Thứ bảy 28/12/2024 00:44

Quy hoạch và Giá điện- Hai vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội đề cập

Sau buổi thảo luận tại tổ, ngày hôm nay (20/6), Quốc hội đã tiến hành thảo luận tại hội trường về dự án Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực. Giá điện, quy hoạch ngành điện là hai vấn đề “nóng”, được nhiều các đại biểu đề cập.

 - Vẫn giữ vai trò điều tiết của nhà nước

Nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình với quy định trong dự thảo luật: giá bán điện thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước. Quy định này vừa bảo đảm cho giá bán điện được điều chỉnh linh hoạt theo thị trường, mà vẫn giữ vai trò điều tiết của Nhà nước. Đồng thời, khuyến khích, đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho phát triển ngành điện cũng như tạo động lực để thúc đẩy việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả. Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị giảm bớt các loại mức giá trong cơ cấu giá điện hiện nay. Minh bạch, công khai hơn nữa trong việc điều chỉnh tăng, giảm giá điện. Đưa ra giải pháp chống độc quyền ngành điện, bởi nếu còn độc quyền thì sẽ không bao giờ có sự bình đẳng giữa người mua - người bán. Nhà nước cần nghiên cứu, tách giá điện trong hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích. Cần làm rõ các loại giá và phí vì khi chuyển phí thành giá sẽ khiến giá bán lẻ điện bị đẩy lên cao.

Đại biểu Trần Tiến Dũng (Hà Tĩnh), Lê Thị Nguyệt (Vĩnh Phúc) thống nhất với quy định: giá bán điện thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Tuy nhiên, các đại biểu đề nghị làm rõ thêm khái niệm “sự điều tiết của Nhà nước” là gì? sự điều tiết của Nhà nước không có nghĩa là duy trì sự độc quyền của ngành điện như hiện nay.

Đại biểu Phạm Xuân Thăng (Hải Dương) cho rằng, giá điện bán lẻ là quan trọng nhất, liên quan trực tiếp tới nhiều người dân. Thời gian qua tình trạng độc quyền trong cung cấp điện đã gây bức xúc trong dư luận. Để chống độc quyền cần công khai, minh bạch giá điện trên cơ sở giá phải bảo đảm tính đúng, tính đủ giá trị.

Ở một khía cạnh khác, đại biểu Nguyễn Thanh Phương (Cần Thơ) đề nghị nhà nước cần có chính sách tích cực hơn nữa để nhanh chóng chuyển giá điện sang cơ chế thị trường. Theo kế hoạch đến năm 2022 mới thực hiện giá bán điện lẻ cạnh tranh. Nếu càng kéo dài sự điều tiết của nhà nước thì càng bất lợi cho nền kinh tế. Đại biểu Phương cũng chỉ ra rằng: việc giữ giá điện thấp chưa đúng với giá thực cũng có mặt trái. Việc hưởng lợi từ giá điện thấp hoặc bù chéo giá nguyên liệu cho ngành điện như than chẳng hạn gây thiệt hại cho các ngành khác. Hơn thế, giá điện thấp khó thu hút đầu tư vào ngành điện.

Bỏ quy hoạch điện lực cấp huyện

Trong quy hoạch ngành điện, hầu hết ý kiến đại biểu Quốc hội cho rằng: việc phát triển nguồn phát điện sơ cấp và truyền tải điện cao thế, hạ thế đối với cấp huyện về cơ bản khó tạo ra sự thống nhất với quy hoạch của các địa phương khác. Hơn nữa không có nguồn lực để thực hiện quy hoạch. Do đó, bỏ quy định việc quy hoạch phát triển điện lực ở cấp huyện như nêu trong dự luật là phù hợp.

Trong dự thảo luật cũng nêu: quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 10 năm và có tầm nhìn ít nhất là 10 năm tiếp theo để đồng bộ với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thời gian 10 năm để chủ động trong vấn đề quy hoạch quỹ đất dành cho các công trình hạ tầng cơ sở điện; phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và quy hoạch khác có liên quan.

Các đại biểu Hoàng Thị Tố Nga (Nam Định), Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình), Bùi Thị An (TP. Hà Nội) tán thành quy định này. Tuy nhiên, cần lưu ý đối với vùng đặc thù, vùng sâu, vùng xa, các huyện đảo, nhất là các tỉnh biên giới.

Bên cạnh đó,  đại biểu Bùi Thị An đề nghị quy hoạch nên quy định công suất bao nhiêu thì ai duyệt, có thể có phân cấp nhưng phải kiểm tra bởi vì hệ lụy, hậu quả của sự phát triển thiếu quy hoạch rất lớn. Đặc biệt, chú ý sự an toàn, vấn đề môi trường, tái định cư cho người dân. Đại biểu dẫn chứng: nhiều công trình như công trình thủy điện Hòa Bình đến bây giờ vùng dân tái định cư vẫn sống không như mong muốn. Nên có kiểm tra, phân cấp, nhất là hậu quy hoạch.

Kết thúc thảo luận, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn khẳng định: ý kiến phát biểu của các đại biểu Quốc hội xác đáng, rất có chất lượng. Tiếp thu ý kiến, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra; các cơ quan hữu quan tổ chức nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý. Tổ chức lấy ý kiến rộng rãi như các đại biểu Quốc hội đã yêu cầu, sau đó sẽ gửi đến Quốc hội cho ý kiến, thông qua vào kỳ họp tới.

Buổi chiều, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua 5 dự án luật: Luật giá; Luật công đoàn (sửa đổi); Luật giám định tư pháp; Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật xử lý vi phạm hành chính. Cả 5 dự luật đã được thông qua với sự đồng thuận cao.

Nguyễn Hải

baocongthuong.com.vn
Bài viết cùng chủ đề: Đại biểu Quốc hội

Tin cùng chuyên mục

Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang Phan Huy Ngọc giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ tâm tư khi sáp nhập với Bộ Nội vụ

Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng được thăng cấp bậc hàm Thượng tướng

Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024

Thời điểm 'hội tụ' để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Nhân sự 26/12: Thủ tướng giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; tỉnh Kiên Giang có tân Chủ tịch HĐND

Phó Thủ tướng: Không 'đẽo cày giữa đường' khi làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo 'sức sống mới' cho ngân hàng VDB

Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình quốc thư

Thương mại Nga-Việt Nam tăng mạnh: Cơ hội vàng cho hợp tác công nghiệp song phương

Nga luôn sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân

Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80

Nhân sự 25/12: Công an Thái Bình bổ nhiệm lãnh đạo; Bắc Giang điều động hai Phó Giám đốc sở

Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Bộ Nội vụ Campuchia mong Việt Nam tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu

Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực