Thứ bảy 16/11/2024 09:16

Quản lý thị trường Điện Biên giám sát chặt chẽ các cửa hàng kinh doanh xăng dầu

Cục Quản lý thị trường Điện Biên tiếp tục tăng cường công tác quản lý địa bàn, kiểm tra, giám sát chặt chẽ các đơn vị kinh doanh xăng dầu.

Theo báo cáo của Cục Quản lý thị trường tỉnh Điện Biên, trong 10 tháng năm 2022, đơn vị đã tổ chức kiểm tra 1.277 vụ, phát hiện xử phạt hành chính 459 vụ. Hành vi vi phạm chủ yếu là hàng hóa nhập lậu; hàng giả nhãn hiệu; vi phạm về giá 267 vụ; an toàn thực phẩm... Thu nộp ngân sách nhà nước gần 800 triệu đồng.

Ông Lò Ngọc Minh - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Điện Biên cho biết, trong thực hiện Kế hoạch đấu tranh phòng, chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2021-2025, Cục Quản lý thị trường Điện Biên đã vận động ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đến 5.889/6.641 tổ chức, cá nhân kinh doanh truyền thống tại các chợ, dọc tuyến phố, trung tâm thương mại đạt 88,7% kế hoạch và 85/129 đơn vị UBND xã phương, ban quản lý chợ (đạt 66% kế hoạch). Đến thời điểm báo cáo không có cơ sở vi phạm sau khi được tuyên truyền, ký cam.

Ông Hoàng Ánh Dương - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường làm việc với Quản lý thị trường Điện Biên

Đối với công tác thanh tra chuyên ngành, thực hiện quyết định về việc phê duyệt Kế hoạch thanh tra năm 2022 số 2663/QĐ-BCT ngày 25/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Công Thương, kết quả tổ chức và ban hành Kết luận thanh tra chuyên ngành 4/4 đơn vị (đạt 100% kế hoạch). Tại thời điểm thanh tra không phát hiện vi phạm.

Tại buổi làm việc với Cục Quản lý thị trường tỉnh Điện Biên ngày 9/11, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường - ông Hoàng Ánh Dương đã ghi nhận kết quả đạt được trong 10 tháng đầu năm 2022 của Cục Quản lý thị trường tỉnh Điện Biên, đơn vị đã nghiêm túc quán triệt, triển khai và cụ thể hóa thực hiện đầy đủ, kịp thời các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả và các mặt hàng, lĩnh vực trọng điểm...

Đặc biệt, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, ký cam kết không kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ, xâm phậm quyền sở hữu trí tuệ được triển khai song song với công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường theo các kế hoạch đã ban hành và kiểm tra đột xuất theo phương án đã đạt được hiệu quả trong việc ngăn, chặn, phòng ngừa các hành vi vi phạm. Công tác phối hợp với các ngành chức năng, với các Cục Quản lý thị trường trong việc kiểm tra, giám sát thị trường, trao đổi cung cấp thông tin về số liệu vi phạm hành chính được thực hiện hiệu quả, đồng thời thực hiện tốt nhiệm vụ Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh. Qua đó đã góp phần đảm bảo ổn định thị trường, không để xảy ra các vấn đề nổi cộm hay biến động bất thường xảy ra trên địa bàn.

Nhất trí với phương hướng triển khai nhiệm vụ các tháng cuối năm 2022 của Cục Quản lý thị trường tỉnh Điện Biên, ông Hoàng Ánh Dương đề nghị, đơn vị cần tập trung thực hiện tốt chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường, Ban chỉ đạo 389, đặc biệt lưu ý về mặt hàng xăng, dầu. Song song đó, triển khai thực hiện Kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả các tháng cuối năm 2022; dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023.

Đồng thời, Phó Tổng cục trưởng Hoàng Ánh Dương đề nghị, lãnh đạo Cục Quản lý thị trường Điện Biên cần nâng cao trách nhiệm hơn nữa chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và công chức thực hiện nhiệm vụ; tăng cường giám sát việc thực hiện kỷ cương, kỷ luật đối với công chức thực thi nhiệm vụ, làm tốt công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chủ động, tăng cường phối hợp với Cục Nghiệp vụ và các đơn vị có liên quan để kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính trong thương mại điện tử.

Ngay sau buổi làm việc, Đoàn công tác của Tổng cục cùng lãnh đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh Điện Biên đã đi kiểm tra thực tế tình hình kinh doanh xăng dầu tại một số cửa hàng trên địa bàn huyện Điện Biên. Theo báo cáo, hiện nay trên địa bàn tỉnh Điện Biên có 77 trạm cấp phát, cửa hàng kinh doanh bán lẻ xăng dầu thuộc 30 công ty, doanh nghiệp, đang hoạt động trên địa bàn 56/129 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó có 2 công ty là thương nhân phân phối xăng dầu: Công ty xăng dầu Điện Biên và Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Nam Linh Trang, không có doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu.

Phó Tổng cục trưởng Hoàng Ánh Dương giám sát tình hình hoạt động xăng dầu tại Điện Biên

Các nguồn cung xăng dầu khác từ thương nhân phân phối tại các tỉnh thành lân cận, khu vực phía Bắc: Công ty Cổ phần Bách Tùng Sơn La, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Long Hưng tại Hà Nội... Nhìn chung hiện tại nguồn cung xăng dầu trên địa bàn tỉnh Điện Biên tương đối ổn định nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ do nguồn cung xăng dầu phụ thuộc chủ yếu vào điều phối của các tập đoàn nhà nước.

Phó Tổng Cục trưởng Hoàng Ánh Dương quán triệt, Cục Quản lý thị trường tỉnh Điện Biên tiếp tục chỉ đạo các đội trực thuộc tăng cường công tác quản lý địa bàn, triển khai các biện pháp nghiệp vụ, phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ các đơn vị kinh doanh xăng dầu theo các loại hình trên địa bàn để kịp thời phát hiện các hành vi găm hàng, tạo khan hiếm nguồn cung xăng dầu, tiến hành xử lý nghiêm, kịp thời mọi hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật. "Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo quy định, giám sát chặt chẽ các cửa hàng xăng dầu đã bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu; kịp thời kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thu hồi giấy phép, đồng thời thực hiện giám sát chặt chẽ các đơn vị đã bị thu hồi giấy phép" - Phó Tổng cục trưởng chỉ đạo.

Đồng thời, thường xuyên giám sát chặt chẽ các cửa hàng kinh doanh xăng dầu trên địa bàn được giao quản lý (kể cả ngày nghỉ, lễ, Tết), nhằm phát hiện, kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về lĩnh vực giá, găm hàng, tạo khan hiếm nguồn cung xăng dầu... Lãnh đạo Cục Quản lý thị trường trực thuộc chịu trách nhiệm toàn diện trong việc chỉ đạo, tổ chức công tác giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu, xử lý hoặc kiến nghị cấp trên xem xét xử lý nghiêm các tập thể, cá nhân buông lỏng quản lý, bao che, tiếp tay cho các đối tượng vi phạm.

Trang Anh
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Tin cùng chuyên mục

Tổng cục Quản lý thị trường tuyển dụng công chức năm 2024

Quản lý thị trường cả nước kiểm tra trên 61.000 vụ việc trong 10 tháng năm 2024

Hà Nội: Phát hiện cơ sở có dấu hiệu sản xuất thực phẩm giả mạo nhãn hiệu

Nghệ An: Ngăn chặn vụ vận chuyển trái phép 16,2 kg pháo

Bạc Liêu - Sóc Trăng: Lực lượng Quản lý thị trường hoàn thành gần 300 cuộc kiểm tra định kỳ

Cục QLTT Tuyên Quang hoàn thành Kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2024

Cao Bằng: Tuyên truyền, phổ biến pháp luật đến cơ sở kinh doanh trên địa bàn các huyện vùng sâu, vùng xa

Thanh Hóa: Phát hiện gần 3.000 sản phẩm hàng hóa nhập lậu với giá trị gần 400 triệu đồng

Sóc Trăng: Quản lý thị trường kiểm tra định kỳ phát hiện 22 vụ vi phạm

Hải Dương: Tiêu hủy gần 100 đôi giày thể thao giả mạo nhãn hiệu Adidas

Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền chống buôn lậu và gian lận thương mại

Quản lý thị trường tỉnh Thanh Hóa 'ghi điểm' với những kết quả nổi bật

Hà Nội: Thu giữ 10.000 sản phẩm có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu Gucci, Nike, Lacoste

Tuyên Quang: Tăng cường chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp cuối năm

Hoạt động vận chuyển hàng lậu, hàng cấm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn còn phức tạp

Quản lý thị trường Ninh Bình: Triển khai cao điểm dịp Tết Ất Tỵ 2025

Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tổ chức Lễ công bố quyết định về công tác cán bộ

Hải Dương: Buộc tiêu hủy gần 14.000 sản phẩm mỹ phẩm, phụ kiện làm đẹp không rõ nguồn gốc

TP. Hồ Chí Minh: Tạm giữ hơn 1 tấn bò khô ‘4 không’ của Công ty Thực phẩm Nhật Hưng

Buôn lậu, vận chuyển hàng cấm tăng trên tuyến hàng không