Chủ nhật 22/12/2024 17:35

Tăng cường quản lý và kiểm soát tiền chất công nghiệp

Tình trạng lợi dụng tiền chất công nghiệp (TCCN) để sản xuất ma túy trên địa bàn một số tỉnh, thành phố đang có chiều hướng gia tăng. Việc mua đi bán lại, đường đi của TCCN khiến cho công tác quản lý, kiểm soát tiền chất đến người sử dụng cuối cùng còn gặp nhiều khó khăn.   

Còn nhiều khó khăn

Nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho các doanh nghiệp (DN) hoạt động sản xuất, kinh doanh, sử dụng và tồn trữ tiền chất công nghiệp (TCCN), sáng 29/11, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) phối hợp Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy tổ chức hội nghị về công tác quản lý và kiểm soát TCCN, tuyên truyền, phổ biến về phòng chống ma túy.

Phát biểu khai mạc hội nghị, bà Nguyễn Kim Liên - Phó Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) - cho biết: TCCN được xếp vào loại hóa chất lưỡng dụng. Tính lưỡng dụng của các loại tiền chất đang đặt ra những khó khăn nhất định cho cơ quan quản lý. Do đó yêu cầu đặt ra đối với công tác quản lý, kiểm soát tiền chất là vừa đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, vừa phòng ngừa thất thoát tiền chất vào sản xuất ma túy.

Theo bà Liên, thời gian qua, tình hình tội phạm và ma túy vẫn diễn biến phức tạp. Tình trạng lợi dụng TCCN để sản xuất ma túy trên địa bàn một số tỉnh, thành phố có chiều hướng gia tăng. Việc mua đi bán lại, đường đi của TCCN khiến cho công tác quản lý, kiểm soát tiền chất đến người sử dụng cuối cùng còn gặp nhiều khó khăn.

Bà Nguyễn Kim Liên - Phó Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) phát biểu khai mạc hội nghị

“Các DN nhập khẩu tiền chất về để kinh doanh không chỉ bán lại cho các đối tượng trực tiếp sử dụng mà còn bán cho nhiều đối tượng kinh doanh khác, các DN này lại bán cho các đối tượng khác tạo thành một khâu trung chuyển phức tạp, do đó việc kiểm soát đến khâu cuối cùng còn nhiều khó khăn. Các quy định về quản lý, kiểm soát TCCN chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay”, bà Liên chia sẻ.

Ông Nguyễn Minh Trí – Phòng trưởng Phòng Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh) - cho biết: Cơ chế phối hợp trao đổi thông tin giữa các đơn vị có chức năng kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy còn hạn chế, chưa có sự chia sẻ cơ sở dữ liệu thường xuyên về các DN hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất, nhập khẩu, sử dụng tiền chất trên địa bàn.

Ông Trí cho rằng, một số cơ sở sản xuất, kinh doanh, xuất, nhập khẩu, sử dụng tiền chất còn chưa ý thức được mức độ nghiêm trọng của việc thất thoát tiền chất công nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh tồn trữ, sử dụng, vận chuyển tiền chất công nghiệp.

“Một số cơ sở tồn chứa các hỗn hợp chất có các thành phần nguy hiểm, các tiền chất nhưng các sản phẩm này được kinh doanh dưới tên thương mại, không thể hiện đặc trưng hóa chất, tiền chất không có đầy đủ thông tin phân loại đặc tính nguy hiểm. Do đó, các cơ quan chức năng, địa phương quản lý còn gặp nhiều khó khăn trong rà soát, thống kê và thực hiện giám sát, kiểm tra”, ông Trí chia sẻ.

Tăng cường kiểm soát

Hiện nay các hoạt động liên quan đến TCCN phát triển theo hướng đa dạng, phong phú và tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Số lượng DN tham gia hoạt động hợp pháp liên quan đến tiền chất ngày càng gia tăng.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, số lượng tiền chất xuất, nhập khẩu của năm sau thường cao hơn năm trước khoảng 10-20% do nhu cầu sử dụng sử dụng của các DN ngày càng cao trong điều kiện chính sách mở cửa thu hút vốn đầu tư sản xuất hàng gia công theo hình thức DN chế xuất.

Hiện có khoảng 600 DN xuất, nhập khẩu TCCN, trong đó có khoảng 400 DN thường xuyên tham gia xuất, nhập khẩu tiền chất với số lượng lớn.

Ông Văn Huy Vương - Phó Trưởng phòng Quản lý hóa chất - Cục Hóa chất phát biểu tại hội nghị

Ông Nguyễn Minh Trí đề xuất, trong thời gian tới, nên thường xuyên chia sẻ thông tin giữa các cơ quan liên quan như Công an thành phố, Cục Hải quan thành phố, Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,… để kiểm soát chặt chẽ lượng hóa chất được xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng, tránh bị các tổ chức tội phạm lợi dụng để sản xuất ma túy tổng hợp.

Bên cạnh đó, các lực lượng quản lý thị trường cần tăng cường giám sát, kiểm tra đột xuất các cơ sở hoạt động hóa chất có dấu hiệu vi phạm, đặc biệt đối với các kho chứa tiền chất nguy hiểm, kiên quyết xử lý nghiêm, rút giấy phép, giấy chứng nhận đối với cơ sở không duy trì các điều kiện đã đăng ký.

Bà Nguyễn Kim Liên cũng cho rằng, các DN phải thường xuyên cập nhật các quy định của pháp luật về quản lý kiểm soát TCCN, đặc biệt là Nghị định số 71/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp.

“Các DN cần nhận thức được mục đích tầm quan trọng của công tác quản lý, kiểm soát TCCN theo từng giai đoạn, để việc quản lý TCCN tại các DN được chặt chẽ hơn, tuân thủ các quy định của pháp luật, không để xảy ra thất thoát tiền chất vào sản xuất ma túy”, bà Liên nhấn mạnh.

Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) hiện quản lý, kiểm soát 34 loại tiền chất bao gồm cả tiền chất nguy cơ cao và các loại tiền chất dung môi, chất xúc tiến tham gia trong quá trình điều chế ma túy. TCCN đồng thời cũng là các hóa chất nằm trong danh mục hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp được các Sở Công Thương quản lý theo quy định của Luật Hóa chất và nghị định số 113/2017/NĐ-CP. Các tiền chất cũng được các Sở Công Thương quản lý chặt chẽ thông qua thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện, thông qua công tác thanh tra, kiểm tra hàng năm.
Hoàng Tỷ
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp hóa chất

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại 'nóng' dịp cuối năm

Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Buôn lậu, gian lận thương mại: Giảm số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy hơn 19.000 đơn vị sản phẩm vi phạm

Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu là tang vật vi phạm

Hải Phòng: Tăng cường kiểm soát thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Đà Nẵng: Quý IV/2024, xử lý 28 vụ buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu