Thứ hai 25/11/2024 10:53

RCEP: Hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới

15 quốc gia ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đặt mục tiêu đạt được hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới tại tuần lễ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 37, là kết quả đánh dấu quá trình kéo dài gần thập kỷ nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực chiếm gần một phần ba tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu.

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) bao gồm các quốc gia trải dài về địa lý từ Nhật Bản đến Australia và New Zealand, nhằm giảm thuế quan, tăng cường chuỗi cung ứng với các quy tắc xuất xứ chung và hệ thống hóa các quy tắc thương mại điện tử mới.

Việc thông qua hiệp định này được cho là có thể gây sức ép cho một số công ty Mỹ và các công ty đa quốc gia khác bên ngoài khu vực, đặc biệt là sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (sau này là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương).

Sau khi Ấn Độ rút khỏi các cuộc đàm phán RCEP vào tháng 11/2019, 15 quốc gia còn lại đã tuyên bố mục tiêu hoàn tất hiệp định tại Hội nghị Cấp cao RCEP lần thứ 4 khi Việt Nam giữ vai trò Chủ tịch ASEAN năm 2020. Bộ trưởng Công nghiệp và Thương mại quốc tế Malaysia Azmin Ali đã từng gọi việc ký kết hiệp định RCEP là đỉnh cao của “8 năm đàm phán bằng máu, mồ hôi và nước mắt”.

Mặc dù RCEP có mức độ cam kết khiêm tốn hơn so với TPP, nhưng quy mô rộng hơn, bao gồm nhiều nền kinh tế và hàng hóa, và đây là điều hiếm thấy trong thời đại bảo hộ hơn hiện nay. Tác động của RCEP có thể mở rộng ra ngoài khu vực. RCEP có mức độ ảnh hưởng khiêm tốn hơn TPP, nhưng việc thực thi hiệp định có thể khiến các doanh nghiệp Mỹ khó cạnh tranh hơn với quan hệ đối tác trong RCEP bao gồm 2,2 tỷ người với tổng GDP khoảng 26 nghìn tỷ USD.

Tuy nhiên, nhiều nước tham gia vào hiệp định thương mại cũng đang cảnh giác về việc trở nên quá phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc. Nhật Bản nằm trong số các quốc gia đã tìm cách đánh giá lại chuỗi cung ứng ở Trung Quốc, và động thái của Bắc Kinh khi cấm các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt của Australia nhấn mạnh nguy cơ phụ thuộc quá nhiều vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Mặc dù việc ông Joe Biden có chính thức trở thành tổng thống thứ 46 của Mỹ và tham gia trở lại hiệp định CPTPP hay không, vẫn còn là câu hỏi lớn, nhưng một số nhà phân tích vẫn coi đó là phương tiện tốt nhất để Mỹ làm sâu sắc hơn mối quan hệ kinh tế với khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đông Nam Á, nơi đang phải ứng phó với đại dịch Covid-19, đã có sự phục hồi không đồng đều. 10 quốc gia khác nhau rất nhiều về vị trí kinh tế, số lượng và mức độ nghiêm trọng của các đợt bùng phát liên tiếp, khả năng và mức độ sẵn sàng cung cấp các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ, thời gian đóng cửa và mức độ nghiêm ngặt cũng như mức độ tập trung của các ngành bị ảnh hưởng nặng nề. Ví dụ như GDP của Thái Lan nằm trong số những quốc gia dự kiến ​​sẽ giảm sút vào năm 2020, giảm khoảng 7,2% trong năm nay, trong khi Việt Nam được coi là nền kinh tế hiếm hoi trên thế giới đạt được tốc độ tăng trưởng ấn tượng.

Ấn Độ đã gây bất ngờ cho những nước tham gia RCEP vào cuối năm ngoái khi quyết định rút khỏi hiệp định. Vào thời điểm đó, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi lo ngại tác động của RCEP đối với cuộc sống và sinh kế của tất cả người dân Ấn Độ, đặc biệt là những bộ phận dễ bị tổn thương trong xã hội. Bất chấp việc rút khỏi hiệp định, các quan chức cho biết, Ấn Độ có thể tham gia lại các cuộc đàm phán khi có quyết định phù hợp. Việc Ấn Độ rút khỏi hiệp định đã loại bỏ một trong những trở ngại lớn nhất đối với RCEP.

Vào tháng 6, các Bộ trưởng RCEP đã tái khẳng định quyết tâm ký kết hiệp định này trong bối cảnh thương mại, đầu tư và chuỗi cung ứng toàn cầu đối mặt với những thách thức chưa từng có do đại dịch Covid-19. Tất cả các cuộc hội nghị lớn và cả những cuộc họp kỹ thuật đều nỗ lực cho đến phút cuối cùng. Các quan chức RCEP luôn cố gắng đưa ra những lời đề nghị cuối cùng và tốt nhất cho đến khi thực sự không còn thời gian cho bất kỳ thỏa hiệp nào khác.

Việt Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Hiệp định RCEP

Tin cùng chuyên mục

Tình báo Ukraine nói tên lửa Oreshnik của Nga bay hơn 13.000km/giờ

Trí tuệ nhân tạo AI được cho thử nghiệm tác chiến không quân

Việt Nam - Ấn Độ nâng cao khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng; Mỹ gửi loại mìn cấm cho Ukraine

Quần áo ‘made in Viet Nam’, rau quả ‘farm in Viet Nam’ xuất hiện nhiều tại Vương quốc Anh

Phòng không Nga bắn hạ hai tên lửa Storm Shadow do Anh sản xuất

Ấn Độ tham dự triển lãm quốc tế máy móc, thiết bị, công nghệ và sản phẩm công nghiệp

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 22/11/2024: Ukraine có phải là mục tiêu thực sự của tên lửa siêu thanh Oreshnik?

Hợp tác Việt Nam - Litva: Tài chính công nghệ, hàng không, năng lượng những lĩnh vực mới, giàu tiềm năng

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/11: Lính đánh thuê NATO thiệt mạng ở Kursk;tên lửa Storm Shadow tấn công sở chỉ huy Nga

Hợp tác quốc phòng Trung Quốc - ASEAN ngày càng thực chất, hiệu quả

Hội nghị Tư lệnh Lục quân ASEAN lần thứ 25: Tăng cường hợp tác vì ổn định khu vực

Củng cố và mở rộng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Campuchia

Đại tướng Phan Văn Giang đánh giá cao hiệu quả quản lý an ninh khu vực của ADMM+

Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam tại Venezuela

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 21/11/2024: Storm Shadow tấn công sâu vào Nga, Moscow chuẩn bị đòn đáp trả?

Bí mật sức mạnh tên lửa hành trình Taimoor AGM của Pakistan

Tài chính thế giới: Giá vàng tăng ngày thứ tư liên tiếp, bitcoin xô đổ mọi kỷ lục

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm chính thức Malaysia: Tạo động lực, đưa quan hệ Việt Nam-Malaysia lên tầm cao mới

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/11: Nhiều lính Ukraine đầu hàng ở Kursk; Tổng thống Biden viện trợ 'nóng' cho Ukraine