Thứ hai 12/05/2025 23:02

Siro trị ho Ấn Độ liên quan đến 66 cái chết của trẻ em có đăng ký lưu hành tại Việt Nam?

Theo Cục quản lý Dược (Bộ Y tế), 4 loại siro trị ho của Ấn Độ vừa bị Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo nguy hiểm chưa đăng ký lưu hành tại Việt Nam.

Mới đây, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo đối với 4 loại thuốc siro trị ho và cảm lạnh của hãng dược Maiden của Ấn Độ.

Siro trị ho Ấn Độ liên quan đến 66 cái chết của trẻ em có đăng ký lưu hành tại Việt Nam? (Ảnh minh họa)

Bốn sản phẩm nghi vấn gây nguy hiểm cho sức khỏe gồm: Promethazine Oral Solution, Kofexmalin Baby Cough Syrup, Makoff Baby Cough Syrup, Magrip N Cold Syrup.

4 loại siro trị ho và cảm lạnh này được cảnh báo có thể gây tổn thương thận cấp tính và là nguyên nhân khiến 66 trẻ em ở Gambia tử vong.

WHO cũng cảnh báo, các loại thuốc này có thể đã được phân phối trên diện rộng tại các nước khác ở châu Phi. Do vậy, không loại trừ kịch bản phơi nhiễm ở phạm vi toàn cầu.

Hiện, WHO đang tiếp tục điều tra hãng dược Maiden và các cơ quan quản lý dược phẩm ở Ấn Độ, đồng thời kêu gọi các nước rà soát và cấm lưu hành những sản phẩm này để không gây tổn hại thêm cho các bệnh nhân.

WHO dẫn thông tin của Cơ quan Kiểm soát chất lượng dược phẩm Ấn Độ cho biết, Công ty Maiden Pharmaceuticals Ltd chỉ mới cung cấp những thuốc trên đến Gambia.

Trước thông tin này, Cục Quản lý Dược - Bộ Y tế cho biết đã nhận được thông tin trên và tiến hành rà soát danh mục các thuốc được nhập về Việt Nam. Kết quả rà soát cho thấy, Việt Nam chưa cấp số đăng ký nào cho Công ty Maiden Pharmaceuticals Ltd; chưa cấp số đăng ký cho 4 sản phẩm thuốc ho Promethazine Oral Solution, Kofexmalin Baby Cough Syrup, Makoff Baby Cough Syrup và Magrip N Cold Syrup. Đồng thời Công ty Maiden Pharmaceuticals Ltd cũng không có hồ sơ nào đang nộp tại Cục Quản lý Dược.

Tuy nhiên, WHO không loại trừ khả năng những siro trên được cung cấp đến các nước khác theo đường không chính thức. Vì vậy, Cục Quản lý Dược khuyến cáo người dân chỉ nên mua các sản phẩm thuốc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đã được cấp số đăng ký lưu hành, tránh mua, sử dụng các sản phẩm trôi nổi, sản phẩm rao bán trên các trang mạng.

Thanh Tâm
Bài viết cùng chủ đề: Cục Quản lý Dược

Tin cùng chuyên mục

Bộ Y tế nói về lỗ hổng chế tài khiến thuốc giả 'nhởn nhơ'

Hành hung nhân viên y tế là không thể chấp nhận

Bộ Y tế thông tin về trách nhiệm với sữa giả, thực phẩm giả

‘Giọt hồng yêu thương' và sự sẻ chia sống có trách nhiệm

Bộ trưởng Bộ Y tế nói gì về vụ bệnh viện bị tố 'đóng đủ tiền mới cấp cứu’?

Bộ Y tế yêu cầu làm rõ vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định

Hỗ trợ kịp thời gần 300 trường hợp say nắng trong Đại lễ Vesak 2025

Số ca cấp cứu do tai nạn liên quan rượu, bia giảm

Bộ Y tế thúc địa phương thanh tra thị trường thực phẩm

Bộ trưởng Bộ Y tế báo cáo gì về việc quản lý mỹ phẩm, thực phẩm chức năng?

TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

Thành phố Huế: Phát động Tháng hành động an toàn lao động

Hà Nội sắp xếp hệ thống khám chữa bệnh theo 3 cấp

Sự thật giật mình về nước chanh 'chữa bách bệnh' và khuyến cáo của bác sĩ

Khánh thành Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức, quy mô 1.000 giường

Bổ nhiệm lại Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn

Bộ Y tế đề nghị xử lý hình sự Tiktoker bán hàng xách tay, trốn thuế

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa