Thứ hai 23/12/2024 16:01

Quản lý thị trường Hà Nội: Phát hiệu nhiều sai phạm trong kinh doanh thiết bị đo nồng độ cồn

Quản lý thị trường Hà Nội đã phát hiệu nhiều sai phạm trong kinh doanh thiết bị đo nồng độ cồn khi kiểm tra các cửa hàng tại phố Phương Mai, Hà Nội.

Đây là con phố tập trung nhiều cửa hàng kinh doanh thiết bị đo nồng độ cồn cá nhân.

Cụ thể, ngày 18/02/2023 qua công tác quản lý địa bàn và nguồn tin truyền thông phản ánh về máy đo nồng độ cồn qua hơi thở không có nguồn gốc, Đội Quản lý thị trường số 4 (Quản lý thị trường Hà Nội) phối hợp Đội Cảnh sát kinh tế Công an quận Đống Đa đã tiến hành kiểm tra một số cửa hàng kinh doanh trang thiết bị vật tư y tế tại Phương Mai.

Lực lượng chức năng đang kiểm tra thiết bị đo nồng độ cồn tại cửa hàng kinh doanh thiết bị y tế trên phố Phương Mai

Tại địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh thiết bị y tế Lê Thúy Hải - 110E2 phố Phương Mai, phường Phương Mai, quận Đống Đa - Hà Nội, đoàn kiểm tra đã lập biên bản tạm giữ, biên bản niêm phong toàn bộ số hàng hóa vi phạm: Kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Cụ thể, hàng hóa vi phạm là 100 hộp kim chích lấy máu thử tiểu đường (50 cái/hộp) nhãn chữ Sinocare; Made in China. Trị giá hàng hóa 5 triệu đồng; 01 bộ máy đo nồng độ cồn trong hơi thở mã CA 2000 nhãn chữ nước ngoài, không tem kiểm định, trị giá hàng hóa vi phạm theo giá bán niêm yết tại cửa hàng là 1,5 triệu đồng. Tổng trị giá hàng hóa vi phạm là 6,5 triệu đồng.

Thiết bị đo nồng độ cồn không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam

Tại cửa hàng “Tổng đại lý vật tư thiết bị y tế Sức khoẻ vàng” địa chỉ 73A Phương Mai, đoàn kiểm tra nhận thấy ngoài những hàng hoá đã được ghi nhãn đầy đủ theo quy định thì tại cơ sở còn bày bán 01 chiếc máy đo nồng độ cồn trong hơi thở nhãn có chữ tượng hình mã CA 2000; giá niêm yết 1,5 triệu đồng; 01 chiếc máy đo nồng độ cồn trong hơi thở Drive Safely, giá niêm yết 250.000 đ/chiếc; 06 chiếc nhiệt kế hồng ngoại NITIKA, giá niêm yết tại cơ sở là 150.000 đ/chiếc; 80 miếng dán giữ nhiệt Kichilachi, giá niêm yết tại cơ sở là 5.000 đ/miếng, tổng cộng 88 đơn vị sản phẩm là hàng hoá do nước ngoài sản xuất, có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam.

Vào thời điểm kiểm tra, bà Hoàn chưa xuất trình được hoá đơn chứng từ liên quan đến số hàng hoá này.

Hiện đoàn kiểm tra đã lập biên bản tạm giữ, niêm phong toàn bộ hàng hoá trên và tiếp tục làm rõ.

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại 'nóng' dịp cuối năm

Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Buôn lậu, gian lận thương mại: Giảm số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy hơn 19.000 đơn vị sản phẩm vi phạm

Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu là tang vật vi phạm

Hải Phòng: Tăng cường kiểm soát thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025