Quản lý thị trường Hà Nội: Nhiều đề xuất, kiến nghị cần gỡ vướng ngay để thực thi

6 tháng năm 2023, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra 2.713 vụ, xử lý 2.554 vụ; Tổng số tiền xử lý 73,069 tỷ đồng.
Quản lý thị trường Hà Nội: Tiêu hủy 1,5 tấn hàng không rõ nguồn gốc, bị cấm lưu thông Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp triệt phá đường dây gian lận thi cử lớn Quản lý thị trường Hà Nội: Phát hiện kho san chiết bình khí cười (N2O) trái phép tại Nam Từ Liêm

Kiểm tra 2.713 vụ, xử lý 2.554 vụ vi phạm

6 tháng năm 2023, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội đã kiểm tra 2.713 vụ, xử lý 2.554 vụ; Tổng số tiền xử lý 73,069 tỷ đồng. Trong đó: Phạt hành chính: 32,353 tỷ đồng, trị giá hàng tịch thu: 11,834 tỷ đồng, trị giá hàng tiêu hủy, tái chế: 25,851 tỷ đồng; Số thu lời bất hợp pháp: 74,899 triệu đồng; Thanh tra chuyên ngành: 217,5 triệu đồng; chuyển cơ quan điều tra: 31 vụ.

Quản lý thị trường Hà Nội: Nhiều đề xuất, kiến nghị cần gỡ vướng ngay để thực thi
Ngày 26/6, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp với lực lượng Công an triệt phá đường dây gian lận thi cử quy mô lớn lớn trước kỳ thi THPT Quốc gia

Các nhóm hàng, hành vi vi phạm chủ yếu vẫn là buôn bán hàng cấm (thuốc lá điếu nhập lậu, hàng cấm nhập khẩu, hàng hóa không được phép lưu hành…); tàng trữ, vận chuyển, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ như thực phẩm, mỹ phẩm, thuốc, hàng hóa tiêu dùng, hàng điện tử, khoáng sản…; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp như mặt hàng thời trang, lương thực, thực phẩm, đồ gia dụng….; các hành vi vi phạm trong kinh doanh mặt hàng xăng dầu.

Với tinh thần quyết tâm trong thực hiện nhiệm vụ, trong 6 tháng đầu năm 2023, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các lực lượng Quản lý thị trường trên địa bàn tích cực, chủ động triển khai thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của cấp trên, phối hợp tốt với các lực lượng chức năng khác trên địa bàn tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, tập trung vào các mặt hàng nhập lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm an toàn thực phẩm,...và đã đạt được nhiều kết quả khả quan, góp phần ổn định thị trường thành phố, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của nhà sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh và người tiêu dùng trên địa bàn Thủ đô.

Ngoài ra, các Đội Quản lý thị trường đã xử lý nhiều vụ việc liên quan đến hành vi vi phạm trên website thương mại điện tử: lợi dụng internet để buôn bán, cung cấp hàng giả, hàng cấm, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp…

Nhiều kiến nghị, đề xuất cần được gỡ vướng ngay

Hiện công tác thực thi còn đối mặt với rất nhiều vướng mắc, khó khăn cần sớm được các Bộ, ngành quyết liệt gỡ vướng.

Quản lý thị trường Hà Nội: Nhiều đề xuất, kiến nghị cần gỡ vướng ngay để thực thi
Đêm 7/7, Đội Quản lý thị trường số 17 - Cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp kiểm tra và thu giữ số lượng lớn bình khí cười trái phép tại khu vực trông giữ xe trên phố Mạc Thái Tông, Mễ Trì, Nam Từ Liêm (Hà Nội).

Về khó khăn hiện tại, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết: Thứ nhất, tình trạng kinh doanh khí N2O (bóng cười) và thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng trái phép diễn ra phức tạp. Do nhu cầu và lợi nhuận mang lại khi thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến các mặt hàng trên mà nhiều cá nhân, tổ chức vẫn vi phạm, tái phạm. Trong khi đó, chế tài xử lý chưa đủ răn đe dẫn đến việc vi phạm vẫn tiếp diễn, khi xử lý nhiều lần, các đối tượng đã có nhiều biện pháp nhằm đối phó với cơ quan chức năng gây cản trở, khó khăn trong phát hiện, kiểm tra, xử lý.

Bên cạnh đó, do địa bàn quản lý rộng, phức tạp, nhiều kho tàng bến bãi, điểm tập kết trung chuyển nên gặp khó khăn trong công tác nắm bắt, quản lý địa bàn (khu vực quận Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Hoài Đức, Gia Lâm, Thanh Trì...). Công tác giám sát, theo dõi diễn biến trên địa bàn còn chưa kịp thời do lực lượng mỏng và các đối tượng vận chuyển, kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ luôn biến động. Mặt khác, nhiều đối tượng thuê kho, bãi sẵn sàng chống đối (không tiếp xúc, không làm việc) để gây khó khăn cho cơ quan chức năng khi kiểm soát địa bàn.

Về mặt hàng khoáng sản, trong công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý mặt hàng này tập trung chủ yếu ở các vùng ven như quận Đông Anh, Thường Tín, Phú Xuyên... vẫn còn phức tạp và khó khăn trong việc nắm bắt tình hình. Số lượng hàng hóa lớn (cát, sỏi), không thuận tiện cho việc vận chuyển, bảo quản, tạm giữ, cần có sự phối hợp của nhiều lực lượng chức năng để xử lý.

Công tác nhập hồ sơ vụ việc trên hệ thống xử lý vi phạm hành chính (INS) còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, sở vật chất, trang thiết bị (bộ lưu điện, pin sạc dự phòng…) còn chưa được cấp phát đầy đủ, đặc biệt khó khăn khi đi kiểm tra, xử lý vụ việc thực tế ở vùng ngoại ô, xa trung tâm và đang thiếu hụt nguồn cung cấp điện. Trong khi đó, hệ thống INS đôi khi bị lỗi, chậm gây ảnh hưởng đến quá trình nhập dữ liệu.

Việc xử lý bán hàng hóa tịch thu đã qua sử dụng là mặt hàng thiết bị điện, điện tử gặp nhiều khó khăn do chưa có cơ chế xử lý nhanh, bị tồn từ năm này qua năm khác.

Một khó khăn cần được gỡ vướng kịp thời hiện nay là theo quy định tại Thông tư 22/202/TT-BCT ngày 10/12/2021 của Bộ Công Thương thì việc sử dụng biểu mẫu khác không phải của Nghị định 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ và mẫu biểu Quản lý thị trường phải được sự hướng dẫn của Tổng cục Quản lý thị trường. Hiện nay trong hệ thống nhập dữ liệu INS, chưa có biểu mẫu để lấy mẫu xăng dầu. Trong khi đó các đơn vị có chuyên môn như Thanh tra Sở Khoa học – Công nghệ, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng, Cục Quản lý chất lượng sản phẩm hàng hóa không cử người tham gia phối hợp nên Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội chưa triển khai được kế hoạch chuyên đề về kiểm tra chất lượng xăng dầu.

Để kịp thời giải quyết những khó khăn này, Cục Quản lý thị trường đề nghị: Tại Đề án về chống hàng giả và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử đến năm 2025 ban hành kèm theo Quyết định số 319/QĐ-TTg ngày 29/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì xây dựng kế hoạch và triển khai các nội dung của Đề án và là cơ quan, chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án. Cục Quản lý thị trường Hà Nội kiến nghị Tổng cục Quản lý thị trường có báo cáo Bộ Công Thương nhanh chóng thông qua Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án để có chỉ đạo cụ thể, hướng dẫn, giao nhiệm vụ cho các Cục Quản lý thị trường địa phương thực hiện, làm căn cứ hoàn thành các chỉ tiêu mà Đề án đặt ra.

Kiến nghị Tổng cục Quản lý thị trường báo cáo cấp có thẩm quyền nhanh chóng hoàn thiện các quy định liên quan đến việc kinh doanh bóng cười, thuốc lá điện tử; đồng thời tăng nặng mức xử lý vi phạm với các mặt hàng shisha, bóng cười, thuốc lá điện tử nhằm đảm bảo tính răn đe cao.

Tổng cục Quản lý thị trường sớm có hướng dẫn việc sử dụng biểu mẫu để lực lượng Quản lý thị trường có thể chủ động lấy mẫu xăng dầu.

Bên cạnh đó, để ngăn chặn trình trạng buôn lậu, gian lận thương mại qua chuyển phát nhanh cần có một quy định siết chặt buôn bán qua thương mại điện tử và chế tài gắn trách nhiệm của chủ kinh doanh chuyển phát nhanh, nâng cao tính minh bạch của các trang web bán hàng online. Đối với các hộ kinh doanh dưới hình thức online tại nhà cũng cần phải đăng ký kinh doanh để các cơ quan chức năng có thể nắm bắt, xử lý mà không vi phạm về Luật nhà ở.

Đối với hệ thống INS: Vì hồ sơ dữ liệu đưa lên rất lớn, quá trình nhập mất rất nhiều thời gian, Cục Quản lý thị trường cũng kiến nghị cần có hướng dẫn cụ thể việc nhập hồ sơ tài liệu cần scan đưa lên hệ thống INS.

Đồng thời, để dễ dàng thống kê, tra cứu phục vụ công tác báo cáo một cách đồng bộ, đề nghị Tổng cục Quản lý thị trường xem xét cần sớm hoàn thiện hệ thống để có thể tra cứu số liệu, dữ liệu của từng Đội Quản lý thị trường thuộc từng Cục địa phương, phân loại theo hành vi vi phạm, nhóm mặt hàng, số tiền xử phạt vi phạm hành chính, trị giá hàng hóa vi phạm....

Về cơ chế phối hợp hiện này, Cục Quản lý thị trường Hà Nội cũng kiến nghị cần sớm hoàn thiện, sửa đổi cơ chế ràng buộc giữa cơ quan chuyển giao với cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự khi xử lý các vụ việc có dấu hiệu tội phạm để tránh trường hợp đùn đẩy trách nhiệm hoặc có cơ quan chuyển giao nhưng không xác định được cơ quan tiếp nhận.

Nguyễn Duyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

An Giang: Tạm giữ hơn 1,4 tấn đường cát vi phạm về ghi nhãn

An Giang: Tạm giữ hơn 1,4 tấn đường cát vi phạm về ghi nhãn

Thanh Hóa: Tiêu hủy hơn 1.200 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Thanh Hóa: Tiêu hủy hơn 1.200 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Quảng Ninh: Tạm giữ gần 500 sản phẩm đậu phụ thối, xì dầu, củ cải muối nhập lậu

Quảng Ninh: Tạm giữ gần 500 sản phẩm đậu phụ thối, xì dầu, củ cải muối nhập lậu

An Giang: Phát hiện lô hàng hóa vi phạm trị giá gần 1,5 tỷ đồng

An Giang: Phát hiện lô hàng hóa vi phạm trị giá gần 1,5 tỷ đồng

Lào Cai: Tạm giữ lô phụ kiện thuốc lá điện tử vi phạm gần 130 triệu đồng

Lào Cai: Tạm giữ lô phụ kiện thuốc lá điện tử vi phạm gần 130 triệu đồng

An Giang: Chuyển công an điều tra vụ vận chuyển, sản xuất cà phê giả

An Giang: Chuyển công an điều tra vụ vận chuyển, sản xuất cà phê giả

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu

Lào Cai: Tăng cường xử lý hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

Lào Cai: Tăng cường xử lý hành vi buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

“Điểm danh” những điểm nóng về vận chuyển, kinh doanh thuốc lá lậu

“Điểm danh” những điểm nóng về vận chuyển, kinh doanh thuốc lá lậu

Quản lý thị trường phối hợp với chính quyền tỉnh Phú Thọ để chống hàng giả

Quản lý thị trường phối hợp với chính quyền tỉnh Phú Thọ để chống hàng giả

Bắc Giang: Tạm giữ hơn 11 nghìn sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc

Bắc Giang: Tạm giữ hơn 11 nghìn sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc

Hưng Yên: Phát hiện, tiêu hủy 700kg xương và lòng lợn bốc mùi ôi thiu

Hưng Yên: Phát hiện, tiêu hủy 700kg xương và lòng lợn bốc mùi ôi thiu

Thái Nguyên: Tạm giữ 15 ti vi nhập lậu tại 1 công ty thương mại

Thái Nguyên: Tạm giữ 15 ti vi nhập lậu tại 1 công ty thương mại

Đắk Lắk: Kịp thời xác minh nguồn tin bạn đọc Báo Công Thương phản ánh

Đắk Lắk: Kịp thời xác minh nguồn tin bạn đọc Báo Công Thương phản ánh

TP. Hồ Chí Minh: Tiêu hủy hơn 62.000 sản phẩm hàng hóa vi phạm

TP. Hồ Chí Minh: Tiêu hủy hơn 62.000 sản phẩm hàng hóa vi phạm

Hưng Yên: Khởi tố vụ án sản xuất, buôn bán xe máy giả tại Công ty LIFAN - Việt Nam

Hưng Yên: Khởi tố vụ án sản xuất, buôn bán xe máy giả tại Công ty LIFAN - Việt Nam

Bắc Giang: Shop Đinh Thị Quyên bị phạt 147,5 triệu đồng, đình chỉ 2 tháng

Bắc Giang: Shop Đinh Thị Quyên bị phạt 147,5 triệu đồng, đình chỉ 2 tháng

Vĩnh Phúc: Tạm giữ hơn 1.000 sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu

Vĩnh Phúc: Tạm giữ hơn 1.000 sản phẩm mỹ phẩm nhập lậu

Đồng Nai: 4 tháng, Quản lý thị trường kiểm tra gần 500 vụ, thu nộp ngân sách gần 4 tỷ đồng

Đồng Nai: 4 tháng, Quản lý thị trường kiểm tra gần 500 vụ, thu nộp ngân sách gần 4 tỷ đồng

Vĩnh Phúc: Tạm giữ, niêm phong 342 bình N2O tại cơ sở sang chiết trái phép

Vĩnh Phúc: Tạm giữ, niêm phong 342 bình N2O tại cơ sở sang chiết trái phép

Xem thêm