Thứ ba 26/11/2024 17:45

Siết chặt quản lý thị trường những tháng cuối năm

Những tháng cuối năm, lực lượng quản lý thị trường bám sát chỉ đạo của Tổng cục xây dựng kế hoạch, nâng cao hiệu suất công việc và thực thi đầy đủ quyền hạn.

Lực lượng Quản lý thị trường tập trung thảo luận những khó khăn, vướng mắc; đưa ra các giải pháp để phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác quản lý thị trường, trong đó có chống hàng lậu, hàng giả những tháng cuối năm, nhất là dọc tuyến từ Huế trở ra.

Đây là yêu cầu của phó Tổng cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hoàng Ánh Dương tại cuộc họp đánh giá kết quả triển khai nhiệm vụ 9 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ của những tháng cuối năm của lực lượng Quản lý thị trường tổ chức ngày 19/10, tại Nghệ An.

Phó Tổng cục trường QLTT Hoàng Ánh Dương phát biểu tại buổi làm việc đánh giá 9 tháng đầu năm của lực lượng Quản lý thị trường 10 tỉnh, ngày 19/10 tại Nghệ An

Phó Tổng cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hoàng Ánh Dương đã biểu dương và đánh giá cao những nỗ lực mà lực lượng quản lý thị trường triển khai, song đề nghị các cục quản lý thị trường tiếp tục tăng cường sự phối hợp với các lực lượng ở địa phương từ đó nâng cao hiệu quả kiểm tra, kiểm soát địa bàn.

Trong những tháng còn lại của năm 2022, Cục Quản lý thị trường đã đề ra các nhiệm vụ, thực hiện các công điện của Bộ trưởng Bộ Công Thương, công điện số 517/CĐ- BCT về tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu; tăng cường kiểm tra, giám sát thị trường ảnh hưởng trong dịch bệnh Covid-19 và xung đột vũ trang ở Ukraina; tăng cường kiểm tra giám sát cung cầu hàng hoá, ổn định thị trường; Kiểm tra xử lý vi phạm đối với các mặt hàng xăng dầu, đường cát, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật.

Tiếp đó, kế hoạch đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không có nguồn gốc xuất xứ và hàng hoá vi phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021- 2025; Sử dụng hệ thống xử lý vi phạm hành chính (INS), sổ nhật ký điện tử; thực hiện các chỉ tiêu đăng lý thi đua năm 2022 khen thưởng.

Ngoài ra, lực lượng quản lý thị trường phải bám sát chỉ đạo của lãnh đạo bộ và tổng cục, tình hình thực tiễn và trên từng địa bàn để xây dựng kế hoạch công tác, phân công trách nhiệm rõ ràng và và có cơ chế kiểm tra, giám sát nhằm nâng cao hiệu suất công tác và thực thi đầy đủ quyền hạn.

Cùng đó, toàn lực lượng phải làm tốt công tác truyền thông, tranh thủ sự ủng hộ của người dân với ngành; làm tốt công tác thông tin nội bộ với những kinh nghiệm hay, bài học quý; hoàn thiện quy hoạch cán bộ quản lý các cấp, siết kỷ luật hành chính, xử lý các sai phạm.

Ông Nguyễn Hồng Phong - Phó Cục trưởng cục QLTT Nghệ An phát biểu tại cuộc làm việc

Tại buổi làm việc, đại diện Quản lý thị trường các địa phương nêu ra nhiều khó khăn, nhất là bất cập trong công tác tổ chức cán bộ; Lực lượng quá mỏng khó kiểm soát địa bàn; phương tiện làm việc hạn chế; Khó khăn trong việc thẩm định chất lượng hàng hoá trong hành vi vi phạm hàng giả, hàng giả nhãn hiệu, hàng kém chất lượng; Khó khăn trong xử lý tài sản...

Ngoài ra, về ứng dụng công nghệ thông tin trên hệ thống INS, hầu hết các đơn vị yêu cầu cập nhật các thông tin mới nhất về giá cả đối với một số mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, sắt thép, vật tư nông nghiệp... để thuận tiện cho việc tra cứu, kiểm tra kiểm soát thị trường; Do các hồ sơ xử lý văn bản hành chính đã được số hóa trên hệ thống INS nên kiến nghị Tổng cục hoàn thiện công cụ thống kê, tra cứu trên hệ thống theo các chuyên đề ngành hàng để phục vụ cho công tác tổng hợp, báo cáo được thuận tiện, chính xác.

Cần xây dựng chức năng “nhắc” các thông tin quan trọng trên dữ liệu địa bàn ở hệ thống INS chẳng hạn như Giấy đủ điều kiện sắp hết hạn, Hộ kinh doanh thay đổi cập nhật địa chỉ thông tin khác ... để phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo điều hành.

Tiếp tục đề nghị Tổng cục làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước về hạ tầng công nghệ thông tin, các sàn giao dịch thương mại điện tử để xây dựng công cụ hỗ trợ các Cục địa phương trong việc xác định địa chỉ của các đối tượng vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử. Đề nghị ghi nhận thu nộp ngân sách; phân bón hoàn thanh 100% kế hoạch kiểm tra; các kế hoạch hàng giả hàng cấm cơ bản hoàn thành.

Lực lượng QLTT Nghệ An thu giữ đường kính nhập lậu cuối tháng 9 vừa qua

Theo báo cáo của Tổng cục Quản lý thị trường, đầu năm 2022 dịch bệnh COVID-19 cơ bản được kiểm soát, số vụ việc vi phạm liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh các mặt hàng phục vụ phòng chống dịch như khẩu trang, găng tay, thuốc phòng, chữa bệnh, test thử nhanh COVID-19... cũng giảm mạnh.

Tuy nhiên, nhóm hành vi vi phạm trong kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ, hàng giả, vi phạm sở hữu công nghiệp, an toàn thực phẩm lại có xu hướng gia tăng về cả số vụ và trị giá hàng hóa tịch.

Nhóm mặt hàng vi phạm chủ yếu do lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra, xử lý là thuốc lá điếu, thực phẩm (đường cát), mỹ phẩm, phân bón, đồ may mặc, đồ chơi trẻ em…

Bên cạnh đó, lực lượng Quản lý thị trường đã chủ động xây dựng phương án, kế hoạch đấu tranh và tăng cường phối hợp trong kiểm tra, kiểm soát thị trường, chú trọng ngăn chặn từ xa... Nhờ đó, trật tự thị trường cơ bản được đảm bảo, không xảy ra những vụ việc nổi cộm về buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Nhận định công tác buôn lậu, gian lận thương mại những tháng cuối năm còn nhiều diễn biến phức tạp, vì vậy ông Hoàng Ánh Dương cho biết, lực lượng Quản lý thị trường sẽ tập trung kiểm tra, kiểm soát một số mặt hàng chủ lực, đấu tranh với buôn lậu, hàng giả, an toàn thực phẩm; hàng giả, hàng nhái.

Đặc biệt, chú trọng kiểm tra hàng hóa trong dịp Tết Dương lịch và Tết Âm lịch cũng như kiểm soát hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử, trên mạng xã hội.

Bên cạnh việc kiểm tra tình trạng găm hàng, bán hàng không đúng giá... lực lượng Quản lý thị trường tập trung phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra về chất lượng xăng dầu.

Hoàng Trinh
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường Tỉnh nghệ An

Tin cùng chuyên mục

Hưng Yên: Xử lý 24 vụ vi phạm trên nền tảng thương mại điện tử, nộp ngân sách hơn 400 triệu đồng

Giới thiệu trưng bày thật, giả hơn 450 sản phẩm lĩnh vực thời trang, hóa mỹ phẩm, gia dụng

Hà Nội: 10 cơ sở y dược bị xử phạt hành chính vì vi phạm quy định

Hà Nội: Xử phạt 22 vụ vi phạm an toàn thực phẩm trong tháng 10 năm 2024

Yên Bái: Gian nan xử lý vi phạm hàng hóa trên môi trường thương mại điện tử

TP. Hồ Chí Minh: Thu giữ lô nước hoa trị giá gần 1,2 tỷ đồng nghi giả mạo tại Namperfume

Lai Châu: Tập trung kiểm tra, ổn định hàng hóa tiêu dùng dịp cuối năm

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh bán hàng hoá giả mạo nhãn hiệu Adidas, Nike

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tạm giữ 160 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện hơn 2.100 vụ buôn lậu và gian lận thương mại

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều cửa hàng bất chấp kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép

Nam Định: Tạm giữ 200 áo phao không rõ nguồn gốc bán trên TikTok Shop

Hà Giang: Tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại

Hà Nội: Xử lý 2.295 vụ việc gian lận thương mại trong tháng 10 năm 2024

Bà Rịa - Vũng Tàu: Kiểm tra tất cả các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trên địa bàn

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh