Thứ ba 26/11/2024 09:34

Tạm giữ hơn 9.000 sản phẩm SEVEN.am chưa xuất trình hóa đơn chứng minh nguồn gốc

Chiều ngày 11/11, đội Quản lý thị trường (QLTT) số 14 (Cục QLTT Hà Nội) đã quyết định tạm giữ hơn 9.000 sản phẩm của thương hiệu SEVEN.am do chưa xuất trình đầy đủ hóa đơn chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa, sau khi kiểm tra 5 điểm kinh doanh thương hiệu thời trang này trên địa bàn.

Như đã đưa tin trước đó, sáng ngày 11/11, dưới sự chỉ đạo của Tổng cục QLTT, Đội QLTT số 14 thuộc Cục QLTT Hà Nội đã chia thành 05 Tổ tiến hành kiểm tra 05 địa điểm kinh doanh Thương hiệu thời trang SEVEN.am.

Qua kiểm tra, tổng số hàng hóa tại 5 cơ sở là 9.035 sản phẩm gồm: 5.445 chiếc đầm, 409 chiếc chân váy, 1.902 chiếc áo khoác, 838 chiếc áo, 279 chiếc quần, 124 bộ quần áo, 24 túi xách và 14 chiếc ví.

Đội QLTT số 14 thuộc Cục QLTT Hà Nội tạm giữ hơn 9.000 sản phẩm của thương hiệu SEVEN.am do chưa xuất trình đầy đủ hóa đơn chứng minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa

Tại thời điểm kiểm tra ở cơ sở kinh doanh số 135 Trần Phú, Hà Đông, ông Đặng Quốc Anh – Giám đốc Công ty cổ phần MHA, sở hữu thương hiệu SEVEN.am – cho biết, đơn vị chỉ làm thương mại, không sản xuất. Sau khi thiết kế sẽ chuyển cho Công ty TNHH Thời trang quốc tế Bảo Anh (Công ty Bảo Anh) may thành phẩm. "Tất cả các sản phẩm SEVEN.am được sản xuất trong nước" - ông Đặng Quốc Anh khẳng định.

Tuy nhiên, trong quá trình làm việc, đại diện này chỉ xuất trình cho đoàn kiểm tra 1 bản Đăng ký nhãn hiệu SEVEN.am còn hạn sử dụng; Giấy chứng nhận hợp quy Số 14518064; Đăng ký kinh doanh, Hợp đồng kinh tế may mặc được ký từ ngày 2/1/2018 với Công ty TNHH Thời trang quốc tế Bảo Anh, 1 hoá đơn thanh toán với Công ty Bảo Anh từ tháng 5/2019 và không giải thích được cơ sở chất lượng gắn số hợp quy.

Đại diện Đội quản lý thị trường 14 đã yêu cầu đơn vị cung cấp thêm bản Công bố hợp quy, các hoá đơn khác để đối chiếu, chứng minh nguồn gốc số hàng đang bán. Tuy nhiên, tại thời điểm kiểm tra, chủ các cửa hàng kinh doanh đều không xuất trình được đầy đủ hoá đơn chứng minh nguồn gốc hàng hoá. Đồng thời, chưa công bố hợp quy cho sản phẩm để đưa ra lưu thông theo quy định. Chính vì vậy, Đội QLTT số 14 đã tiến hành tạm giữ toàn bộ 9.035 sản phẩm để điều tra, làm rõ. Cùng với đó, Đội QLTT số 14 đã tiến hành lấy 03 mẫu sản phẩm để giám định chất lượng.

Thu Phương - Lan Anh
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Cần Thơ: Nhiều sai sót trong công tác đầu tư xây dựng tại quận Ô Môn

Nghệ An: Công ty Vật liệu xây dựng và Xây lắp thương mại BMC bị cưỡng chế thuế

Cục Thuế tỉnh Cao Bằng công khai danh sách 19 người nộp thuế nợ tiền thuế

Hải Phòng: Công ty Cổ phần Lisemco 5 bị cưỡng chế nợ thuế hơn 15 tỷ đồng

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh chuyển hồ sơ vụ Công ty Viên Phát Vinh có dấu hiệu buôn lậu

Kỷ luật khiển trách đối với Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Ngãi

TP. Hồ Chí Minh: Biển quảng cáo sai phép chình ình ‘trên đầu’ cây xăng

Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Hà Tĩnh bị cưỡng chế thuế hơn 9,8 tỷ đồng

Công an Thanh Hóa bắt giữ nhiều đối tượng trong đường dây trộm cắp xe máy liên tỉnh

Công an Bình Dương bắt tạm giam đối tượng Bùi Tiến Lợi

Cục Thuế tỉnh Sơn La công khai danh sách 62 người nộp thuế nợ tiền thuế

CEO Vương Long đăng video thứ 2 xin lỗi doanh nghiệp, muốn được rút kinh nghiệm

Đà Nẵng: Khởi tố Tổng Giám đốc Công ty GFDI Nguyễn Quang Hoàng cùng các đồng phạm

Bạc Liêu: Công ty CP tư vấn xây dựng Tiến Hưng bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bắt đầu cưỡng chế 2 resort ở Bãi Sau

TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện nhiều vi phạm tại Công ty Gas Châu Minh Phong

Quảng Bình: Khởi tố 9 giám đốc, trưởng ban quản lý dự án

Hà Tĩnh: Công ty Đầu tư và Xây dựng Sơn Hà HT bị cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn

Công an Thanh Hóa ra quân bắt, vận động đầu thú và thanh loại 27 đối tượng truy nã

Cục Hải quan TP. Cần Thơ công khai 13 doanh nghiệp nợ thuế