Chủ nhật 22/12/2024 20:36

Sử dụng máy rửa bát như thế nào để tiết kiệm điện và nước?

Nhu cầu sử dụng máy rửa bát của các gia đình ngày càng tăng cao, nhờ sự tiện lợi và khả năng làm sạch tối đa mà vẫn tiết kiệm điện, nước.

Máy rửa bát là một trong những dòng sản phẩm hiện đại, mang nhiều lợi ích cho người sử dụng và thông dụng trong không gian bếp của các gia đình. Tuy nhiên về mức độ tiết kiệm điện của máy rửa bát thì không phải ai cũng biết.

Máy rửa bát là một trong những dòng sản phẩm hiện đại, mang nhiều lợi ích cho người sử dụng. Ảnh minh họa

Máy rửa bát có nguồn năng lượng cung cấp chính từ điện năng, từ các bộ phận như hệ thống máy bơm thủy lực, máy bơm này có tác dụng đẩy nước với áp lực đến vòi phun nước nhờ nguồn điện năng. Với những mẫu máy rửa bát khác nhau sẽ có những công suất khác nhau, mức trung bình của máy bơm ở máy rửa bát tầm 180W. Bộ phận thanh đốt làm nóng nước máy rửa bát sử dụng điện năng làm nguồn nhiên liệu chính. Máy bơm đẩy nước qua khoang làm nóng trực tiếp, nước sẽ nhanh chóng nóng theo đúng chế độ người dùng chọn, bộ phận thanh đốt này có công suất từ 1500 đến 2000W.

Bên cạnh đó bộ phận điều khiển của máy rửa bát cũng sử dụng nguồn điện năng nhưng không đáng kể. Tổng công suất của máy rửa bát cũng chỉ tương đương với một chiếc bình nóng lạnh. Ngoài ra với nguồn điện năng tiết kiệm máy rửa bát còn tiết kiệm được nguồn nước lớn so với quá trình rửa bát bằng phương pháp thủ công.

Mỗi chu trình của máy rửa bát đặc biệt các dòng máy cao cấp, chỉ tiêu thụ khoảng 12 lít nước trong khi nếu rửa bằng tay với khoảng 12 bộ chén bát phải tiêu tốn khoảng 20 lít nước. Với tất cả các dòng máy rửa bát đều tiêu thụ mức nước như trên kể cả máy rửa bát âm tủ hay máy rửa bát đứng độc lập. Các loại máy rửa bát cao cấp như Fagor, Munchen, Bosch… hiện đều có chứng nhận và dán nhãn năng lượng A, A+, A++ để khách hàng dễ dàng nhận biết, đánh giá, lựa chọn sản phẩm.

Ngoài ra, khi sử dụng máy rửa bát còn giúp rửa bát sạch hơn, tiệt trùng và sấy khô bát đĩa vì khi rửa máy rửa bát sẽ hoạt động với mức nhiệt độ nước khi rửa đạt từ 60 - 80 độ C trong khi rửa bát bằng tay chỉ có mức nhiệt độ 30 - 40 độ C.

Để việc sử dụng máy rửa bát vừa đạt hiệu quả tối đa lại tiết kiệm điện, nước. Hãy tham khảo những mẹo dưới đây để tiết kiệm được chi phí cho gia đình.

Sử dụng chế độ tiết kiệm năng lượng

Các máy rửa bát hiện đại thường có chế độ tiết kiệm năng lượng. Chế độ này có thể giảm lượng tiêu thụ điện nước bằng cách rửa ở nhiệt độ thấp hơn và sử dụng chu kỳ rửa ngắn hơn. Khi chọn chế độ này, có thể tiết kiệm từ 20% - 40% năng lượng so với chế độ bình thường.

Cài đặt nhiệt độ ở mức thích hợp

Nếu máy rửa chén của gia đình không có chế độ tiết kiệm năng lượng, có thể cài đặt nhiệt độ thủ công để đạt hiệu suất tiết kiệm. Thông thường, nhiệt độ từ 45ºC - 50ºC là đủ để làm sạch bát đĩa hiệu quả mà vẫn giảm tiêu thụ điện.

Sử dụng chế độ cảm biến tự động

Một số máy rửa bát được trang bị chế độ cảm biến tự động, cho phép máy nhận biết mức độ bẩn để điều chỉnh /chu-de/nhiet-do.topic và thời gian rửa tương ứng. Bằng cách sử dụng chế độ này, máy rửa bát sẽ chỉ sử dụng nhiệt độ và nước cần thiết, giúp tiết kiệm điện và nước hiệu quả.

Những lưu ý khi mua và sử dụng máy rửa bát

Chọn máy rửa bát tiết kiệm năng lượng: Khi mua máy rửa bát mới, hãy cân nhắc mua các các loại máy có khả năng tiết kiệm năng lượng. Điều này giúp tiết kiệm tiền và tài nguyên trong quá trình vận hành máy.

Để dồn bát đĩa vào rửa một lần: Lượng nước và điện tiêu thụ sẽ không thay đổi dựa trên số lượng bát đĩa trong máy. Vì vậy, nên dồn bát đĩa đủ nhiều rồi hãy khởi động rửa để giảm tần suất rửa. Tuy nhiên, hãy tránh việc quá tải máy, vì điều này có thể làm giảm hiệu suất hoạt động của máy.

Sắp xếp đồ vào máy một cách hợp lý: Vị trí dưới cùng trong máy rửa bát có áp suất nước và nhiệt độ cao nhất. Vì vậy, đặt những đồ bẩn nhiều nhất và khó làm sạch nhất vào vị trí này sẽ đảm bảo chúng được rửa sạch nhanh và hiệu quả.

Loại bỏ thức ăn trong bát đĩa trước khi đặt vào máy: Để máy được bền cũng như bảo vệ máy, hãy loại bỏ hoàn toàn thức ăn từ bát đĩa trước khi đặt chúng vào máy rửa bát. Điều này giúp tránh việc cặn bẩn và thức ăn dính vào các bộ phận khác của máy.

Kiểm tra và làm sạch định kỳ: Nếu máy rửa bát không hoạt động ở hiệu suất tốt nhất, nó có thể tiêu thụ nhiều năng lượng và nước hơn bình thường. Vì vậy, nên kiểm tra và làm sạch máy rửa bát định kỳ để máy được bền hơn.

Qua những thông tin chia sẻ trên, có thể thấy rằng máy rửa bát sử dụng không những tiết kiệm điện mà nó còn giúp giảm thiểu việc tiếp xúc với các hóa chất tẩy rửa, an toàn và bảo vệ sức khỏe.

Lê Nguyệt
Bài viết cùng chủ đề: Tiết kiệm điện

Tin cùng chuyên mục

Danh sách các tác phẩm đoạt giải báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Tòa nhà Bảo tàng Hà Nội: Tiết kiệm năng lượng nhờ thiết kế xanh

Hơn 2,6 triệu hộ gia đình miền Trung – Tây Nguyên sử dụng ứng dụng EVNCPC CSKH

Cuba làm gì giữa cơn khủng hoảng điện 'tồi tệ' nhất trong nhiều năm?

Doanh nghiệp sợi Hà Nội tiết kiệm 10,3% điện năng mỗi năm

Hơn 11.300 người lao động ngành điện miền Trung thi đua tiết kiệm điện

Công ty CP Bia Hà Nội - Kim Bài: Giảm chi phí nhờ tiết kiệm năng lượng

Phát huy vai trò của đổi mới sáng tạo trong tăng trưởng xanh, tiết kiệm năng lượng

Tăng cường cơ chế khuyến khích doanh nghiệp sử dụng năng lượng tiết kiệm

Phát động cuộc thi khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Phát huy vai trò của truyền thông trong sử dụng năng lượng hiệu quả

Đà Nẵng: Khánh thành trạm hoán đổi pin xe điện hai bánh đầu tiên

Phát động cuộc thi trực tuyến: Tìm hiểu kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả 2024

Trao giải cuộc thi viết 'Tiết kiệm điện thành thói quen' năm 2024

Tiết kiệm trên 5,7 tỷ đồng mỗi năm nhờ sử dụng năng lượng hiệu quả

Kinh nghiệm tiết kiệm điện, giảm phát thải từ sản xuất xi măng ở quốc gia tỷ dân

Molex Việt Nam sản xuất xanh nhờ tiết kiệm điện tới 18,2%

Quảng Ninh đẩy mạnh tuyên truyền tiết kiệm điện trong gia đình

Kinh nghiệm tiết kiệm năng lượng ở Nhà máy Bia Hà Nội – Mê Linh

1 kWh ánh sáng có giá bao nhiêu?