Thứ sáu 27/12/2024 12:44

Sửa luật để phát triển giao thông đường bộ bền vững

Bộ Giao thông Vận tải đang xin ý kiến xây dựng Dự thảo Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi, bổ sung) trình Chính phủ, trình Quốc hội xem xét thông qua năm 2020, nhằm tạo đột phá về chính sách, phát triển giao thông đường bộ bền vững.  

Thực tiễn thi hành Luật Giao thông đường bộ 2008 (có hiệu lực năm 2009) gần chục năm qua cho thấy, bên cạnh những mặt tích cực, còn bộc lộ nhiều hạn chế. Chẳng hạn, phương tiện giao thông cá nhân phát triển nhanh, nhiều loại mới xuất hiện, trong khi kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ từ nông thôn đến đô thị, quốc lộ, đường cao tốc vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải, kết nối, thiếu đồng bộ. Công tác quản lý, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông nhiều bất cập, quỹ đất bố trí cho giao thông đường bộ theo qui hoạch thực hiện chưa đạt. Hoạt động vận tải công cộng chưa đáp ứng được nhu cầu, số người bị chết, bị thương do tai nạn giao thông đường bộ vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng...

Hội thảo lấy ý kiến xây dựng Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi, bổ sung)

Tại Hội thảo lấy ý kiến xây dựng Dự thảo Luật Giao thông đường bộ sửa đổi, bổ sung, diễn ra ở Hà Nội ngày 27/8/2018, đại diện Bộ Giao thông Vận tải cho biết, có rất nhiều nguyên nhân của thực trạng nêu trên. Trong đó, yếu tố hàng đầu là do chính sách, pháp luật về giao thông đường bộ chưa theo kịp thực tiễn, một số chính sách chậm ban hành hoặc khi ban hành thì đã không còn phù hợp, có những quy định vừa mới được áp dụng đã phải sửa đổi, bổ sung.

Công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, quy hoạch, xây dựng, bảo vệ kết cấu hạ tầng chưa được quan tâm đúng mức. Quản lý nhà nước về giao thông vận tải chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều qui định và điều kiện kinh doanh vận tải đường bộ chưa phù hợp, đặc biệt trong bối cảnh có các hình thức kinh doanh vận tải mới ứng dụng công nghệ thông tin như xe grab, uber và một số loại hình khác như xe điện, mô tô điện… luật hiện hành chưa có quy định.

Bộ Giao thông Vận tải Sửa đổi, bổ sung Luật Giao thông đường bộ nhằm tạo bước đột phá thể chế hoá chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển giao thông đường bộ bền vững, đáp ứng yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.

Tốc độ phát triển kinh tế nhanh kéo theo gia tăng mạnh số lượng phương tiện giao thông và nhu cầu đi lại của người dân. Vận tải đường bộ đang phải gánh tỷ trọng lớn về vận tải nói chung, kể cả vận tải hành khách lẫn hàng hóa. Trong khi tỷ lệ đất dành cho giao thông đường bộ chưa đảm bảo, vận tải công cộng hạn chế, dịch vụ hỗ trợ hoạt động vận tải còn thiếu, hệ thống đường bộ nâng cấp, cải tạo chủ yếu là từ hệ thống đường cũ.

Nguồn vốn ngân sách nhà nước chi đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông hạn hẹp, chưa đền bù và thu hồi đủ phần đất phát triển đường bộ (đất bảo vệ, bảo trì, hành lang an toàn đường bộ…), trong khi nhu cầu phát triển rất lớn. Để đáp ứng quy định về hành lang an toàn đường bộ với hệ thống quốc lộ phải cần khoảng 713.160 tỷ đồng cho việc đền bù, giải phóng mặt bằng, lượng vốn này rất khó khả thi trong bối cảnh ngân sách hiện nay. Hoạt động xã hội hóa đầu tư xây dựng đường bộ mới làm được ở các tuyến đường lớn, trọng điểm, các tuyến đường địa phương, vùng sâu, vùng xa chưa được xây dựng, cải tạo, nâng cấp.

Với nhiều lý do nêu trên, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, sửa đổi, bổ sung toàn diện, có trọng tâm các nội dung của Luật Giao thông đường bộ hiện hành là hết sức cần thiết, trong đó có các nhóm nội dung quan trọng như quy tắc giao thông của các công trình đường bộ đặc thù (đường cao tốc, cầu dài vượt biển...); cơ chế huy động các nguồn lực xã hội xây dựng hạ tầng giao thông đường bộ; khung pháp lý cho các loại phương tiện mới, phương tiện giao thông thông minh; ứng dụng công nghệ thông tin quản lý, điều hành giao thông thông minh.../.

Ngọc Quỳnh
Bài viết cùng chủ đề: hạ tầng giao thông

Tin cùng chuyên mục

Thừa Thiên Huế: Cưỡng chế thuế Công ty Lê Phước Lợi và Công ty Kim Bảo Thanh

Cần Thơ: Chi nhánh Công ty Dầu khí Nam Sông Hậu bị cưỡng chế hơn 100 tỷ đồng tiền thuế

Xét xử nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Trịnh Văn Chiến và 10 đồng phạm

Thanh Hóa: Cưỡng chế thuế Công ty thương mại dịch vụ xây dựng và đầu tư Thuận Thiên

Thực hư thị trường cao hổ bạc tỷ - Bài 2: Góc khuất qua lời kể của 'giáo sư cao hổ'

Bà Rịa – Vũng Tàu: Công ty dịch vụ Cảng Mỹ Xuân bị cưỡng chế thuế số tiền hơn 17 tỷ đồng

TP. Hồ Chí Minh: Công ty Cổ phần NIVL nợ thuế hơn 152 tỷ đồng

Xử phạt người đăng thông tin sai sự thật vụ phóng hỏa đốt quán cà phê tại Phạm Văn Đồng

Nghệ An: Cưỡng chế thuế, ngừng sử dụng hóa đơn Công ty Thiết bị Y tế - Dược Trường Thịnh Phát

Yên Bái: Ngừng sử dụng hoá đơn Công ty VINASAN, Công ty Cường Thịnh do nợ thuế

Quảng Ngãi: Những sở ngành, địa phương nào thuộc diện thanh tra năm 2025?

Đồng Tháp: Một công ty hoạt động trong lĩnh vực giáo dục bị phong tỏa tài khoản do nợ thuế

Sơn La: Công khai danh sách 59 cá nhân nợ tiền thuế số tiền hơn 17 tỷ đồng

Lào Cai: Cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn 4 doanh nghiệp nợ thuế trên địa bàn

Bà Rịa – Vũng Tàu: 3 doanh nghiệp nợ thuế bị cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn

Thấy gì từ vụ chồng bị khởi tố vì đập vỡ điện thoại của vợ?

Thanh Hoá: Xử phạt Công ty Cổ phần Xây lắp điện và dịch vụ điện Tín Nghĩa

Tiktoker Dưỡng Dướng Dường tiếp tục bị phạt

Cần Thơ: Cưỡng chế thuế đối với Công ty Cổ phần Trung Sơn

Bạc Liêu: Công ty Vật liệu xây dựng Phúc Lộc Thọ bị cưỡng chế thuế