Thứ ba 24/12/2024 12:19

Sẽ bị xử lý hình sự nếu "sách nhiễu" doanh nghiệp

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) vừa đưa ra dự thảo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) để lấy ý kiến công luận, trong đó quy định rất rõ: nghiêm cấm mọi hành vi phân biệt đối xử, sách nhiễu, gây khó khăn đối với DNNVV. Nếu để vi phạm, nặng nhất có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Dự luật hỗ trợ DN nhỏ và vừa quy định sẽ xử lý hình sự các hành vi phân biệt đối xử, sách nhiễu DN

Dự thảo của Bộ KH&ĐT chỉ rõ, nghiêm cấm cơ quan, tổ chức ban hành quy định phân biệt đối xử về điều kiện kinh doanh, thực hiện thủ tục hành chính, tiếp cận các nguồn lực dựa trên các tiêu chí về quy mô kinh doanh, trừ khi các quy định này được luật quy định; có hành vi phân biệt đối xử, sách nhiễu, gây khó khăn đối với DNNVV hoặc không thực thi công vụ theo quy định của pháp luật.

Đặc biệt, Luật quy định rõ về chế tài xử phạt vi phạm là: Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trong trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Theo quy định, Dự thảo luật này sẽ được lấy ý kiến hoàn thiện để trình ra kỳ họp Quốc hội dự kiến vào tháng 7/2016; Ban soạn thảo cho hay, nếu được thông qua, ước tính sẽ có khoảng 550.000 bộ phận doanh nghiệp nói trên được hưởng lợi.

Ông Hồ Sỹ Hùng, Cục trưởng Cục Phát triển DN thuộc Bộ KH&ĐT, đại diện đơn vị chủ trì soạn thảo Luật này cho hay: dự thảo đưa ra các chính sách cụ thể để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển DNNVV bởi khu vực này đang có sức ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế song đang gặp nhiều khó khăn về tiếp cận vốn, khó khăn trong các hoạt động liên quan đến cơ chế, chính sách.

Bên cạnh các phương án trên, Bộ KH&ĐT dự kiến sẽ xây dựng phương án hỗ trợ 5% thuế suất thuế thu nhập DN so với mức thuế suất phổ thông trong thời hạn tối đa 5 năm kể từ ngày DN có hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ngoài các quy định trên, Bộ dự kiến sẽ hỗ trợ 70% chi phí mặt bằng sản xuất, kinh doanh cho các DNNVV.

Đánh giá bước đầu về mục tiêu, mục đích của dự thảo Luật Hỗ trợ DNNVV, nhiều chuyên gia kinh tế đồng ý về một số nội dung, yêu cầu cũng như cơ chế ràng buộc với các Cơ quan quản lý Nhà nước ở trung ương và địa phương. Đồng thời khẳng định, đây sẽ là quy định bảo vệ các DN làm ăn chân chính bởi trong thời gian vừa qua đã có nhiều hành vi, chính sách của cơ quan quản lý đưa ra đã gây thiệt hại cho DN nhưng vẫn không bị xử lý, bồi thường.

Hiện theo thống kê, các DNNVV chiếm khoảng 97% số DN tại Việt Nam, đóng góp khoảng 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách mỗi năm. Đồng thời, khu vực này cũng đóng góp gần 50% vào tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia hằng năm và đang tạo ra 51% tổng việc làm của nước ta.

Tiêu chí xác định DNNVV thụ hưởng chính sách trong dự thảo là DN có doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề không vượt quá 100 tỷ đồng hoặc lao động bình quân năm của năm trước liền kề không quá 300 người.

Theo Dân Trí

Tin cùng chuyên mục

Chính phủ thông qua dự án Nghị quyết trình UBTVQH về thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu

Đẩy nhanh tốc độ phục hồi du lịch thích ứng với tình hình mới

Kết nối, chia sẻ thông tin thị trường lao động

Phấn đấu đến năm 2025, giá trị gỗ, sản phẩm gỗ tiêu thụ nội địa đạt 5 tỷ USD

Ban hành Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025

Nhập khẩu gạo và thuốc lá khô từ Campuchia: Điều kiện nào để hưởng ưu đãi?

Bộ Công Thương: Hướng dẫn công nhận tổ chức, cá nhân thuộc mạng lưới tư vấn viên pháp luật

Thành lập Hội đồng thẩm định Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí

Bộ Tài chính đề xuất phương án giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu

Tăng giám sát thực hiện kê khai, niêm yết giá, công khai tin về giá

Sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập

Nhiều chính sách kinh tế-xã hội mới có hiệu lực từ ngày 1/3

Thủ tướng Chính phủ ban hành công điện về bảo hộ công dân và pháp nhân Việt Nam tại Ukraine

Chính sách bảo hiểm, tiền lương có hiệu lực từ tháng 3/2022

Giám sát tuân thủ đối với hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán

Đơn giản hóa thủ tục trong phát hành trái phiếu quốc tế

Lãnh đạo Chính phủ thúc sớm hoàn thiện Đề án huy động vốn hạ tầng hàng không

Quy định trách nhiệm khai, nộp thuế của chủ sàn giao dịch thương mại điện tử

Bộ Công Thương ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP

Ngành Công Thương: Cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm