Thứ ba 26/11/2024 16:01

Quản lý chặt thủy điện nhỏ

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý quy hoạch và đầu tư xây dựng thủy điện nhỏ và một số vấn đề liên quan.

Những quyết sách cụ thể

Thời gian qua, Bộ Công Thương luôn chủ động và có những quyết sách cụ thể đối với thủy điện nhỏ. Trước đó, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, đề xuất và kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo UBND các tỉnh có dự án thủy điện trên địa bàn và các cơ quan liên quan. Cụ thể, về quy hoạch điện, Bộ Công Thương đề xuất không xem xét đề xuất bổ sung quy hoạch các dự án thủy điện có quy mô công suất nhỏ hơn 10 MW trên địa bàn. “Đối với các dự án thủy điện nhỏ đã có trong quy hoạch nhưng chưa đầu tư xây dựng thì tạm dừng, chỉ triển khai sau khi có kết quả đánh giá tổng thể trên địa bàn” - văn bản Bộ Công Thương nêu rõ.

Gần đây, Bộ Công Thương cũng đã lập đoàn kiểm tra đối với Thủy điện Thượng Nhật, cụ thể Bộ đã làm việc với Sở Công Thương tỉnh Thừa Thiên Huế, UBND huyện Nam Đông và chủ đầu tư Nhà máy thủy điện Thượng Nhật liên quan đến một số sai phạm của thủy điện này. Đoàn đã lập biên bản vi hành chính trong lĩnh vực an toàn đập thủy điện; báo cáo Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét thu hồi giấy phép hoạt động điện lực đối với thủy điện này.

Ngày 19/11/2020 UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản số 4332/UBND-HTKT giao Sở Công Thương và các sở, ban, ngành liên quan đánh giá toàn diện dự án công trình thủy điện Plei Kần, xử lý vi phạm theo quy định pháp luật; trường hợp vượt thẩm quyền báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo xử lý. Hiện, Sở Công Thương tham mưu UBND tỉnh và đề nghị, nếu thủy điện Plei Kần vẫn tiếp tục tích nước trái phép, không tuân thủ chỉ đạo của cơ quan chức năng, tỉnh sẽ có văn bản đề nghị Bộ Công Thương thu hồi giấy phép điện lực của Công ty CP Tấn Phát cho đến khi công ty này hoàn thành việc bồi thường thiệt hại cho công dân, khắc phục cầu đường đi vào khu sản xuất, đảm bảo việc đi lại, vận chuyển nông sản, an toàn cho người dân (được chính quyền địa phương xác nhận, Sở Công Thương báo cáo và đề nghị) thì mới xem xét cấp lại giấy phép.

Bộ Công Thương đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương, khẩn trương tổ chức nghiên cứu, đánh giá những biến đổi cực đoan của thời tiết trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay làm cơ sở để rà soát các chiến lược, kế hoạch trong phòng, chống thiên tai và phát triển kinh tế…; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện phương án trồng rừng thay thế đối với các công trình/dự án nhằm góp phần nâng cao chất lượng trồng rừng, đảm bảo cân bằng sinh thái và khả năng tự điều tiết nguồn nước trên lưu vực; rà soát hiện trạng hệ thống hành lang thoát lũ phía hạ du các đập thủy lợi - thủy điện, bổ sung và hoàn chỉnh “Bản đồ ngập lụt hạ du hồ chứa trên lưu vực sông” theo thẩm quyền…

Nâng cao hiệu quả phối hợp vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông

Cùng phối hợp quản lý

Trên cơ sở kiến nghị của Bộ Công Thương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã đồng ý về nguyên tắc, đồng thời giao Bộ Công Thương theo thẩm quyền được pháp luật quy định về quy hoạch thủy điện nhỏ hướng dẫn cụ thể nội dung này, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội các địa phương có các dự án thủy điện, gắn với phát triển bền vững và an toàn, bảo vệ môi trường.

Phó Thủ tướng cũng giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương khẩn trương tổ chức, nghiên cứu, đánh giá những biến đổi cực đoan của thời tiết trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay làm cơ sở để rà soát các chiến lược, kế hoạch trong phòng chống thiên tai và phát triển kinh tế; chủ trì nghiên cứu, xây dựng các bản đồ tỷ lệ lớn về lũ quét và sạt lở đất đá để làm cơ sở trong đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội; tăng cường năng lực cảnh báo, dự báo các hiện tượng thời tiết như bão, lũ đảm bảo tính chính xác và kịp thời; xây dựng hệ thống viễn thông, quan trắc, giám sát, cảnh báo, dự báo nhằm nâng cao hiệu quả phối hợp vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông, hạn chế rủi ro bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan gây ra, đặc biệt là khu vực miền Trung; rà soát nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án thủy điện đã được phê duyệt để thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá theo quy định...

Đối với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề nghị rà soát, bổ sung, hoàn thiện các quy định trong việc lập, thẩm định, phê duyệt và thực hiện phương án trồng rừng thay thế đối với các công trình/dự án nhằm góp phần nâng cao chất lượng trồng rừng, đảm bảo cân bằng sinh thái và khả năng tự điều tiết nguồn nước trên lưu vực; rà soát hiện trạng hệ thống hành lang thoát lũ phía hạ du các đập thủy lợi - thủy điện, bổ sung và hoàn chỉnh “Bản đồ ngập lụt hạ du hồ chứa trên lưu vực sông” theo thẩm quyền được quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước nhằm đảm bảo xác định chính xác được phạm vi, độ sâu và thời gian ngập lụt hạ du các hồ chứa thủy lợi - thủy điện, đảm bảo công tác ứng phó với tình huống thiên tai khẩn cấp...

Bộ Công Thương kiến nghị không xem xét đề xuất bổ sung quy hoạch các dự án thủy điện có quy mô công suất nhỏ hơn 10 MW. Đối với các dự án thủy điện nhỏ đã có trong quy hoạch nhưng chưa đầu tư xây dựng thì tạm dừng, chỉ triển khai sau khi có kết quả đánh giá tổng thể trên địa bàn.
Lan Anh

Tin cùng chuyên mục

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Đà Nẵng: Công bố 51 doanh nghiệp đủ điều kiện đầu tư sản xuất trong Cụm công nghiệp Cẩm Lệ

Gia tăng tỷ lệ nội địa hóa 40%, công nghiệp ô tô thêm động lực từ tân binh Omoda & Jaecoo

Sản xuất thép ray cho đường sắt tốc độ cao: Doanh nghiệp trong nước sẵn sàng vào cuộc

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil