Thứ tư 20/11/2024 14:34

Quản lý thị trường quyết liệt thực hiện cao điểm chống buôn lậu dịp tết 2023

Cận Tết, tình hình buôn lậu lại tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt là các tuyến, địa bàn trọng điểm như biên giới, tuyến đường biển, hàng không.

Nóng bỏng trên mọi mặt trận

Theo số liệu thống kê Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, 10 tháng năm 2022, các cơ quan chức năng phát hiện trên 100.000 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, trong đó số vụ buôn lậu hàng cấm chiếm khoảng gần 15.000 vụ, thu nộp ngân sách gần 8.000 tỉ đồng... Riêng với lực lượng Quản lý thị trường, trong 11 tháng năm 2022, toàn lực lượng đã xử lý trên dưới 30.000 vụ việc vi phạm.

Có thể nói, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới vẫn âm thầm diễn ra trong 365 ngày nhưng dịp cuối năm, Tết Nguyên đán lại trở nên nóng bỏng với phương thức, thủ đoạn tinh vi, khó lường.

Các đối tượng vi phạm tập trung buôn lậu vào các mặt hàng trọng điểm, có giá trị cao, nhu cầu tiêu dùng lớn như: xăng dầu, đường cát, phân bón, hàng điện tử, thời trang, mỹ phẩm, thuốc lá, rượu bia... với hành vi vi phạm chủ yếu như: kinh doanh, vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc; kinh doanh, vận chuyển hàng giả, hàng gian lận thương mại, hàng nhập lậu, hàng cấm; sản xuất hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; lợi dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng giả, hàng giả mạo nhãn hiệu...

Ông Trần Hữu Linh - Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) cho biết, từ đầu năm 2022, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành đã dự báo sức mua của người dân sẽ tăng cao do trước đó đại dịch Covid-19 bùng phát, diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, cũng trong giai đoạn dịch, thương mại điện tử bùng nổ, kéo theo nhiều thách thức, trở ngại. Dù sức mua đã tăng trở lại nhưng những dự báo về hàng lậu, hàng giả, sản xuất kinh doanh hàng hóa nội địa cũng đã xảy ra.

Lực lượng Quản lý thị trường kiểm tra, thu giữ nhiều sản phẩm vi phạm tại cửa hàng kinh doanh thời trang "TRANG NEMO STYLE”

"Trong thời gian qua, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra ở nhiều địa phương nhận thấy rằng, vấn nạn hảng giả, gian lận thương mại xuất hiện ở nhiều nơi, ở nhiều địa phương lớn, cả địa bàn hẻo lánh với những vụ việc quy mô lớn, liên tỉnh. Điển hình, cuối tháng 11/2022 vừa qua, lực lượng Quản lý thị trường đã kiểm tra, bắt quả tang 5 kho chứa và xưởng sản xuất, pha chế hàng chục nhãn hiệu dầu gội, sữa tắm giả các thương hiệu ở xã Vĩnh Lộc, H.Bình Chánh, TP.HCM. Qua đấu tranh, lực lượng phát hiện, lượng lớn hàng giả, hàng nhái sản xuất trong nước nhưng lại vận chuyển, đưa sang biên giới, rồi nhập lại về Việt Nam" - Ông Trần Hữu Linh cho hay.

Trên thực tế, trong 2-3 năm trở lại đây, không gian mạng trở thành mảnh đất màu mỡ để các đối tượng buôn lậu, quảng cáo, tiêu thụ hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng. Chính thói quen mua bán hàng hoá online đã rất phổ biến trong người dân nhưng hành lang pháp lý để quản lý giao dịch điện tử đã và đang bộc lộ nhiều thiếu sót, sơ hở, bất cập. Gần đây nhất, đầu tháng 12/2022, Cục Quản lý thị trường TP.Hồ Chí Minh đã bất ngờ kiểm tra cửa hàng kinh doanh thời trang “Trang Nemo Style” tại Quận 1, TP.Hồ Chí Minh, phát hiện, thu giữ gần rất nhiều sản phẩm là túi xách, mắt kính, quần áo, giày dép... có dấu hiệu giả các thương hiệu nổi tiếng.

Hay trước đó, tại Tuyên Quang hay Thanh Hóa, lực lượng Quản lý thị trường cũng phát hiện, xử lý nhiều cơ sở, kho hàng "khủng" đang kinh doanh, chứa trữ nhiều hàng hóa vi phạm, không rõ nguồn gốc.

Đáng nói, đây chỉ là một vài điểm trong hàng trăm điểm kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ bị lực lượng chức năng phát hiện và cũng là những vụ việc nổi bật trên thương mại điện tử mà lực lượng Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường. Điều này đã thể hiện rõ hiệu lực, hiệu quả sau khi lực lượng Quản lý thị trường hoạt động theo mô hình ngành dọc.

Đẩy mạnh kiểm soát thị trường đợt cao điểm cuối năm

Nhận định cuối năm, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả sẽ tiếp tục gia tăng, diễn biến bất thường, do vậy, để chủ động kiểm soát, kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm, trong tháng 11/2022, Tổng cục Quản lý thị trường đã ban hành Kế hoạch số 10/KH-TCQLTT về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2022, dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Theo kế hoạch, toàn lực lượng sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại; chú trọng kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân lợi dụng nhu cầu tiêu dùng tăng cao vào dịp Tết để tăng giá bất hợp lý, gây bất ổn thị trường, nhất là đối với các mặt hàng được tiêu dùng nhiều trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2023.

Ban Chỉ đạo 389 các bộ, ngành, địa phương xây dựng, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023

Vừa qua, để nâng cao hiệu quả của công tác này, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh - Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả ban hành Kế hoạch 115/KH-BCĐ389 cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Theo đó, Ban chỉ đạo 389 yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động, kịp thời nắm, kiểm soát tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; thường xuyên trao đổi, chia sẻ thông tin, phối hợp kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, đấu tranh, bắt giữ, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả nhằm ngăn chặn, đẩy lùi các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, cửa khẩu, vùng biển, hoạt động gian lận thương mại, trốn thuế, hành vi mua bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu, hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ...

Có thể nói, không riêng Việt Nam, buôn lậu là căn bệnh trầm kha của nhiều các quốc gia, để lại hậu quả, tác hại to lớn, làm suy yếu các ngành công nghiệp, sản xuất trong nước; giảm nguồn thu ngân sách, ảnh hưởng tới chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nguyên nhân của vấn nạn này ngoài lợi nhuận “khủng” thì công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng thực thi còn chưa chặt chẽ; thiếu đồng bộ, nhất quán; chế tài xử phạt còn lỏng lẻo, chưa nghiêm minh.

Tới đây, dịp cuối năm chắc chắn sẽ là khoảng thời gian cao điểm gia tăng các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, do vậy, để ngăn chặn hiệu quả vấn nạn này, ông Nguyễn Minh Tuấn - Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia cho rằng, cần tập trung xây dựng, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Cùng với đó, chủ động nắm chắc diễn biến tình hình; nhận diện phương thức, thủ đoạn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; xác định đối tượng, tuyến, địa bàn, mặt hàng trọng điểm cần tập trung lực lượng, phương tiện, biện pháp đấu tranh; xác định trách nhiệm của cơ quan, đơn vị ở trung ương và địa phương trong quản lý, kiểm tra, kiểm soát địa bàn, lĩnh vực.

Trên cơ sở đó triển xây dựng, triển khai các phương án tăng cường lực lượng, phương tiện tuần tra, kiểm soát chặt chẽ trên các tuyến biên giới, cửa khẩu đường bộ, đường sắt, đường sông, đường biển đường hàng không các đường mòn, lối mở, khu vực tập kết hàng hóa gần biên giới.

Theo đánh giá, năm 2022, với hàng trăm ngàn vụ việc buôn lậu, gian lận thương mại bị phát hiện, vẫn chỉ là “phần nổi của tảng băng chìm”, nguyên nhân là do với hàng chục ngàn cây số đường biển, đường biên giới, hàng trăm ngàn cây số đường bộ, đường sắt, đường hàng không… và dù lực lượng chức năng có hùng hậu đến đâu, cũng chỉ nắm giữ phần ngọn. Do vậy, chỉ khi có công cụ pháp luật đủ mạnh, xử lý nghiêm minh, kịp thời các đối tượng buôn lậu, nhất là kẻ chủ mưu; bịt kín các kẽ hở trong lưu thông, tiêu thụ hàng hoá; sự phối hợp chặt chẽ, nghiêm minh của các lực lượng chức năng, người dân không vì tư lợi, tiếp tay cho buôn lậu, gian lận thương mại mới ngăn chặn có hiệu quả, làm “nguội” “quốc nạn” này trong suốt 365 ngày.

Trang Anh
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Cục Quản lý thị trường Bắc Giang công bố quyết định bổ nhiệm cán bộ

Bắc Giang: Xử phạt hộ kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Hà Nội: Quản lý thị trường thu giữ hàng trăm sản phẩm thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Tập huấn, hướng dẫn kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Quản lý thị trường Bắc Ninh

Hà Nội: Xử lý cơ sở kinh doanh thuốc lá điện tử có dấu hiệu nhập lậu tại quận Hoàn Kiếm

Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024

Tuyên Quang: Phát hiện và tạm giữ hàng hóa giả mạo nhãn hiệu NIKE tại huyện Sơn Dương

Hà Nội: Phát hiện cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm giả mạo nhãn hiệu

Nghệ An: Ngăn chặn vụ vận chuyển trái phép 16,2 kg pháo

Bạc Liêu - Sóc Trăng: Lực lượng Quản lý thị trường hoàn thành gần 300 cuộc kiểm tra định kỳ

Cục QLTT Tuyên Quang hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cao Bằng: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cơ sở kinh doanh trên địa bàn các huyện vùng sâu, vùng xa

Thanh Hóa: Phát hiện gần 3.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu với giá trị gần 400 triệu đồng

Sóc Trăng: Quản lý thị trường kiểm tra định kỳ phát hiện 22 vụ vi phạm

Hải Dương: Tiêu hủy gần 100 đôi giày thể thao giả mạo nhãn hiệu Adidas

Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền chống buôn lậu và gian lận thương mại

Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa 'ghi điểm' với những kết quả nổi bật

Hà Nội: Thu giữ 10.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gucci, Nike, Lacoste

Tuyên Quang: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm