Quan hệ Việt Nam-EU: 25 năm phát triển và bứt phá (Bài 2)

Chỉ sau khi “Hiệp định Hợp tác giữa CHXHCN Việt Nam và Cộng đồng châu Âu” được ký kết (17/7/1995) quan hệ giao thương mới thực sự bước vào thời kỳ sôi động. Bởi Hiệp định không chỉ tạo ra khung pháp lý về hợp tác thương mại mà còn mở ra những triển vọng hợp tác giữa Việt Nam - EU nói chung, với từng thành viên của EU nói riêng.

Bài 2:Từ Hiệp định khung hợp tác đến đối tác và hợp tác toàn diện

Quan hệ Việt Nam-EU: 25 năm phát triển và bứt phá (Bài 2)
Da giày - mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào EU

Trước khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (28/11/1990), từ giữa năm 1975 đến giữa năm 1979, EU đã có nhiều cuộc tiếp xúc chính trị, ngoại giao và viện trợ cho đất nước Việt Nam mới thống nhất trị giá tới 109 triệu USD, trong đó viện trợ trực tiếp 68 triệu USD. Sau đó, nguồn viện trợ này bị gián đoạn bởi cái gọi là “vấn đề Campuchia”. Quan hệ thương mại của EU với Việt Nam được nối lại vào cuối năm 1989, nhưng giá trị không lớn, chỉ chiếm 3% kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và tăng lên 5% vào năm 1989. Đầu những năm 90, hoạt động thương mại của Việt Nam - EU có nhích lên và khởi sắc hơn bởi các Hiệp định hàng dệt may và giày dép ký hằng năm. Chỉ sau khi “Hiệp định Hợp tác giữa CHXHCN Việt Nam và Cộng đồng châu Âu” được ký kết (17/7/1995) quan hệ giao thương mới thực sự bước vào thời kỳ sôi động. Bởi Hiệp định không chỉ tạo ra khung pháp lý về hợp tác thương mại mà còn mở ra những triển vọng hợp tác giữa Việt Nam-EU nói chung, với từng thành viên của EU nói riêng. Ngoài hợp tác về thương mại, Hiệp định khung cũng thúc đẩy EU gia tăng viện trợ tài chính hơn nữa vì sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Thực tế viện trợ tài chính mà EU dành cho Việt Nam giai đoạn 1996-2000 đã tăng lên 52 triệu Ecu/năm (tăng hơn 2 lần) so với giai đoạn 1994-1995 chỉ 23 triệu Ecu/năm.

Những năm cuối của thế kỷ XX, EU trở thành bạn hàng quan trọng của Việt Nam và ngược lại. Nếu kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều năm 1990 mới dừng ở con số 300 triệu USD, năm 1995 tăng lên trên 2 tỷ USD thì các năm 1997, 1998, 2000, 2002 và 2003 lần lượt là: 3,3 tỷ, 4,96 tỷ, hơn 4,1 tỷ, xấp xỉ 5 tỷ và 6,3 tỷ USD. Thật ấn tượng, tự các con số đã nói lên điều đó! Năm 2003 xuất khẩu của Việt Nam vào EU đạt hơn 3,8 tỷ USD, tăng 25 lần so với năm 1990, với 5 mặt hàng chủ lực là: Giày dép 1,6 tỷ USD, dệt may 537 triệu USD, cà phê và chè gần 268 triệu USD, hàng thủ công mỹ nghệ 172 triệu USD và hải sản hơn 153 triệu USD. Ở chiều ngược lại, năm 2003 Việt Nam nhập từ EU 2,5 tỷ USD, tăng 15 lần so với năm 1990, trong đó các mặt hàng nhập khẩu chính đạt 1,54 tỷ USD, máy móc, thiết bị công nghiệp gần 1,3 tỷ USD, thuốc tân dược 110 tỷ USD, nguyên phụ liệu dệt may, da giày 76,3 triệu USD, sắt thép 71,4 triệu USD và phân bón 9,3 triệu USD… Như vậy, chỉ mấy năm sau khi thực hiện Hiệp định khung hợp tác (17/7/1995) Việt Nam đã cải thiện được thâm hụt cán cân thương mại với EU.

Thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI, quan hệ thương mại Việt Nam – EU bước sang một giai đoạn bứt phá mới và năm sau bao giờ cũng cán đích cao hơn năm trước. Chẳng hạn, năm 2010 kim ngạch giao thương hai chiều đạt 17,5 tỷ USD, tăng 4,3 lần so với năm 2000 (chỉ 4,1 tỷ USD/năm). Đáng chú ý là, phần lớn các quốc gia thành viên EU đều đã trở thành bạn hàng thân thiết của Việt Nam. Dẫn đầu là CHLB Đức luôn duy trì tỷ trọng ở mức trên dưới 25% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu, tiếp sau là CH Pháp khoảng 20%, Anh 13%, Italia gần 10%, các nước Bỉ, Lúcxămbua, Hà Lan, Tây Ban Nha… dao động ở mức 5 – 8 %. EU trở thành thị trường tiềm năng cho nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam và quan hệ thương mại trở thành trụ cột quan trọng trong quan hệ Việt Nam – EU!

Đồng hành cùng sự bứt phá trong quan hệ thương mại, thập niên đầu thế kỷ XXI cũng đánh dấu bước chuyển tích cực trong hoạt động đầu tư vào Việt Nam của EU với chỉ số lần đầu tiên vượt ngưỡng trên 10 tỷ USD. Đến hết năm 2010, EU có 1.544 dự án với tổng vốn đăng ký là 31,32 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện đạt 12,4 tỷ USD. Điều đáng nói là có tới 2/3 số nước thành viên của EU có dự án tham gia đầu tư ở Việt Nam. Các dự án đầu tư của EU tập trung vào các lĩnh vực kinh tế trọng yếu của Việt Nam như công nghiệp, chế biến, tài chính ngân hàng, du lịch, khách sạn… Trong đó, các lĩnh vực công nghiệp, xây dựng vốn là thế mạnh của EU chiếm tới trên 50% số dự án và gần 60% tổng vốn đầu tư.

Thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, Việt Nam - EU cùng bước sang một chương mới về hợp tác và phát triển ở tầm cao mới!

Trong hợp tác phát triển, EU cũng vươn lên là nhà tài trợ song phương lớn thứ 2 và nhà cung cấp viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho Việt Nam với tổng ODA cam kết trong giai đoạn 1996 – 2000 hơn 11 tỷ USD. Rõ ràng, từ những năm cuối của thế kỷ XX - EU đã có những đóng góp tích cực và hiệu quả vào thành tựu và quá trình phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Trong khi đó, với những thành công mới sau khi tiến hành một số cải cách về kinh tế, mở cửa đưa nền kinh tế hội nhập với quốc tế, Việt Nam đã có quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư với hơn 224 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ năm 2000, Việt Nam là một trong những quốc gia có tăng trưởng kinh tế và năm 2004 đứng thứ 11 trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Uy tín và tiếng nói của Việt Nam ngày càng có ảnh hưởng tại các diễn đàn của quốc tế như Liên hiệp quốc, ASEAN, ASEM, APEC, WTO…

Đây chính là những yếu tố để năm 2007, Việt Nam - EU bắt đầu khởi động đàm phán và sau 9 vòng đàm phán, ngày 4/10/2010 Hiệp định Đối tác và Hợp tác toàn diện (PCA) được ký tắt bên lề Hội nghị ASEM-8 tại Brucxen (Bỉ) với sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng và nguyên Chủ tịch EC Manuel Barroso.

Bài 3: PHÍA TRƯỚC LÀ HIỆP ĐỊNH TỰ DO THƯƠNG MẠI (EVFTA)

TIN LIÊN QUAN
Quan hệ Việt Nam-EU: 25 năm phát triển và bứt phá
Bùi Đức Khiêm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Infographic: Việt Nam đã ký kết, thực thi và đàm phán 19 FTA

Infographic: Việt Nam đã ký kết, thực thi và đàm phán 19 FTA

Chiến sự Israel-Hamas ngày 18/5/2024: Israel có dự trữ vũ khí hạng nặng đủ để tấn công Rafah

Chiến sự Israel-Hamas ngày 18/5/2024: Israel có dự trữ vũ khí hạng nặng đủ để tấn công Rafah

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/5/2024: Nga không có ý định kiểm soát toàn bộ vùng Kharkov

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/5/2024: Nga không có ý định kiểm soát toàn bộ vùng Kharkov

Chiến sự Nga-Ukraine 18/5/2024: Mỹ không thúc ép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga; Kiev bác đề xuất ngừng bắn dịp Olympic

Chiến sự Nga-Ukraine 18/5/2024: Mỹ không thúc ép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga; Kiev bác đề xuất ngừng bắn dịp Olympic

Giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và Hoa Kỳ

Giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine 17/5/2024: Các đơn vị Ukraine thiếu 40% nhân sự; EU lo ngại về thành công của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine 17/5/2024: Các đơn vị Ukraine thiếu 40% nhân sự; EU lo ngại về thành công của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/5/2024: Ukraine thừa nhận khả năng Kharkov thất thủ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/5/2024: Ukraine thừa nhận khả năng Kharkov thất thủ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 17/5/2024: Israel tăng quân đánh Rafah; Hạ viện Mỹ yêu cầu nối lại viện trợ cho Tel Aviv

Chiến sự Israel-Hamas ngày 17/5/2024: Israel tăng quân đánh Rafah; Hạ viện Mỹ yêu cầu nối lại viện trợ cho Tel Aviv

Hải quan thế giới và việc thực thi Nghị quyết Liên Hợp Quốc về ngăn chặn vũ khí huỷ diệt hàng loạt

Hải quan thế giới và việc thực thi Nghị quyết Liên Hợp Quốc về ngăn chặn vũ khí huỷ diệt hàng loạt

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/5/2024: Ukraine mất quyền kiểm soát Robotine; Volchansk vỡ trận

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/5/2024: Ukraine mất quyền kiểm soát Robotine; Volchansk vỡ trận

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màn

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màn 'tranh hùng' giữa hai ứng viên khi nào bắt đầu?

Chiến sự Nga-Ukraine 16/5/2024: Anh xác nhận không có kế hoạch đưa quân tới Ukraine; rộ tin Su-57 của Nga tham chiến

Chiến sự Nga-Ukraine 16/5/2024: Anh xác nhận không có kế hoạch đưa quân tới Ukraine; rộ tin Su-57 của Nga tham chiến

Mỹ tiếp tục viện trợ gói vũ khí 1 tỷ USD cho Israel

Mỹ tiếp tục viện trợ gói vũ khí 1 tỷ USD cho Israel

Việt Nam – Bulgaria: Nhiều triển vọng hợp tác trong lĩnh vực cơ khí chế tạo

Việt Nam – Bulgaria: Nhiều triển vọng hợp tác trong lĩnh vực cơ khí chế tạo

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Vì sao ông Donald Trump đang giành ưu thế trước Tổng thống Joe Biden?

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Vì sao ông Donald Trump đang giành ưu thế trước Tổng thống Joe Biden?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/5/2024: Israel tiến quân vào Rafah; Tel Aviv lục đục vì hậu chiến ở Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/5/2024: Israel tiến quân vào Rafah; Tel Aviv lục đục vì hậu chiến ở Dải Gaza

Nga thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại với Việt Nam

Nga thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại với Việt Nam

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/5/2024: Mục đích của mặt trận Kharkov là gì? Ukraine cạn nguồn dự bị chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/5/2024: Mục đích của mặt trận Kharkov là gì? Ukraine cạn nguồn dự bị chiến lược

Tìm kiếm đối tác, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dừa Việt Nam sang Philippines

Tìm kiếm đối tác, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dừa Việt Nam sang Philippines

Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/5/2024: Mỹ nghiên cứu đề xuất cung cấp vũ khí mới trị giá 1 tỷ USD cho Israel

Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/5/2024: Mỹ nghiên cứu đề xuất cung cấp vũ khí mới trị giá 1 tỷ USD cho Israel

Xem thêm