Thứ sáu 22/11/2024 16:52

RCEP tác động lớn đến nền kinh tế và doanh nghiệp

Các chuyên gia chỉ ra Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có ý nghĩa rất lớn đối với nền kinh tế Việt Nam sau đại dịch Covid-19. Vấn đề được đặt ra là: làm sao để doanh nghiệp có thể tận dụng thực sự hiệu quả hiệp định này.

Khác với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), sự đón nhận đối với RCEP có phần dè dặt hơn, một phần vì quan điểm cho rằng lợi ích tăng thêm từ Hiệp định này có thể nhỏ hơn và các cam kết ưu đãi cũng không bằng các hiệp định khác.

Hiệp định quan trọng

Tuy nhiên, tại “Hội nghị tập huấn tuyên truyền ASEAN năm 2022: Tác động của Hiệp định RCEP đối với nền kinh tế Việt Nam và những điều doanh nghiệp cần biết" , do Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức sáng 19/4, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI) nhấn mạnh: Việt Nam có mối quan hệ thương mại, đầu tư đặc biệt lớn với các nước thành viên ký kết RCEP. Những đối tác thuộc tốp đầu các nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, các nguồn nhập khẩu lớn nhất vào Việt Nam đều có mặt trong khu vực này.

Trong so sánh với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) của ASEAN và ASEAN với các đối tác, Hiệp định RCEP có phạm vi cam kết rộng, mức độ tự do hóa mạnh và có tiêu chuẩn cao hơn ở nhiều khía cạnh. Việc thực thi RCEP được dự báo sẽ có tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam.

Ông Nguyễn Anh Dương, trưởng ban Nghiên cứu tổng hợp, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá: “Việc thực thi RCEP được dự báo sẽ có tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế cũng như hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp ở Việt Nam.”

Đến thời điểm này, dù còn nhiều đánh giá khác nhau về tác động, nhưng đây là thị trường lớn với 30% dân số thế giới, chiếm 30% GDP và quan trọng nhất là thị trường được dự báo phục hồi nhanh sau đại dịch.

Việt Nam đã tham gia 2 hiệp định thương mại thế hệ mới (là CPTPP và EVFTA) với những cam kết và ràng buộc cao hơn so với RCEP. Vì vậy, về lý thuyết, nếu chủ động thực hiện hiệu quả các cam kết thì Việt Nam sẽ cải thiện được năng lực cạnh tranh và nhiều lợi thế khi thực hiện các FTA thế hệ mới và cả RCEP.

Hội nghị tập huấn tuyên truyền ASEAN năm 2022: Tác động của Hiệp định RCEP đối với nền kinh tế Việt Nam và những điều doanh nghiệp cần biết

Các đánh giá định lượng đều cho thấy RCEP có tác động tạo thương mại, chứ không chỉ là chuyển hướng thương mại. Ngay cả với nhập khẩu, Việt Nam cũng có thể được hưởng lợi từ việc gia tăng chất lượng hàng nhập khẩu cho tiêu dùng. Cùng với việc gia tăng thương mại hàng trung gian, doanh nghiệp Việt Nam cũng có cơ hội tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị và sản xuất khu vực.

Còn nhiều thách thức

Dù vậy, theo ông Nguyễn Anh Dương, thách thức khi thực thi RCEP nằm ở khả năng tận dụng ưu đãi trong Hiệp định này, khả năng duy trì và cải thiện năng lực cạnh tranh xuất khẩu, và gia tăng nhập siêu.

“Nhiều doanh nghiệp không có thói quen bài bản, không tìm hiểu các quy định, đến khi quy định ban hành và thực hiện rồi thì doanh nghiệp mới “ngã ngửa” ra tìm cách đáp ứng thì đã lỡ mất cơ hội” – ông Nguyễn Anh Dương cho biết.

Ông Nguyễn Anh Dương cho rằng, để tận dụng được hiệp định RCEP, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch kinh doanh gắn với tìm hiểu quy định thị trường một cách bài bản. Đặc biệt, các doanh nghiệp không được tách rời RCEP với các FTA khác trong chiến lược kinh doanh của mình, xây dựng kế hoạch nâng cao năng lực xuất khẩu, đặc biệt là khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, SPS khó khăn hơn, trong quá trình chuyển đổi, có thể tận dụng cơ hội và tích luỹ từ các FTA “tiêu chuẩn thấp” khác (như ASEAN + FTA,…). Ông Dương cũng chỉ ra các doanh nghiệp Việt Nam phải tận dụng hiệu quả nguồn vốn và chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn lớn, tận dụng cơ hội tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng khu vực và toàn cầu. Đồng thời, doanh nghiệp cần chú trọng đăng ký sở hữu trí tuệ nếu có sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá,…

Các doanh nghiệp cũng cần phải chủ động trong tìm hiểu thông tin như cam kết, triển vọng và yêu cầu của các thị trường RCEP, dự thảo chính sách/quy định mới,…, tham gia vào quá trình tham vấn để xây dựng chính sách mới và rà soát các chính sách cũ, kiến nghị hỗ trợ nâng cao năng lực từ các FTA mới.

Thu Thủy

Tin cùng chuyên mục

Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN lần thứ 25: Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Campuchia

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Tạo động lực, đưa quan hệ Việt Nam-Malaysia lên tầm cao mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/11: Nhiều lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Tổng thống Biden viện trợ 'nóng' cho Ukraine

ASEAN và Hoa Kỳ tăng cường hợp tác quốc phòng vì hòa bình khu vực

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 20/11/2024: Pháp 'quay xe' khi Nga công bố chiến lược hạt nhân mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/11: Nga bắt giữ lính đánh thuê phương Tây; Ukraine bắn hạ tên lửa hành trình Nga

Đại tướng Phan Văn Giang hội kiến Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Lào

Tổng thống đắc cử Donald Trump lựa chọn ai cho vị trí Bộ trưởng giữ 'ngân khố' của Hoa Kỳ?

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 19/11/2024: Ukraine dự báo các mục tiêu ưu tiên tấn công trong lãnh thổ Nga

Ông Donald Trump chọn MC đài Fox News làm Bộ trưởng Giao thông vận tải

Đà Nẵng: Trao đổi trực tiếp với doanh nghiệp dệt may về hệ sinh thái tận dụng FTA thế hệ mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 19/11: Quan chức Bộ Tổng tham mưu Ukraine thiệt mạng; Kiev tập kích lính Nga

Các FTA - ‘đòn bẩy’ thúc đẩy tăng trưởng thương mại giữa Việt Nam và đối tác châu Mỹ

CEO dầu khí làm Bộ trưởng Năng lượng Mỹ là ai?