Thứ tư 06/11/2024 08:15

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát xăng dầu nhập lậu

Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh- Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, quản lý chất lượng, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu.

Ngày 14/4, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 2310/VPCP-V.I truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương tập trung chỉ đạo các đơn vị, lực lượng chức năng tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Công điện số 160/CĐ-TTg ngày 22/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước và Kế hoạch số 410/KH-BCĐ389 ngày 14/6/2017 của Trưởng Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại xăng dầu và các văn bản liên quan.

Thời gian qua, lực lượng Quản lý thị trường đã tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh xăng dầu

Đồng thời, chủ động, nắm chắc tình hình hoạt động nhập khẩu, vận chuyển, sản xuất, kinh doanh, lưu kho, phân phối, lưu thông mặt hàng xăng dầu (các hoạt động dễ bị lợi dụng nhằm trục lợi); tăng cường tuần tra, kiểm soát trên các tuyến biên giới, địa bàn trọng điểm trong nội địa và trên các vùng biển để kịp thời phát hiện, đấu tranh đối với các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, kinh doanh xăng dầu giả, kém chất lượng, nhất là các đối tượng có vai trò chủ mưu, cầm đầu để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Phó Thủ tướng yêu cầu tăng cường công tác phối hợp giữa các đơn vị, lực lượng chức năng, nhất là các đơn vị có thẩm quyền cấp phép, đăng ký chất lượng, đo lường thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các doanh nghiệp, đại lý, cửa hàng bán lẻ xăng dầu trong việc chấp hành các quy định về điều kiện nhập khẩu, lưu kho, vận chuyển, sản xuất, phân phối, lưu thông để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về gian lận đo lường, không bảo đảm chất lượng, đầu cơ, găm hàng chờ tăng giá nhằm trục lợi.

Khen thưởng kịp thời đối với tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; đồng thời, xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân có hành vi bao che, tiếp tay, bảo kê cho các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, trốn thuế trong kinh doanh xăng dầu.

Phó Thủ tướng giao Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia theo dõi việc thực hiện và tổng hợp kết quả, báo cáo Trưởng ban.

Trước đó, ngày 22/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Công điện số 160/CĐ-TTg về việc bảo đảm cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước.

Khoảng 2 năm trở lại đây, các lực lượng chức năng như Công an, Biên phòng, Cảnh sát biển, quản lý thị trường (QLTT) đã phát hiện nhiều đường dây nhập lậu xăng dầu, thậm chí pha chế xăng dầu ngay trong tại thị trường nội địa do lợi nhuận rất cao. Gần đây nhất, lực lượng Công an đã khởi tố vụ 200 triệu lít xăng dầu giả tại Đồng Nai.

Theo ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục QLTT, lực lượng QLTT xác định xăng dầu là mặt hàng trọng điểm trong công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm. Những vi phạm về chất lượng xăng dầu diễn ra phổ biến do việc pha chế xăng dầu ở thị trường nội địa dẫn đến xăng dầu kém chất lượng.

Để kiểm soát, giữ ổn định thị trường cũng như bảo vệ quyền lợi của người dân, doanh nghiệp, ông Trần Hữu Linh chia sẻ, lực lượng QLTT cả nước tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo từ Chính phủ, Bộ Công Thương, đặc biệt là những công điện khẩn liên quan đến tình hình ổn định của giá xăng dầu, chống mọi hành vi gian lận thương mại liên quan đến xăng dầu. Bên cạnh đó, theo dõi, giám sát, tiến hành kiểm tra đột xuất các hành vi vi phạm, đặc biệt là qua đường dây nóng của lực lượng QLTT.

Ngoài ra, rà soát, đánh giá lại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu có hoạt động tạm ngưng trong thời gian qua, có các biện pháp xác minh làm rõ. Đặc biệt, tăng cường kiểm tra đột xuất và áp dụng các hình thức xử phạt và xử phạt bổ sung để răn đe. Đồng thời, tập trung tuyên truyền, vận động người dân phổ biến tiết kiệm việc sử dụng xăng dầu; phát hiện tố giác nhằm hỗ trợ lực lượng QLTT trong quá trình kiểm tra, kiểm soát, phát hiện các vụ việc vi phạm.

Thu Phương
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Nghệ An: Xử phạt chủ cơ sở kinh doanh 400kg thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ

Quản lý thị trường Cao Bằng tuyên truyền pháp luật tại Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP

Nghệ An: Tiêu hủy 400kg sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ

Tây Ninh: Quản lý thị trường 'mạnh tay' với vi phạm trên thương mại điện tử

Đà Nẵng: Phát hiện 2 cửa hàng giả mạo nhãn hiệu Hermes, Chanel, Gucci, Adidas

Hà Nội đẩy mạnh kiểm tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại các bếp ăn trường học

Quản lý thị trường Cao Bằng triển khai đợt cao điểm chống buôn lậu dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025

Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội tăng cường thanh tra, kiểm tra, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Quản lý thị trường Nghệ An triển khai đợt cao điểm dịp Tết Nguyên đán 2025

Bạc Liêu: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm

Hà Nội: Tạm giữ nhiều hàng hoá vi phạm tại 2 cơ sở ở La Phù

Hà Nội: Hàng nghìn vụ buôn lậu và gian lận thương mại được xử lý trong 2 năm

Quản lý thị trường phía Nam đồng loạt ra quân kiểm tra hàng hoá xuyên Tết Nguyên đán

Hà Nội mạnh tay xử phạt hàng loạt cơ sở vi phạm lĩnh vực an toàn thực phẩm và y tế

Thấy Quản lý thị trường, nhiều cửa hàng tại Sài Gòn Square đóng sập cửa

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường liên tiếp phát hiện nhiều vi phạm trên thương mại điện tử

Bắc Giang: Phát hiện 3 xe tải chở gần 8.000 sản phẩm nhập lậu

Quản lý thị trường 'đột kích' chợ Bến Thành, phát hiện nhiều vi phạm

Hà Nội: Mạnh tay xử lý cơ sở kinh doanh trái phép 'bóng cười'

Cao Bằng: Xử phạt 2 hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ