Chủ nhật 22/12/2024 10:50

Smartthings Việt Nam: Dấu ấn 'phù thủy' tài chính Nguyễn Tất Long

Sự già dơ cùng mối quan hệ chặt chẽ với tổ chức tín dụng đến từ hai đại gia Nguyễn Tất Long và Ngô Hoàng Long sẽ tạo nên thành công cho Smartthings Việt Nam?

Ông Nguyễn Tất Long (SN 1979) là doanh nghiệp cư trú tại Hà Nội, hoạt động khá sôi nổi trên các lĩnh vực thương mại, xây dựng, tài chính. Năm 2021, ông bắt tay cùng Công ty Cổ phần Vật tư và Hóa chất xây dựng Đông Á (Công ty Đông Á) lập ra Công ty Cổ phần Smartthings Việt Nam - một doanh nghiệp được định hướng kinh doanh các mặt hàng xây dựng "bình dân" với số vốn điều lệ 2 tỷ đồng.

Khi này, ông Nguyễn Tất Long sở hữu 48% cổ phần và làm Tổng giám đốc kiêm người đại diện theo pháp luật; Công ty Đông Á sở hữu 51% và 1% còn lại thuộc về ông Đỗ Văn Khánh (SN 1973). Công ty Smartthings Việt Nam đang nổi như cồn sau khi "mạnh dạn" nộp hồ sơ tham gia đầu tư dự án Khu dân cư Thanh Lương có diện tích gần 30,2 ha, tổng mức đầu tư gần 643 tỷ đồng ở xã Tân Hòa, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên.

Trụ sở của nhà đầu tư "mạnh dạn" ứng tuyển dự án 643 tỷ đồng ở Thái Nguyên khá giản dị

Đối với ông Nguyễn Tất Long, 2022 là năm đột phá về sự nghiệp, giúp ông thâm nhập đi sâu vào lĩnh vực tài chính, được lựa chọn làm Phó Tổng giám đốc của Công ty Cổ phần Giao dịch hàng hóa Amber (AXC) - công ty non trẻ trực thuộc Tập đoàn Amber chuyên về môi giới giao dịch hàng hóa tại Việt Nam, thành viên của Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV). Ngày sáng lập, bà Lê Thị Hải Hà (SN 1984) là người nắm giữ cổ phần chi phối với 65% vốn điều lệ (gần 49 tỷ đồng), ông Nguyễn Văn Hải (SN 1975) giữ 15% và ông Ngô Hoàng Long (SN 1980) cầm 30% cổ phần sót lại.

Bà Lê Thị Hải Hà được biết tới là thành viên "cộm cán" của Tập đoàn Amber, được giới chủ tin tưởng giao phụ trách thêm 50% vốn điều lệ Công ty Cổ phần Amber Fintech, lượng lớn cổ phần tại Công ty Amber Real Estate và đặc biệt là 96% vốn của Công ty TNHH Amber Group. Song, vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty AXC vẫn do ông Ngô Hoàng Long, một chuyên gia về tài chính - ngân hàng tiếp quản.

Từ tháng 3/2024, ông Ngô Hoàng Long rút khỏi Công ty AXC và Phó Tổng giám đốc Nguyễn Tất Long được bổ nhiệm thay thế, kiêm người đại diện pháp luật cho doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ phái sinh này. Có quan điểm cho rằng, ông Ngô Hoàng Long ra đi trong sự "bị động", bởi Công ty AXC sau khi chính thức gia nhập MXV vào tháng 3/2023, được chấp thuận giao dịch các mặt hàng trên sàn từ tháng 5/2023 thì đến tháng 6 cùng năm đã bị MXV phạt cảnh cáo do không tuân thủ quy định trong hoạt động giao dịch của MXV, nói lên công tác vận hành của doanh nghiệp đang "có vấn đề".

Tuy nhiên, giới tài chính cũng đồn đoán sự thoái lui của ông Ngô Hoàng Long chỉ mang tính "giấy tờ". Nhiều chi tiết bộc lộ, mối quan hệ giữa ông Ngô Hoàng Long và người kế nhiệm tại Công ty AXC - ông Nguyễn Tất Long là rất sâu sắc.

Đại diện của Công ty Cổ phần Giao dịch hàng hóa Amber (AXC) tham gia sự kiện tháng 5/2024 của MXV. (Ảnh: AXC)

"Phù thủy" tài chính

Theo tìm hiểu, ông Ngô Hoàng Long tuy ít hơn ông Nguyễn Tất Long 1 tuổi, nhưng xét về bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng thì chẳng hề thua kém. Trước kia, ông từng là Giám đốc Phòng giao dịch Âu Cơ của Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương - Oceanbank dưới thời Chủ tịch Hội đồng quản trị Hà Văn Thắm. Vì gặp biến cố, dính líu đến "đại án" nên ông buộc phải rời khỏi nơi đây.

Trở lại và "lợi hại hơn xưa", tháng 7/2018, ông Ngô Hoàng Long và ông Phạm Đăng Hùng (SN 1982) cùng bà Nguyễn Hồng Kết (SN 1986) "hùn vốn" thành lập công ty có "khẩu vị" kinh doanh khác biệt, phục vụ khách hàng có nhu cầu tư vấn đầu tư, mua bán nợ, bất động sản, mang tên Công ty Cổ phần Mua bán nợ T.M.

Số vốn ban đầu 100 tỷ đồng được góp bởi ông Ngô Hoàng Long 60 tỷ đồng, bà Nguyễn Hồng Kết góp 30 tỷ đồng và ông Phạm Đăng Hùng góp 10 tỷ đồng.

Từ tháng 6/2022, ông Nguyễn Tất Long được các "ông chủ" của Mua bán nợ T.M tin tưởng, bổ nhiệm làm Tổng giám đốc phụ trách chỉ đạo toàn diện. Đối tác "ruột" của Mua bán nợ T.M là một ngân hàng thương mại trong nước, cung cấp hàng loạt các khoản nợ xấu "khủng" chủ yếu từ cho vay kinh doanh bất động sản (qua tín dụng hoặc trái phiếu). Tiêu điểm là khoản nợ từ Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản DLC được "sang tay" cho Mua bán nợ T.M từ cuối năm 2021, hay Công ty Cổ phần Đầu tư Vũng Tàu Hospitality từ tháng 9/2022 trị giá 1.450 tỷ đồng, Công ty TNHH Đầu tư và Bất động sản Minh Anh trị giá 1.500 tỷ đồng...

Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản DLC là chủ đầu tư dhung cư DLC Complex hay còn gọi là Harmony Square tại Hà Nội (Ảnh: Internet)

Hy hữu nhất có lẽ là khoản nợ xấu của Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển và Thương mại TK theo Hợp đồng cho vay số 0107/2022/HĐCV ngày 13/7/2022, nhưng đến hết tháng 10/2022, tức quan hệ tín dụng mới nảy sinh sau 3 tháng, lập tức đã được bán nợ lại cho Công ty Mua bán nợ T.M. Giá trị số tiền cho vay không hề nhỏ, lên tới 1.400 tỷ đồng.

Nhận về nhiều sự tin tưởng và tín nhiệm của ngân hàng, tiếc rằng, đôi bàn tay tài hoa cùng kinh nghiệm tích lũy dày dặn của ông Ngô Hoàng Long, ông Nguyễn Tất Long vẫn không giúp Mua bán nợ T.M thanh lý nhanh được số nợ xấu nêu trên. Theo tài liệu của Báo Công Thương, khoản nợ xấu chẳng những không vơi, mà còn tích tụ dần hết năm này qua năm khác.

Để rồi rốt cuộc, đến cuối năm 2023, tổng nợ phải trả của công ty Mua bán nợ T.M đã lên 5.834 tỷ đồng, trong khi đó, vốn chủ sở hữu chỉ 78,2 tỷ đồng. Như vậy, công ty này đang gồng gánh một "núi nợ" gấp 74,6 lần vốn họ có, ẩn chứa những rủi ro lớn về khả năng sụp đổ trong tương lai.

Cùng lúc đó, Mua bán nợ T.M còn "cõng" thêm món nợ vay tín dụng 220 tỷ đồng (năm 2022 là 847,9 tỷ đồng), và khi hoạt động kinh doanh chưa thể tạo ra lợi nhuận, việc chi trả lãi vay khiến doanh nghiệp phải báo lỗ lần lượt 6,6 tỷ đồng và 15,1 tỷ đồng các năm 2022 - 2023, gây ra sự thiếu hụt vốn như đã biết. Phải chăng, từ công ty chuyên xử lý các món nợ xấu cho ngân hàng, T.M của ông Ngô Hoàng Long và ông Nguyễn Tất Long sắp sửa trở thành "con nợ" tiếp theo của ngân hàng?

Có chung "kịch bản" như Mua bán nợ T.M, Công ty Cổ phần Đầu tư tài chính V.A cũng đang sắm vai "chiếc két" lưu giữ hợp đồng nợ xấu cho ngân hàng. Đây là đơn vị mua bán nợ khác trong hệ sinh thái của những "đại gia" cư trú tại Hà Nội, được thành lập vào tháng 10/2022, do ông Nguyễn Tất Long làm người đứng tên, giữ 20% cổ phần (tương đương 20 tỷ đồng), ông Ngô Hoàng Long cầm 65% cổ phần, ông Ngô Văn Nam (đại diện cũ của Mua bán nợ T.M) cầm 15% cổ phần.

Hai tháng sau thành lập, Đầu tư tài chính V.A "bị đẩy" cho 5.385 tỷ đồng bất luận vốn chủ sở hữu "nhõn" có 99,9 tỷ đồng. Con số này duy trì đến hết năm 2023, không có sự xê dịch. Danh tính các "con nợ" khó đòi ở Đầu tư tài chính V.A là Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản BTT-Land (tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản Quy Nhơn), Công ty TNHH Bất Động Sản PMT, Công ty TNHH Bất động sản EDK... Chỉ với hai "chiếc két" này, tổng khối nợ xấu được "hấp thụ" là gần 11.000 tỷ đồng, vượt xa số vốn bỏ ra để thành lập doanh nghiệp (200 tỷ đồng).

Những chi tiết trên phản ánh sự già dơ đến từ hai đại gia Ngô Hoàng Long hay Nguyễn Tất Long. Vận dụng khéo léo những công cụ, nghiệp vụ tài chính, cùng với mối quan hệ chặt chẽ với tổ chức tín dụng, việc Công ty Smartthings Việt Nam hay Công ty Đông Á bỗng chốc tăng vốn điều lệ thêm vài chục lần là điều không khó để mường tượng.

Tuy nhiên, đối với 1 dự án trọng điểm như Khu dân cư Thanh Lương, người dân có quyền đòi hỏi nhà đầu tư phải là đơn vị có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm, từng thực hiện những dự án lớn thay vì một nhà đầu tư "tay mơ", có phần chới với khi mặc "chiếc áo quá rộng" ảnh hưởng xấu đến tiến độ và chất lượng dự án.

Ngọc Anh

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: ViNa CHG được vinh danh là doanh nghiệp, doanh nhân tiêu biểu

Doanh nghiệp, doanh nhân với khoa học và trách nhiệm vì sức khoẻ cộng đồng

Doanh nhân Việt Nam: Vượt tâm thế người đi sau 'chèo lái' doanh nghiệp vươn xa, lớn mạnh

Hội Doanh nghiệp Hà Tĩnh phía Nam: Doanh nhân vươn xa – Quê nhà thịnh vượng

''Quản trị Xám'': Góc nhìn mới cho tư duy lãnh đạo trong thời đại chuyển đổi

Doanh nhân Hán Thành Tuấn gây dựng khối tài sản 'khủng' như thế nào?

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp tư nhân

Quốc hội sẽ luôn lắng nghe các đề xuất, sáng kiến của doanh nghiệp, doanh nhân

Diễn đàn quốc gia thường niên “Văn hóa với doanh nghiệp” lần thứ tư sẽ tổ chức vào tháng 11/2024

Tiến sĩ Nguyễn Thị Vinh làm “thuyền trưởng” của Thái Hưng - Top 5 doanh nghiệp thương mại thép Việt Nam

Công ty Thanh Tuấn - Thế lực xây lắp "ẩn mình" giữa lòng TP. Hồ Chí Minh

Làm sao cụ thể hoá khát vọng “Tỷ phú thế giới, doanh nhân quyền lực nhất châu Á”?

Mục tiêu đến năm 2030, có ít nhất 10 doanh nhân Việt lọt danh sách tỷ phú USD thế giới

Vụ hai cô gái trẻ lộ clip: VIB khẳng định không phải nhân sự ngân hàng!

CEO Nguyễn Thị Huyền Trang – nỗ lực phát triển kinh doanh để có điều kiện hỗ trợ cộng đồng nhiều hơn

"Siêu dự án" sân bay Long Thành sắp triển khai 5 gói thầu giá trị lớn

10 quy tắc trong công tác điều hành doanh nghiệp của doanh nhân Đặng Văn Thành

Infographic: Tài sản của các tỷ phú Việt Nam thay đổi chóng mặt ra sao trong năm 2024?

CEO Huỳnh Bích Ngọc - người truyền cảm hứng cho nhiều nữ doanh nhân

COO Dung Bùi - Nữ doanh nhân tài năng và hành trình xây dựng trang tin điện tử VNtre.vn