Thứ ba 22/04/2025 12:15

Rạch Chiếc oai hùng

Từ cầu Sài Gòn, theo xa lộ Hà Nội đi khoảng 3 km, nếu tinh ý sẽ thấy một tấm bia tưởng niệm màu huyết dụ nằm khiêm nhường ven vàm Rạch Chiếc. 39 năm trước, nơi đây đã diễn ra trận huyết chiến ngay cửa ngõ Sài Gòn- một trong những trận đánh ác liệt cuối cùng của chiến dịch Hồ Chí Minh, tạo bàn đạp cho cánh Đông giải phóng Sài Gòn.

Bia tưởng niệm các chiến sỹ hy sinh tại cầu Rạch Chiếc

 - Phát B40 mở màn

Ông Nguyễn Đức Thọ (trung úy Z23, Lữ đoàn đặc công- biệt động 316)- người đã bắn phát B40 đầu tiên mở màn trận đánh cầu Rạch Chiếc- giờ đã 59 tuổi, nhớ lại: Được giao nhiệm vụ mở đường xuống Sài Gòn, Z23 đi xuyên rừng ém quân tại các bưng dừa nước ở Thủ Đức. Sau khi hủy phương án đánh chiếm Bộ Tư lệnh hải quân Việt Nam cộng hòa, cấp trên chỉ đạo Z22, Z23 (đại đội đặc công nước) và tiểu đoàn 81 (D81, đặc công khô, cùng thuộc Lữ đoàn 316) đánh chiếm cầu Rạch Chiếc đón đại quân vào. Sau khi trinh sát, giờ G được ấn định: 3 giờ 15 phút ngày 27/4/1975.

Tôi được phân công bắn phát đầu tiên tiêu diệt tháp canh cao. Tháp bằng khung sắt có cầu thang lên xuống, tầng trên cùng đắp bao cát, được trang bị đại liên, đèn pha, điện thoại, trên nóc cắm lá cờ ba sọc, phía dưới là lô cốt nửa chìm, nửa nổi. Giờ G điểm, tôi nổ phát B40 đầu tiên nhưng hụt mục tiêu. Bên cạnh, thượng sĩ Trần Đình Lạc hô “bắn tiếp Thọ ơi”. Tôi đứng thẳng dậy, bắn tiếp quả thứ hai làm một góc tháp canh sụp đổ, đại liên im bặt. Các mũi đồng loạt dùng thủ pháo, lựu đạn ném vào lô cốt công sự khiến đối phương bất ngờ, bỏ chạy”- ông Thọ hồi tưởng.

Pháo từ liên trường Thủ Đức- Cát Lái và tàu chiến, xe tăng, trực thăng của Quân lực Việt Nam cộng hòa phản kích, bắn cấp tập. “Sau nhiều lần tấn công không thành, địch phát hiện sử dụng đạn pháo không hiệu quả bởi đây là vùng sình lầy nước sâu nên chuyển sang đạn pháo chụp nổ từ trên cao. Anh Chiến, đồng chí Hiểu và nhiều anh em hy sinh, anh Thành- quyền Đại đội trưởng Z22 bị thương gãy một chân… Tình hình nguy cấp, anh em được lệnh rút lui. Sáng 29/4, cả Z22 và Z23 chỉ còn lại 29 người”.

Ông Nguyễn Đức Thọ (ngoài cùng bên trái) cùng đồng đội sau trận đánh cầu Rạch Chiếc

Ông Nguyễn Đức Thọ ngày nay

Về lại Sài Gòn định cư từ năm 1990, ông Thọ bắt đầu hành trình tìm hài cốt đồng đội. Tiếc nhất là từ tháng 7/1975 đã giải tán Lữ đoàn 316 nên ông gặp nhiều khó khăn trong việc chứng nhận, xác minh cho các đồng đội đã khuất. Hiện mới chỉ có hài cốt của liệt sĩ Nguyễn Văn Thất, Lê Trọng Việt được quy tập về nghĩa trang liệt sĩ Thủ Đức. Đầu năm 2006, với sự đóng góp tài chính của một số “Mạnh Thường Quân”, Ban liên lạc Lữ đoàn 316 đã xây dựng được một tấm bia nhỏ để làm chỗ viếng anh linh đồng đội.

Trong kế hoạch phòng thủ Sài Gòn, cầu Rạch Chiếc là một trong bốn cụm phòng ngự trọng yếu của địch trên tuyến Sài Gòn- Biên Hòa. Lo ngại đối phương sẽ phá cầu, Lữ đoàn 316 tiếp tục nổ súng đúng 5 giờ sáng 30/4, cũng là thời điểm lính của Quân lực Việt Nam cộng hòa dồn về đây rất đông bởi vừa thất trận ở Xuân Lộc và Long Thành (Đồng Nai). “Lúc này, tinh thần địch rất hoang mang. Chúng tôi nổ súng nhưng chúng chỉ chống trả yếu ớt rồi vứt vũ khí tháo chạy. Khoảng 7 giờ sáng 30/4, lực lượng đi đầu Quân đoàn 2 đã tới cầu Rạch Chiếc”.

52 người lính của Lữ đoàn 316 đã hy sinh, phần lớn nằm dưới vàm Rạch Chiếc ngay trong ngày chiến thắng!

Cửa ngõ đô thị mới

Sau 39 năm kể từ trận chiến đẫm máu năm xưa hẳn giờ đây các anh hùng đã ngã xuống trong trận cầu Rạch Chiếc cũng được ngậm cười nơi chín suối bởi những đổi thay ở đây. Cây cầu năm xưa đã được tháo dỡ từ lâu để xây nên cây cầu hiện đại, dài 295m, rộng 38,5m cho 10 làn xe, vốn đầu tư hơn 1.000 tỷ đồng.

Cầu Rạch Chiếc giờ là nút giao thông quan trọng, có chức năng đối ngoại kết nối TP.HCM với các đô thị đối trọng phía đông bắc của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cũng khu vực này, nhiều tuyến đường quan trọng khác đã được đầu tư: Vành đai 2 (phân đoạn từ cầu Rạch Chiếc 2 đến ngã tư Gò Dưa), vành đai phía đông (đoạn từ nút giao thông liên tỉnh lộ 25B đến cầu Rạch Chiếc 2)…

Nơi trận đánh ngày ấy- khu vực cầu Rạch Chiếc- thời điểm này đã là khu đô thị mới, trung tâm đa chức năng với nhiều dự án nhà cao tầng, khu dân cư (KDC) và công trình công cộng: KDC Bắc Rạch Chiếc (P.Phước Long A, Q.9), KDC Nam Rạch Chiếc (P.An Phú, Q.2), sân golf Q.2, khu liên hợp thể dục thể thao, trường học, siêu thị, rạp chiếu phim, bệnh viện, công viên cây xanh…

Một tương lai mới với sức sống mới đã được dựng xây từ sự hy sinh cao cả của những người lính bộ đội cụ Hồ năm xưa!

Cầu Rạch Chiếc mới (nhìn từ hướng cầu Sài Gòn về Đồng Nai).

Khôi Nguyên

baocongthuong.com.vn

Tin cùng chuyên mục

Phú Thọ: Hợp nhất 3 tỉnh, tinh giản gần 70% xã, phường

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Không để sáp nhập gây gián đoạn hành chính

Thủ tướng Phạm Minh Chính đối thoại với các doanh nghiệp TP. Cần Thơ

Sau sáp nhập, tỉnh Phú Thọ mới có bao nhiêu cán bộ dôi dư?

Trung tướng Lê Hồng Nam và đoàn công tác tri ân các tấm gương tiêu biểu của TP. Hồ Chí Minh

Nhân sự tuần qua: Bổ nhiệm cán bộ tại Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương chi trả lương hưu tháng 5/2025

Thủ tướng: Chậm nhất 19/12 phải khánh thành dự án Cần Thơ - Cà Mau

'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 5 - Cần một cuộc cách mạng quản lý

Hà Nội sắp xếp phường, xã: Gọn bộ máy, lợi người dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thanh niên phải tiên phong trong đổi mới sáng tạo

Nhân sự cấp tỉnh, xã khi sáp nhập sẽ được chỉ định, bổ nhiệm

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Sau 30/6 chính quyền cấp xã đi vào vận hành

Chuyên gia kinh tế ADB ‘hiến kế’ thúc đẩy tăng trưởng GDP

Thủ tướng: Các công trình biểu tượng sẽ định vị hình ảnh, thương hiệu Việt Nam

Thủ tướng đề nghị nhân rộng việc đi máy bay không cần mang giấy tờ

Khởi công Dự án khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ của Vingroup

Thủ tướng dự lễ khánh thành Nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Bình Thuận khánh thành 2 dự án giao thông chiến lược

Thư chúc mừng của Bộ trưởng Bộ Công Thương nhân Ngày Thương hiệu Việt Nam (20/4/2008 - 20/4/2025)