Quanh chuyện Nhật Bản bị S&P cắt giảm điểm tín nhiệm

Những lo ngại sâu sắc về tình trạng nợ công chồng chất đã gõ cửa Nhật Bản vào ngày 26/1, khi hãng định mức tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) cắt giảm một bậc điểm tín nhiệm đối với trái phiếu chính phủ của nước này.

CôngThương -  Đây được xem là một động thái gây bất ngờ mạnh mẽ đối với giới đầu tư, nhưng S&P cũng nhận định, Nhật Bản ít có nguy cơ rơi vào vòng xoáy khủng hoảng nợ kiểu Hy Lạp.

Theo báo cáo tín nhiệm nợ công của S&P vừa công bố, xếp hạng nợ quốc gia dài hạn của Tokyo bị giảm 1 bậc, xuống còn AA-. Một trong những nguyên nhân của việc đánh tụt điểm tín nhiệm nợ này, theo S&P là do các nhà lãnh đạo của Nhật không có chiến lược rõ ràng trong việc giải quyết những thách thức ngày càng lớn về tài khóa.

Đây là lần đầu tiên Nhật Bản bị cắt giảm điểm tín nhiệm nợ công kể từ tháng 4/2002 tới nay. Với điểm số hiện nay, nợ công của Nhật đang được đánh giá ngang bằng về độ tín nhiệm với nợ công của Trung Quốc - nước mới đây đã vượt Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

“Việc cắt giảm điểm tín nhiệm nợ công của Nhật Bản phản ánh quan điểm của chúng tôi rằng, tỷ lệ nợ công của Nhật - vốn đã ở mức cao nhất trong số các quốc gia được đánh giá - sẽ còn tăng nhanh hơn so với những gì chúng tôi đã dự báo trước khi suy thoái kinh tế toàn cầu tác động đến nước này, và sẽ chỉ đạt đỉnh vào giữa thập niên 2020”, tờ Wall Street Journal dẫn báo cáo của S&P.

Theo Wall Street Journal, bức tranh nợ công của Nhật Bản có thể xem là bất thường. Hiện nợ công của nước này đã tương đương gần 200% GDP, lớn hơn nhiều so với ở các nước châu Âu.

Tuy nhiên, phần lớn số nợ này lại nằm trong tay các nhà đầu tư trong nước, nên Nhật Bản có thể tránh được tác động bất lợi từ những biến động thất thường của thị trường tài chính thế giới. Bởi vậy, giới phân tích cho rằng, việc S&P cắt giảm điểm tín nhiệm nợ công của Nhật sẽ không có nhiều tác động xấu tới tình hình tài khóa của nước này.

S&P cũng khẳng định, triển vọng đối với trái phiếu chính phủ Nhật hiện ổn định, xét tới cán cân thanh toán quốc tế mạnh, sự linh hoạt nhờ vai trò quốc tế của đồng Yên, và dự trữ ngoại hối hơn 1 nghìn tỷ USD, lớn thứ hai thế giới của nước này.

Mặc dù vậy, Wall Street Journal cho biết, điều mà giới quan sát lo ngại là liệu Nhật Bản còn “trụ” được với mức nợ công trên tới khi nào. Các nhà hoạch định chính sách của nước này chưa hề tỏ thái độ cho thấy họ muốn kết thúc thói quen vay nợ.

Chính phủ Nhật đang phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn giữa một bên là cắt giảm chi tiêu, một bên là tăng thuế, hoặc kết hợp cả hai biện pháp này. Thủ tướng Nhật Naoto Kan đã thúc đẩy một kế hoạch cải cách thuế, nhưng S&P nghi ngờ về khả năng Tokyo có thể đi đến những chính sách cụ thể giúp giảm khối lượng nợ công khổng lồ.

Do ít phụ thuộc vào giới đầu tư trái phiếu quốc tế, nên Chính phủ Nhật được cho là sẽ chỉ gặp thách thức trong vấn đề vay nợ khi các nhà đầu tư trong nước không còn mặn mà với trái phiếu do Tokyo phát hành. Xu hướng này có vẻ như tất yếu sẽ xảy ra, nhưng sẽ không xảy ra sớm.

Từ đầu thập niên 1990, khi ngân sách Chính phủ Nhật chuyển trạng thái từ thặng dư sang thâm hụt, Tokyo đã bù đắp cho khoản thâm hụt này bằng cách phát hành trái phiếu để vay nợ, chủ yếu từ nguồn tiền tiết kiệm nội địa lên tới 17 nghìn tỷ USD trong nước.

Theo dữ liệu của Ngân hàng Trung ương Nhật (BoJ), chỉ 6,4% dư nợ trái phiếu chính phủ Nhật được nắm giữ bên ngoài biên giới nước này. Nhờ đó, việc đảo nợ cũng được thực hiện dễ dàng mà không phụ thuộc nhiều vào tình hình cung cầu trên thị trường quốc tế.

Do vậy, điểm tín nhiệm nợ công đối với Nhật Bản chủ yếu mang ý nghĩa biểu tượng, ít có khả năng làm các nhà đầu tư tổ chức ở Nhật trở nên dè chừng với loại tài sản này. Đối với các nhà đầu tư này, trái phiếu chính phủ Nhật vẫn hấp dẫn, đặc biệt là khi tình trạng giảm phát ở Nhật làm gia tăng mức lợi nhuận thực tế của kênh đầu tư này.

Nhưng trong những năm tới, Chính phủ Nhật có thể gặp một số khó khăn trong việc vay vốn. Chi tiêu công có khả năng tăng mạnh hơn, khi mà dân số lão hóa dẫn tới khoản chi lớn hơn cho lương hưu, chăm sóc y tế và các chế độ phúc lợi khác.

Cùng với đó, lượng tiền tiết kiệm nội địa - nguồn vốn để mua trái phiếu chính phủ Nhật - sẽ giảm dần cùng với sự gia tăng của số người nghỉ hưu và sự giảm sút của số người làm việc. Một báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) công bố năm 2010 cho thấy, nợ công của Nhật có thể vượt tổng tài sản tài chính của các hộ gia đình nước này vào năm 2015.

Bởi vậy, trong trường hợp Nhật Bản phải huy động vốn từ thị trường quốc tế, điểm tín nhiệm sa sút của nước này sẽ buộc Tokyo phải trả mức lãi suất cao hơn để hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp đó, lãi suất vay nợ chính phủ cao sẽ kéo theo mức lãi suất mà các công ty và người tiêu dùng Nhật phải trả.

Đó sẽ là lúc mà điểm tín nhiệm nợ công sẽ có tác động mạnh hơn tới nước Nhật, thay vì hầu như không có ảnh hưởng gì như hiện nay.

VnEconomy

baocongthuong.com.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 3 giải pháp cấp thiết gỡ vướng cho Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: 3 giải pháp cấp thiết gỡ vướng cho Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Để gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các đơn vị liên quan triển khai ngay 3 giải pháp cấp thiết.
Xe điện 4 bánh hoạt động tự phát, khó quản lý

Xe điện 4 bánh hoạt động tự phát, khó quản lý

Việc xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn đối với xe điện 4 bánh nên áp dụng nguyên tắc hài hòa, công nhận theo nguồn gốc xuất xứ, chất lượng của loại phương tiện.
Tiếp nối hào khí Điện Biên Phủ bất diệt, xây dựng một Việt Nam hùng cường

Tiếp nối hào khí Điện Biên Phủ bất diệt, xây dựng một Việt Nam hùng cường

Những trang sử hào hùng, vẻ vang của dân tộc ta với tinh thần Điện Biên Phủ bất diệt là nguồn động lực để Việt Nam quyết tâm xây dựng một đất nước hùng cường.
Bộ Công Thương gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Bộ Công Thương gỡ vướng cho dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2

Chiều 7/5, Bộ Công Thương đã làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận và chủ đầu tư dự án Nhà máy điện gió Hoà Thắng 1.2 nhằm tháo gỡ khó khăn cho dự án này.
Mãn nhãn màn diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Mãn nhãn màn diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Chương trình diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ với sự tham gia của hơn 12 ngàn người tham dự diễn ra sáng 7/5 tại tỉnh Điện Biên.

Tin cùng chuyên mục

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp giao ban các dự án đường dây 500kV mạch 3

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp giao ban các dự án đường dây 500kV mạch 3

Sáng 7/5, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp giao ban các dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối theo hình thức trực tuyến.
Viết tiếp bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh lập nên những kỳ tích

Viết tiếp bản hùng ca thời đại Hồ Chí Minh lập nên những kỳ tích ''Điện Biên Phủ mới''

Phát huy tinh thần quyết chiến, quyết thắng từ Chiến thắng Điện Biên Phủ, toàn dân chung sức, đồng lòng, tận dụng thời cơ, vận hội để lập nên những kỳ tích mới.
Diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại Điện Biên đã diễn ra lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm trọng thể 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 'lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu'.
Khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh

Khẳng định bản lĩnh, trí tuệ và chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh

7 thập kỷ đi qua trong dòng lịch sử, âm hưởng chiến thắng Điện Biên Phủ vẫn sáng ngời, vẫn vẹn nguyên vang vọng trong biết bao thế hệ người Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Neth Savoeun

Sáng 6/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Vương quốc Campuchia Neth Savoeun.
Bài 3: “Dẫu trong gian nguy, máu thấm trong từng dòng tin…”

Bài 3: “Dẫu trong gian nguy, máu thấm trong từng dòng tin…”

Những chiến công thầm lặng ấy đã tô thắm truyền thống ngành Tình báo quốc phòng, mãi mãi là niềm tự hào của thế hệ kế tiếp sau này.
Bài 2: Quân báo trinh sát - Lực lượng đi trước, về sau

Bài 2: Quân báo trinh sát - Lực lượng đi trước, về sau

Thắng lợi của cuộc tiến công Đông Xuân 1953-1954, đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ, có sự đóng góp của lực lượng Điệp báo chiến lược và Quân báo trinh sát.
Việt Nam - Pháp: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng đến tương lai

Việt Nam - Pháp: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, hướng đến tương lai

Với nỗ lực hai bên cùng gác lại quá khứ, hướng đến tương lai cho thấy Việt Nam là một hình mẫu về hàn gắn, biến thù thành bạn, chuyển đối đầu thành đối thoại.
Triển khai công tác cán bộ tại tỉnh Hải Dương, Đắk Lắk

Triển khai công tác cán bộ tại tỉnh Hải Dương, Đắk Lắk

Trong tuần qua (từ 29/4 đến 5/5), Tỉnh ủy Hải Dương, Tỉnh ủy Đắk Lắk đã triển khai các quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ.
Bài 1: Từ chuẩn bị lực lượng đến khai mở kế hoạch Navarre

Bài 1: Từ chuẩn bị lực lượng đến khai mở kế hoạch Navarre

Thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử cách đây 70 năm có sự đóng góp không nhỏ của ngành Tình báo quốc phòng.
Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam đề nghị Campuchia chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động của dự án kênh đào Funan Techo

Việt Nam tôn trọng lợi ích chính đáng của Campuchia và đề nghị các bên phối hợp chia sẻ thông tin, đánh giá đầy đủ tác động dự án kênh đào Funan Techo.
Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Truyền hình trực tiếp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024)

Cầu truyền hình trực tiếp "Dưới lá cờ quyết thắng" kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024) diễn ra lúc 20h tối ngày 5/5.
Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Thủ tướng Chính phủ: Tây Ninh hội tụ đủ 3 yếu tố thiên thời, địa lợi, nhân hoà để phát triển

Chiều ngày 5/5/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng Phạm Minh Chính: 5 điểm nổi bật, 6 giải pháp để Đông Nam Bộ tiếp tục phát triển mạnh mẽ

Thủ tướng yêu cầu vùng Đông Nam Bộ cần tổ chức thực hiện tốt 6 giải pháp để tiếp tục phát huy lợi thế, tiềm năng, xứng đáng là đầu tàu của cả nước.
Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đã khởi công, triển khai thủ tục 9/29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ

Đến nay, trong số 29 dự án giao thông lớn liên kết vùng Đông Nam Bộ, đã có 4 dự án khởi công, 5 dự án đang triển khai các thủ tục đầu tư,
Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang chủ trì lễ đón và hội đàm với Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp

Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, chuyến thăm của Ngài Bộ trưởng và Đoàn đại biểu cấp cao Quân đội Pháp có ý nghĩa rất quan trọng trong quan hệ hai nước.
Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ: Phải đề xuất chính sách khai thông nhanh, đột phá phục vụ phát triển vùng Đông Nam Bộ

Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương phải đề xuất các giải pháp mang tính đột phá nhằm khai thông, thúc đẩy hơn nữa phát triển vùng Đông Nam Bộ
Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt có khả thi?

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, đề xuất cấm mua bán vàng bằng tiền mặt của Tổng cục Thuế là không khả thi vì không phải 100% người mua vàng đều là đầu tư.
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 368/QĐ-TTg ngày 4/5/2024 phê duyệt Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Công nghiệp bán dẫn dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030

Thị trường chip bán dẫn giữ vững tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định trong suốt 20 năm qua và được dự báo sẽ trở thành ngành công nghiệp nghìn tỷ USD vào 2030.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động