh hoạt triển khai nhà máy điện hạt nhân

Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi) quy định Thủ tướng quyết định chủ trương đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Bộ Quốc phòng lấy ý kiến sửa đổi 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng

Bộ Quốc phòng lấy ý kiến sửa đổi 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng

Ngày 5/5, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Đất nước phát triển thì người dân phải được hưởng thành quả

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đất nước phát triển thì người dân phải được hưởng thành quả

Theo Tổng Bí thư, “đất nước phát triển thì người dân phải được thụ hưởng những thành quả đó”, đây là tiền đề quan trọng để bước vào giai đoạn phát triển.
Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Quốc hội thông qua Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 2013

Chiều 5/5, Quốc hội thống nhất tuyệt đối việc sửa đổi Hiến pháp năm 2013, đặt nền pháp lý mới cho bộ máy nhà nước tinh gọn, hiệu quả, phát triển đất nước.
Việt Nam tuân thủ Luật Biển để phát triển kinh tế biển bền vững

Việt Nam tuân thủ Luật Biển để phát triển kinh tế biển bền vững

Có đường bờ biển dài, Việt Nam tuân thủ luật pháp quốc tế hướng đến mục tiêu đưa đất nước thành quốc gia mạnh về biển, phát triển kinh tế bền vững dựa vào biển.
Chủ tịch nước: Việt Nam - Sri Lanka phấn đấu kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD

Chủ tịch nước: Việt Nam - Sri Lanka phấn đấu kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Sri Lanka nhất trí thúc đẩy ký kết các thỏa thuận hợp tác kinh tế, phấn đấu đạt kim ngạch song phương đạt 1 tỷ USD.
Nghị quyết 68:

Nghị quyết 68: 'Kim chỉ nam' tạo động lực phát triển kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68 xác định kinh tế tư nhân là động lực chiến lược, tiên phong đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, thúc đẩy tăng trưởng và hội nhập quốc tế.
Chú trọng việc sắp xếp các tổ chức vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Chú trọng việc sắp xếp các tổ chức vào Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khi sửa đổi, bổ sung Hiến pháp

Tờ trình đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013 với trọng tâm là hai nhóm nội dung.
Mobile VerionPhiên bản di động