Thứ sáu 22/11/2024 03:55

Quảng Ninh: Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Móng Cái tăng mạnh

Lũy kế từ ngày 01/01/2023-19/3/2023, tổng trọng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái đạt 288.783 tấn, tăng 156,6% so cùng kỳ năm 2022.

Như vậy, hàng hóa xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) ước đạt trên 4.000 tấn/ngày,

Trong đó, cửa khẩu cầu Bắc Luân II đạt 6.942 phương tiện (3.223 phương tiện Việt Nam xuất cảnh; 3.719 phương tiện Trung Quốc nhập cảnh), tăng 42,5% so cùng kỳ 2022, trung bình đạt 114 phương tiện/ngày. Hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 116.332 tấn (nhập khẩu đạt 94.371 tấn, xuất khẩu đạt 21.961 tấn), tăng 60,7% so cùng kỳ 2022, bình quân đạt 1.907 tấn hàng hóa xuất nhập khẩu/ngày.

Lối mở Km 3+4 Hải Yên, hàng hóa xuất khẩu đạt 10.047 phương tiện (3.869 phương tiện Việt Nam, 6.178 phương tiện Trung Quốc) chở 155.323 tấn hàng hóa (bình quân đạt 142 phương tiện/ngày, 2.188 tấn/ngày) tăng 329,6% so cùng kỳ 2022. Trong đó, hoa quả 1.837 xe với 43.301 tấn, bột sắn 1.076 xe với 43.863 tấn, thủy hải sản đông lạnh 1.469 xe với 36.889 tấn, hạt khô và hàng hóa khác 615 xe với 16.083 tấn; tôm, cua, cá sống 5.050 xe với 16.187 tấn. Hàng hóa nhập khẩu đạt 5.479 phương tiện Trung Quốc vận chuyển 17.128 tấn hàng tạp, hàng vải (trung bình 80 phương tiện/ngày) tăng 324% so cùng kỳ 2022.

Hạ tầng giao thông thuận lợi là ưu thế của Móng Cái trong xuất nhập khẩu

Cùng thời điểm trên, Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh) đã xuất nhập cảnh 81.796 lượt người, dự kiến hết tháng 3 tức là trong quý I/2023 số người xuất nhập cảnh khoảng trên 90.000 lượt người, bình quân mỗi tháng là 30.000 người xuất nhập cảnh.

Bên cạnh đó, tại TP. Móng Cái, hoạt động thông quan hàng nông sản, thủy sản và các sản phẩm nông thủy sản được triển khai tại tất cả các cửa khẩu, lối mở trên địa bàn và có triển vọng ngày càng gia tăng cả về chủng loại, sản phẩm hàng hóa cũng như số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu.

Trong đó tập trung chủ yếu tại Lối mở cầu phao Km3+4 Hải Yên/Cặp chợ bến biên mậu Đông Hưng, lượng hàng nông sản, thủy sản và các sản phẩm nông thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc qua lối thông quan này đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 60%/năm; riêng năm 2021 lượng hàng nông sản, thủy sản xuất khẩu đạt xấp xỉ 1 triệu tấn, tăng 157% so cùng kỳ năm 2020; 02 tháng đầu năm 2023 đạt 116.275 tấn, tăng 122% so cùng kỳ 2022.

Tiến Dũng
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Tin cùng chuyên mục

Năm 2025, EVNCPC tiếp tục xây dựng 70 căn nhà tình nghĩa tại miền Trung - Tây Nguyên

Quảng Ninh: Vươn tầm trung tâm logistics hàng đầu miền Bắc

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu đẩy nhanh tiến độ nhà ở xã hội, thương mại trên địa bàn

Lai Châu: Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thông tin tuyên truyền, thông tin đối ngoại

Thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) sau sắp xếp đơn vị hành chính sẽ có bao nhiêu phường, xã?

Lào Cai: Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

Thừa Thiên Huế: Thuỷ điện Bình Điền giảm lưu lượng vận hành để cứu hộ vụ tai nạn ở cầu Bình Thành

Hải Phòng: Điều chỉnh vốn các dự án trong kế hoạch đầu tư công năm 2024

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

10 năm Quần thể danh thắng Tràng An là di sản thế giới - Bài 1: Lực đẩy kinh tế Ninh Bình

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Bắc Ninh tiếp tục kiểm tra tiến độ xử lý ô nhiễm môi trường tại thôn Mẫn Xá

Yên Bái: Công nhận 5 xã của huyện Lục Yên đạt chuẩn nông thôn mới năm 2024

Lai Châu: Kinh tế tăng trưởng ổn định, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch

25 sản phẩm nông nghiệp Sơn La tiêu biểu năm 2024

Cá tầm hồ Hòa Bình được đấu giá thành công 150 triệu đồng

Hà Nội thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Thanh Hóa: Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với người nước ngoài cư trú, hoạt động trên địa bàn

TP. Hồ Chí Minh: Thị trường hoa ảm đạm trong dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sơn La: Sản xuất công nghiệp tiếp tục là 'đầu tàu' trong tăng trưởng kinh tế