Thứ năm 19/12/2024 12:59

Quốc hội chưa thống nhất phương án thời gian cấm bán rượu, bia

Chiều 3/6, Ủy ban thường vụ Quốc hội xin ý kiến đại biểu với 3 nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.      

Theo đó, nội dung thứ nhất quy định liên quan đến việc uống rượu, bia của người điều khiển phương tiện giao thông; quy định hạn chế thời gian bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ; khung thời gian không được quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình. Mỗi nội dung được thiết kế hai phương án để đại biểu lựa chọn.

Chỉ có hơn 46% đại biểu đồng ý cấm bán rượu, bia từ 22h đến 8h sáng hôm sau.

Với nội dung về thời gian bán rượu, bia, phương án "bổ sung quy định thời gian cấm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ từ 22h đến 8h sáng hôm sau" có 224 đại biểu đồng ý (46,28%), còn phương án "không quy định về việc hạn chế thời gian bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ" có 214 đại biểu nhất trí (44,21%).

Như vậy, cả hai phương án trên đều không nhận được quá 50% số phiếu đồng ý, nên không được quy định vào dự thảo Luật.

Quy định liên quan đến việc uống rượu, bia của người điều khiển phương tiện giao thông (nêu tại khoản 8 điều 5) cũng không nhận được quá bán số phiếu đồng tình ở cả hai phương án.

Cụ thể, phương án một "cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn" dù được lấy ý kiến tới hai lần (do lần đầu nhiều đại biểu không nghe rõ nội dung) cũng chỉ có 236 đại biểu đồng ý (48,76%) ở lần một và 214 đại biểu đồng ý (44,21%) ở lần biểu quyết thứ hai.

Phương án "cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn vượt mức quy định của pháp luật về an toàn giao thông" cũng chỉ nhận được 240 phiếu đồng ý (49,59%). Với kết quả trên, cả 2 phương án đều không được đưa vào dự thảo Luật.

Về quy định về việc hạn chế thời gian bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ tại Điều 5 của Dự thảo Luật. Nội dung này cũng có hai phương án để lựa chọn và một mục dành cho "ý kiến khác". Với hai phương án, cụ thể, bổ sung quy định thời gian cấm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ từ 22h đến 8h sáng hôm sau; Không quy định về việc hạn chế thời gian bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ.

Tuy nhiên cả 2 phương án cũng đều không “quá bán” khi phương án 1 nhận được 46,28% đại biểu Quốc hội tán thành; phương án 2 nhận được 44,21% đại biểu Quốc hội tán thành.

Liên quan đến quy định khung thời gian không được quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình nêu tại điểm c khoản 3 điều 12 của dự thảo luật. Hai phương án lựa chọn bao gồm: Phương án 1 quy định khung thời gian không được quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình trong thời gian từ 18h đến 21h hàng ngày; ngay trước, trong và sau các chương trình dành cho trẻ em.

Phương án 2 quy định khung thời gian không được quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình trong thời gian từ 19h đến 20h hàng ngày; ngay trước, trong và sau các chương trình dành cho trẻ em.

Qua biểu quyết, phương án 1 nhận được 72,52% đại biểu Quốc hội tán thành. Như vậy Quốc hội quyết định ghi quy định này vào trong Dự thảo Luật phòng, chống tác hại rượu bia.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, với 3 nội dung xin ý kiến trước khi ghi vào trong Dự Luật đã chứng tỏ Quốc hội dân chủ, thẳng thắn, không ai và nhóm nào có thể tác động đến hoạt động của Quốc hội.

Dự thảo Luật phòng, chống tác hại của rượu bia dự kiến được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 này nhưng hiện vẫn đang nhận được rất nhiều tranh luận, ý kiến khác nhau từ các đại biểu Quốc hội.

Lan Anh- Hoàng Châu

Tin cùng chuyên mục

Các tỉnh vùng trung du và miền núi phía Bắc phải quyết liệt, bứt phá về kinh tế

Thủ tướng mong Học viện Kỹ thuật quân sự đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa

Tổng Bí thư Tô Lâm: Thanh niên Quân đội phải xây hoài bão lớn

Hải Phòng: Khởi công xây dựng cầu Nguyễn Trãi có tổng mức đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng

Thủ tướng: Ngành văn hoá, thể thao và du lịch phải tăng tốc, bứt phá với tư duy đổi mới

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cán bộ Đoàn, Hội phải 'gian khổ thì đi trước, hưởng thụ thì đi sau'

Thanh niên Việt Nam yêu nước, đoàn kết, tự tin bước vào kỷ nguyên mới

Chủ tịch nước Lương Cường: Quân đoàn 12 cần nâng cao chất lượng bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho các nhiệm vụ

Hợp tác quốc phòng Việt Nam - Lào: Điểm sáng trong quan hệ song phương

Ngành công nghiệp văn hóa: Chuyển biến mạnh từ chính sách đến thực tiễn

Tổng Bí thư Tô Lâm dự phiên trọng thể Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam lần thứ IX

Sẵn sàng cho cuộc Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Chính phủ cho ý kiến về 06 đề nghị xây dựng luật, 01 dự án pháp lệnh

Thủ tướng: Sắp xếp tổ chức bộ máy cần quan tâm giữ chân cán bộ có năng lực

Chỉ thị của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025

Hợp tác song phương Việt Nam - Lào phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực

Quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam-Belarus ngày càng củng cố và phát triển

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống lãng phí

Tổng Bí thư Tô Lâm: Bảo đảm an ninh phải góp phần mở rộng không gian phát triển

Đổi mới xây dựng pháp luật, dứt khoát từ bỏ tư duy ‘không quản được thì cấm'