Thứ hai 25/11/2024 18:37

Quỹ bảo hiểm y tế đâu phải... “tiền chùa”

Tình trạng lạm dụng quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) ngày càng gia tăng khiến quỹ bội chi “khủng”, tạo nên những con số “âm” đáng quan ngại.
Ảnh minh họa

Tổng quỹ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) 6 tháng đầu năm 2016 khoảng 28.200 tỷ đồng, nhưng thực chi khám, chữa bệnh BHYT tại các địa phương tới hơn 30.300 tỷ đồng, “âm” 2.100 tỷ đồng.

Theo số liệu của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, chi phí khám chữa bệnh nửa đầu năm 2016 tăng 40% so với cùng kỳ năm trước, tổng số tiền tăng thêm tới 8.545 tỷ đồng, trong đó, tăng do điều chỉnh giá dịch vụ y tế 3.173 tỷ đồng (14,7%); tăng do áp dụng kỹ thuật mới, chỉ định dịch vụ kỹ thuật quá mức cần thiết, sử dụng các loại thuốc giá cao khoảng 1.032 tỷ đồng (4,9%)…

Đáng chú ý, có 37 tỉnh, thành phố chi vượt quỹ khám chữa bệnh, tăng 22 tỉnh, thành phố so với cùng kỳ năm trước. Nhiều tỉnh, thành phố có số tiền chi BHYT vượt quỹ khá lớn như: Thanh Hóa 370 tỷ đồng, Nghệ An 351 tỷ đồng, Quảng Nam 238 tỷ đồng, Cà Mau 221 tỷ đồng, Thái Bình 213 tỷ đồng, Đà Nẵng 167 tỷ đồng...

Một số tỉnh miền núi, nơi dịch vụ y tế còn nhiều hạn chế, cũng gia nhập “câu lạc bộ... bội chi”, như: Bắc Kạn, Lào Cai, Tuyên Quang.

BHXH Việt Nam dự báo, năm 2016, chi phí khám, chữa bệnh (chưa tính tác động của giá dịch vụ y tế mới) tăng khoảng 15% so với 2015, nhưng mới đến hết tháng 6, chi phí khám, chữa bệnh cả nước đã cao hơn 25% so với dự báo. Theo đà này, khó có thể khẳng định cả năm 2016, chi phí khám, chữa bệnh sẽ vọt lên đến con số nào?

Có rất nhiều nguyên nhân dễn đến tình trạng lạm chi BHYT.

Đó là nhiều cơ sở y tế địa phương có các chi phí khám, chữa bệnh sai quy định, sử dụng thuốc, vật tư y tế giá cao không hợp lý, chỉ định sử dụng dịch vụ kỹ thuật quá mức cần thiết...

Hoặc, với quy định thông tuyến, bệnh nhân tìm đến các cơ sở y tế tư nhân thay vì các cơ sở y tế công lập. Đặc biệt, khi giá dịch vụ y tế tăng cao, nhiều cơ sở tư nhân thích khám cho đối tượng BHYT, kê nhiều loại thuốc, chỉ định nhiều dịch vụ không cần thiết... và cơ quan BHXH phải trả nhiều tiền cho sự “vung tay quá trán” đó...

Tình trạng lạm dụng quỹ khám, chữa bệnh BHYT gia tăng - do quan ngại về nguy cơ vỡ quỹ nên phải tăng số người tham gia BHYT, tăng tiền đóng BHYT - các địa phương, cơ sở khám, chữa bệnh tiếp tục chi vượt quỹ... Vòng luẩn quẩn đó bao giờ chấm dứt? Quỹ BHYT đâu phải... “tiền chùa”!

Trần Phương
Bài viết cùng chủ đề: Bảo hiểm y tế

Tin cùng chuyên mục

Từ 1/1/2025: Bảo hiểm y tế thanh toán dịch vụ ngày giường bệnh như thế nào?

Quy định hưởng lương hưu đối với lao động nam và lao động nữ từ ngày 1/7/2025

Quy định mới về hưởng lương hưu của Luật Bảo hiểm xã hội 2024

Người dân có thể theo dõi kết quả đóng bảo hiểm y tế ở kênh thông tin nào?

Thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam triển vọng tích cực giai đoạn cuối năm 2024

Quy định mới về mức đóng bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện từ 1/1/2025

Rút bảo hiểm xã hội một lần giảm: Niềm tin của người lao động với chính sách được nâng cao

Bảo Việt Nhân thọ và Ngân hàng Quốc dân NCB ký kết thỏa thuận hợp tác

Bảo Việt 60 năm - Tự hào khẳng định Thương hiệu quốc gia

Người cao tuổi đủ 65 đến dưới 75 tuổi sẽ được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế ?

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sắp trao giải thưởng công nhận ‘Doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa kinh doanh’

Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở được hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế

Nhóm đối tượng nào được đề xuất hỗ trợ 70% mức đóng bảo hiểm y tế?

Từ 1/7/2025: Người không có lương hưu sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí

Việt Nam trở thành điểm đến quan trọng trong lĩnh vực Bảo hiểm Bảo lãnh và Tín dụng

Bổ sung quy định xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội từ 1/7/2025

Đề xuất doanh nghiệp được tạm dừng đóng quỹ hưu trí và tử tuất 6 tháng để phục hồi sản xuất

Bảo hiểm bảo lãnh: Đòn bẩy mới giúp thay đổi cục diện tài chính doanh nghiệp Việt?

Đề xuất mức hưởng trợ cấp thất nghiệp mới cho người lao động

Từ 1/7/2025: Trường hợp nào nghỉ hưu sớm không bị trừ mức hưởng lương hưu?