Quan hệ thương mại Việt Nam-EU năm 2014 và dự báo 2015 (Bài 2)

Theo ông Vũ Bá Phú- Tham tán Công sứ Việt Nam tại Bỉ và EU kiêm nhiệm Luxembourg: Giá dầu giảm mạnh đang là tâm điểm chú ý của bức tranh kinh tế thế giới nói chung và EU trong những tháng gần đây. 

Bài 2: TÁC NHÂN KHIẾN “SỨC KHỎE” CỦA NỀN KINH TẾ EU SUY YẾU

Quan hệ thương mại Việt Nam-EU năm  2014 và dự báo 2015 (Bài 2)
Ông Vũ Bá Phú - Tham tán Công sứ Việt Nam tại Bỉ và EU kiêm nhiệm Luxembourg

Ông có cho rằng, giá dầu lửa giảm mạnh cùng với cuộc chiến ở Ukraine là nguyên nhân chính khiến “sức khỏe” của nền kinh tế EU suy yếu?

Ông Vũ Bá Phú: Đúng như vậy. Giá dầu giảm mạnh đang là tâm điểm chú ý của bức tranh kinh tế thế giới nói chung và EU trong những tháng gần đây. Theo các nhà phân tích, giá dầu giảm do căng thẳng địa chính trị tại khu vực Trung Đông- vốn được coi như “rốn dầu” của thế giới- đã dịu bớt kể từ tháng 9/2014. Theo Citibank, thị trường dầu thô hiện nay cung đã vượt cầu khoảng 700.000 thùng/ngày. Lo ngại về dư cung toàn cầu đã kéo giá dầu giảm hơn 45% từ mức đỉnh hồi tháng 5/2014 và hiện tượng bán tháo tăng mạnh sau khi OPEC quyết định giữ nguyên mục tiêu sản lượng trong phiên họp cuối tháng trước. Dự đoán, giá dầu giảm sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là tại các nước tiêu thụ lớn nhưng cũng đe dọa “sức khỏe” của các nước sản xuất dầu và kéo giảm đầu tư vào các dự án mới về thăm dò và khoan dầu khí. Theo IMF, việc giá dầu mỏ rơi xuống mức thấp nhất trong gần 5 năm qua sẽ tạo đà tăng trưởng cho nền kinh tế thế giới. IMF cũng dự báo kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,3% trong năm 2015 và 3,8% vào năm tới.

Đối với châu Âu, giá dầu giảm sẽ mang lại các tác động nhiều chiều. Là khu vực nhập khẩu và tiêu thụ dầu mỏ lớn, châu Âu sẽ được hưởng lợi từ giá nhập khẩu dầu giảm, từ đó giảm đáng kể chi phí năng lượng, nhiên liệu và sẽ kích thích tiêu dùng trong dân cư, kích thích tăng cường hoạt động sản xuất và nhập khẩu. Bên cạnh đó, vấn đề này có thể tác động làm giảm hoặc hỗ trợ duy trì ở mức thấp lãi suất dài hạn do áp lực tăng giá tại hầu hết các nước đều giảm mạnh. Tuy nhiên, đối với châu Âu, giá dầu giảm quá nhanh và mạnh cũng có tác động tiêu cực khi áp lực lạm phát khu vực đang ở mức thấp và nguy cơ giảm phát vẫn đang cận kề.

Ngoài ra, căng thẳng chính trị ở miền đông Ukraine cùng sự kiện MH17 của Hãng hàng không Malaysia bị bắn rơi ở Ukraine đã khiến quan hệ giữa Mỹ và các nước châu Âu với Nga thêm căng thẳng, tiềm ẩn những hậu quả khó lường đối với kinh tế các bên. Trong khi Mỹ áp dụng các lệnh trừng phạt đối với Nga thì các nhà lãnh đạo EU lại lo ngại khi các biện pháp trừng phạt có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của chính mình. EU tuyên bố đã yêu cầu Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB) không ký kết thêm bất kỳ thỏa thuận tài chính nào với Moskva và ngừng cấp vốn cho các hoạt động mới của Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu (EBRD) ở Nga. Sau khi áp lệnh trừng phạt lẫn nhau, đà phục hồi kinh tế của các nước khu vực Eurozone bắt đầu bị ảnh hưởng. Số liệu thống kê cho thấy, do hoạt động xuất khẩu yếu, đầu tư đi xuống, GDP của Đức, nền kinh tế lớn nhất EU đã giảm 0,2% giai đoạn từ tháng 4- 6/2014 và đánh dấu lần suy giảm đầu tiên trong hơn một năm. Trong khi đó, Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, các nước thành viên EU sẽ thiệt hại khoảng 40 tỷ và 50 tỷ Euro trong 2 năm 2014-2015 do bị hạn chế tiếp cận thị trường tài chính Nga, cũng như lệnh cấm cung cấp vũ khí và hàng hóa, công nghệ lưỡng dụng. Các biện pháp trừng phạt tiềm tàng của Nga gây lo ngại cho các nước có nền kinh tế gặp khó khăn của EU, đặc biệt là Italy. Trung tâm tài chính London sẽ mất lợi nhuận từ Nga với con số có thể lên đến hàng trăm triệu bảng. EU hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Nga với kim ngạch thương mại song phương năm 2013 đạt 336 tỷ Euro. Các biện pháp hạn chế huy động vốn sẽ tác động nghiêm trọng tới quan hệ kinh tế, thương mại hai bên. Việc Nga từ chối mua các loại trái cây và rau quả khiến EU thiệt hại khoảng 6,7 tỷ Euro và số người thất nghiệp tăng thêm 130.000. Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Nga trong EU, năm 2013 tổng kim ngạch xuất khẩu của quốc gia này sang Nga lên tới 36 tỷ Euro, bằng gần 1/3 tổng kim ngạch của cả châu Âu. Khoảng 6.200 doanh nghiệp Đức đang hoạt động tích cực tại Nga với số vốn đầu tư vào khoảng 20 tỷ Euro. Ủy ban quan hệ kinh tế Đông Âu của Đức cho biết, 300.000 việc làm ở Đức phụ thuộc vào giao dịch thương mại với Nga, đối tác thương mại lớn thứ 11 của nước này.

Quan hệ thương mại Việt Nam-EU năm  2014 và dự báo 2015 (Bài 2)
Giá dầu lửa giảm mạnh - một trong những tác nhân gây suy yếu nền kinh tế châu Âu - Ảnh: Ngọc Quang

Diễn biến địa chính trị của EU trong năm 2014 phức tạp như vậy rõ ràng đã tác động tiêu cực đến tình hình thương mại của EU?

Ông Vũ Bá Phú: Số liệu thống kê chính thức mà Eurostat cung cấp thường chậm hơn so với thực tế bốn tháng. Do vậy, chúng tôi mới có số liệu đến 8 tháng đầu năm 2014. Tám tháng đầu 2014, thương mại EU suy giảm cả kim ngạch xuất khẩu lẫn nhập khẩu. Cụ thể: Xuất khẩu 8 tháng chỉ đạt 1.1057 tỷ Euro, giảm 5%, nhập khẩu đạt 1.114,5 tỷ Euro, giảm 1% so với 8 tháng đầu 2013 dẫn đến cán cân thương mại thâm hụt 8,7 tỷ Euro.

Quan hệ thương mại của EU với các đối tác lớn trên thế giới đều giảm. Chẳng hạn, về nhập khẩu: 7 tháng đầu năm 2014, nhập khẩu từ Nga giảm mạnh (-7%), Na uy cũng giảm 7%, tiếp theo là Braxin giảm 5%. Trong khi nhập khẩu tăng mạnh từ Hàn Quốc (12%), Thổ Nhĩ Kỳ (7%), Trung Quốc (6%), Thuỵ Sỹ (5%). Tương tự, 7 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của EU sang nhiều đối tác chính đều giảm: Thuỵ Sỹ (-22%), Nga (-12%), Ấn Độ (-10%). Tăng mạnh nhất là xuất khẩu sang Trung Quốc (+11%), Hàn Quốc (+10%) và Mỹ (+5%)...

Thặng dư thương mại của EU với Mỹ tăng lên 59,4 tỷ Euro (so với 52,9 tỷ 7 tháng đầu 2013) và giảm đối với Thuỵ Sỹ (24,2 tỷ 7 tháng 2014 so với 50,5 tỷ 7 tháng 2013); Thổ Nhĩ Kỳ (11 tỷ – 17,1 tỷ). Thâm hụt thương mại EU với Nauy giảm xuống-21,2 tỷ Euro (so với-24,3 tỷ trong 7 tháng 2013), thâm hụt gần như không đổi với Trung Quốc (-72,5 tỷ so với-73,1 tỷ) và Nga (-50,6 tỷ so với-50,5 tỷ).

Trong các nước thành viên EU28, 7 tháng đầu năm 2014, Đức là nước có thặng dư thương mại lớn nhất (+124,5 tỷ Euro), tiếp theo là Hà Lan (+34,6 tỷ), Italia (+24), Ireland (+20,1 tỷ) và Cộng hòa Séc (+10,0 tỷ). Thâm hụt lớn nhất là Vương quốc Anh (-76,2 tỷ Euro), tiếp theo là Pháp (-43,2 tỷ), Tây Ban Nha (-13,6 tỷ) và Hy Lạp (-12,4 tỷ)…

Xin cảm ơn ông!

Bài 3: NHỮNG TRIỂN VỌNG MỚI…

TIN LIÊN QUAN
Quan hệ thương mại Việt Nam-EU năm 2014 và dự báo 2015 (Bài 1)
Bùi Đức Khiêm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Infographic: Việt Nam đã ký kết, thực thi và đàm phán 19 FTA

Infographic: Việt Nam đã ký kết, thực thi và đàm phán 19 FTA

Chiến sự Israel-Hamas ngày 18/5/2024: Israel có dự trữ vũ khí hạng nặng đủ để tấn công Rafah

Chiến sự Israel-Hamas ngày 18/5/2024: Israel có dự trữ vũ khí hạng nặng đủ để tấn công Rafah

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/5/2024: Nga không có ý định kiểm soát toàn bộ vùng Kharkov

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 18/5/2024: Nga không có ý định kiểm soát toàn bộ vùng Kharkov

Chiến sự Nga-Ukraine 18/5/2024: Mỹ không thúc ép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga; Kiev bác đề xuất ngừng bắn dịp Olympic

Chiến sự Nga-Ukraine 18/5/2024: Mỹ không thúc ép Ukraine tấn công lãnh thổ Nga; Kiev bác đề xuất ngừng bắn dịp Olympic

Giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và Hoa Kỳ

Giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác giữa Hải quan Việt Nam và Hoa Kỳ

Chiến sự Nga-Ukraine 17/5/2024: Các đơn vị Ukraine thiếu 40% nhân sự; EU lo ngại về thành công của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine 17/5/2024: Các đơn vị Ukraine thiếu 40% nhân sự; EU lo ngại về thành công của Nga

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/5/2024: Ukraine thừa nhận khả năng Kharkov thất thủ

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 17/5/2024: Ukraine thừa nhận khả năng Kharkov thất thủ

Chiến sự Israel-Hamas ngày 17/5/2024: Israel tăng quân đánh Rafah; Hạ viện Mỹ yêu cầu nối lại viện trợ cho Tel Aviv

Chiến sự Israel-Hamas ngày 17/5/2024: Israel tăng quân đánh Rafah; Hạ viện Mỹ yêu cầu nối lại viện trợ cho Tel Aviv

Hải quan thế giới và việc thực thi Nghị quyết Liên Hợp Quốc về ngăn chặn vũ khí huỷ diệt hàng loạt

Hải quan thế giới và việc thực thi Nghị quyết Liên Hợp Quốc về ngăn chặn vũ khí huỷ diệt hàng loạt

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/5/2024: Ukraine mất quyền kiểm soát Robotine; Volchansk vỡ trận

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 16/5/2024: Ukraine mất quyền kiểm soát Robotine; Volchansk vỡ trận

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màn

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Màn 'tranh hùng' giữa hai ứng viên khi nào bắt đầu?

Chiến sự Nga-Ukraine 16/5/2024: Anh xác nhận không có kế hoạch đưa quân tới Ukraine; rộ tin Su-57 của Nga tham chiến

Chiến sự Nga-Ukraine 16/5/2024: Anh xác nhận không có kế hoạch đưa quân tới Ukraine; rộ tin Su-57 của Nga tham chiến

Mỹ tiếp tục viện trợ gói vũ khí 1 tỷ USD cho Israel

Mỹ tiếp tục viện trợ gói vũ khí 1 tỷ USD cho Israel

Việt Nam – Bulgaria: Nhiều triển vọng hợp tác trong lĩnh vực cơ khí chế tạo

Việt Nam – Bulgaria: Nhiều triển vọng hợp tác trong lĩnh vực cơ khí chế tạo

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Vì sao ông Donald Trump đang giành ưu thế trước Tổng thống Joe Biden?

Bầu cử Tổng thống Mỹ 2024: Vì sao ông Donald Trump đang giành ưu thế trước Tổng thống Joe Biden?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/5/2024: Israel tiến quân vào Rafah; Tel Aviv lục đục vì hậu chiến ở Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/5/2024: Israel tiến quân vào Rafah; Tel Aviv lục đục vì hậu chiến ở Dải Gaza

Nga thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại với Việt Nam

Nga thúc đẩy hợp tác kinh tế - thương mại với Việt Nam

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/5/2024: Mục đích của mặt trận Kharkov là gì? Ukraine cạn nguồn dự bị chiến lược

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 15/5/2024: Mục đích của mặt trận Kharkov là gì? Ukraine cạn nguồn dự bị chiến lược

Tìm kiếm đối tác, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dừa Việt Nam sang Philippines

Tìm kiếm đối tác, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dừa Việt Nam sang Philippines

Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/5/2024: Mỹ nghiên cứu đề xuất cung cấp vũ khí mới trị giá 1 tỷ USD cho Israel

Chiến sự Israel-Hamas ngày 15/5/2024: Mỹ nghiên cứu đề xuất cung cấp vũ khí mới trị giá 1 tỷ USD cho Israel

Xem thêm