Thứ năm 26/12/2024 23:36

Quản lý thị trường Sơn La tạm giữ lượng lớn hàng hóa không rõ xuất xứ

Quản lý thị trường tỉnh Sơn La vừa phát hiện số lượng lớn mặt hàng là quần áo, phụ tùng động cơ không rõ nguồn gốc, xuất xứ.

Từ ngày 4 - 9/10, Đội Quản lý thị trường số 3 phối hợp với Công an huyện Mộc Châu tiến hành kiểm tra đối với 3 cơ sở kinh doanh quần áo may sẵn tại huyện Mộc Châu gồm của bà Trịnh Thị Hải (tại tiểu khu 40, Thị trấn Nông trường); ông Nguyễn Tuấn Tú (tại tiểu khu Bệnh viện II, Thị trấn Nông trường), ông Trần Bá Giới, tại tiểu khu Chè đen II, thị trấn Nông trường).

Tại thời điểm kiểm tra, 3 cửa hàng bày bán 325 sản phẩm quần áo may sẵn các loại toàn bộ số hàng hóa không có thông tin về nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa. Các chủ hộ kinh doanh cũng không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa trên.

Đến ngày 10/10, lực lượng chức năng thực hiện kiểm tra đối với cơ sở kinh doanh phụ tùng máy nông nghiệp có địa chỉ tại tiểu khu 68, thị trấn Nông trường, huyện Mộc Châu do Bà Nguyễn Thị Anh Thư làm chủ.

Đoàn kiểm tra phát hiện tại cửa hàng bày bán 1.200 sản phẩm phụ tùng máy nông nghiệp các loại, trên sản phẩm hàng hóa không có căn cứ để xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ hàng hóa theo quy định.

Đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản, trình Đội trưởng ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 4 cơ sở kinh doanh về hành vi kinh doanh hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ với số tổng số tiền thu phạt gần 85 triệu đồng (trong đó trị giá hàng hóa vi phạm gần 60 triệu đồng), tịch thu toàn bộ số hàng trên.

Cùng ngày, Đoàn kiểm tra của Đội Quản lý thị trường số 1 phối hợp với Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu (Công an tỉnh Sơn La) tiến hành kiểm tra đột xuất hộ kinh doanh quần áo may sẵn Trang Hồng Kông, địa chỉ số 267, đường Chu Văn Thịnh, tổ 2, phường Tô Hiệu, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La.

Tại thời điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra phát hiện chủ hộ đang bày bán mặt hàng quần áo may sẵn gồm: 8 chiếc quần sóc nam nhãn hiệu Adidas, 16 chiếc áo phông nam các loại nhãn hiệu Adidas, có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Adidas và 6 chiếc quần Jean nhãn hiệu LEVI’S có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu LEVI’S đang được bảo hộ tại Việt Nam, chủ cơ sở chưa xuất trình được hóa đơn, chứng từ liên quan đến hàng hóa, toàn bộ hàng hoá có trị giá trên 15 triệu đồng. Đoàn kiểm tra tiến hành tạm giữ và niêm phong toàn bộ số hàng hóa nêu trên để tiếp tục xác minh, làm rõ xử lý theo quy định của pháp luật.

Trang Anh
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Năm 2024, Quản lý thị trường TP. Cần Thơ phát hiện 578 vụ vi phạm

Quản lý thị trường hàng hóa trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ninh Bình: Xử phạt Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ THN kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Phát huy vai trò nhân dân trong đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Sơn La: Xử phạt lái xe vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh trong năm 2024

Lâm Đồng: Xử phạt Công ty Như Linh hơn 584 triệu đồng vì kinh doanh phân bón vi phạm chất lượng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025