Thứ năm 26/12/2024 08:13

Quan hệ hợp tác Việt Nam-UAE sẽ bước vào giai đoạn phát triển mới

UAE là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông-Bắc Phi nhưng vẫn còn nhiều dư địa để phát huy hơn nữa tiềm năng của hai nền kinh tế.

Từ ngày 3-8/5, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Phụ nữ Toàn cầu năm 2023 tại Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và thăm song phương UAE cùng Qatar.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Quốc vụ khanh, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương UAE, Tiến sỹ Thani Bin Ahmed Al Zeyoudi tuyên bố cấp Bộ trưởng về việc khởi động đàm phán Hiệp định đối tác toàn diện Việt Nam-UAE (CEPA). (Ảnh: TTXVN phát)

Nhân dịp này, phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông-Bắc Phi đã có cuộc phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại UEA Nguyễn Mạnh Tuấn về quan hệ giữa hai nước hiện nay cũng như triển vọng mở rộng hợp tác trong thời gian tới.

Thưa Đại sứ, mối quan hệ giữa Việt Nam và UAE ngày càng phát triển tốt đẹp và đã đạt được nhiều kết quả hợp tác tích cực trong 30 năm qua. Đại sứ có thể chia sẻ về những kết quả hợp tác nổi bật trên các lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước trong những năm qua?

Đại sứ Nguyễn Mạnh Tuấn: Trong 30 năm qua, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam-UAE ngày càng phát triển tích cực trên nhiều lĩnh vực chính trị, ngoại giao, thương mại, đầu tư, lao động và du lịch.

Sự tin cậy chính trị và hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước không ngừng được củng cố.

Hợp tác kinh tế luôn là trụ cột quan trọng và là điểm sáng trong bức tranh tổng thể quan hệ hợp tác song phương.

UAE là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Trung Đông-Bắc Phi nhưng vẫn còn nhiều dư địa để phát huy hơn nữa tiềm năng của hai nền kinh tế có thế mạnh bổ sung cho nhau.

UAE hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ 7 của Việt Nam, sau Mỹ, Trung Quốc, Hong Kong (Trung Quốc), Nhật Bản, Hàn Quốc và Đức.

Việt Nam là đối tác lớn nhất của UAE trong ASEAN. Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang UAE đã tăng gấp 27,5 lần kể từ năm 2006, trong đó Việt Nam xuất siêu 3,27 tỷ USD.

Năm 2023 là năm đặc biệt trong quan hệ hai nước, đánh dấu 30 năm Việt Nam và UAE thiết lập quan hệ ngoại giao và chính thức khởi động đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Việt Nam-UAE (CEPA).

Hiệp định này có ý nghĩa to lớn, là một cột mốc quan trọng trong quan hệ hợp tác giữa hai nước, mở ra một giai đoạn mới về hợp tác chiến lược trong nhiều lĩnh vực. Đây thực sự là cơ sở quan trọng để đưa quan hệ Việt Nam-UAE có bước phát triển mới, góp phần mở rộng thị trường xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ... sang UAE, tạo tiền đề quan trọng để Việt Nam đẩy mạnh quan hệ thương mại và dịch vụ sang các nước Trung Đông-châu Phi.

Đồng thời hiệp định cũng thúc đẩy đầu tư của UAE sang Việt Nam và mở rộng tiềm năng sang các lĩnh vực khác như đổi mới sáng tạo, năng lượng tái tạo, đầu tư, logistics, công nghệ, du lịch, nông nghiệp...

Bên cạnh đó, UAE là một trong những nhà đầu tư lớn từ khu vực Vùng Vịnh tại Việt Nam với các dự án như Cảng Hiệp Phước, khách sạn Halong Star và một số dự án du lịch ở Đà Nẵng... với tổng số vốn đầu tư cam kết ước đạt 4 tỷ USD.

Ngoài ra, cộng đồng công dân hai nước tại mỗi nước của nhau đang phát huy rất tốt vai trò cầu nối cho quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc.

Hiện có khoảng 3.500 lao động Việt Nam đang làm việc hợp pháp tại UAE, chủ yếu trong các ngành nghề xây dựng, cơ khí, đóng tàu, dịch vụ...

Đại sứ đánh giá thế nào về triển vọng hợp tác giữa Việt Nam và UAE trên các lĩnh vực, đặc biệt là những lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh? Những lĩnh vực nào sẽ là trọng tâm trong hợp tác giữa hai nước trong thời gian tới, thưa Đại sứ?

Đại sứ Nguyễn Mạnh Tuấn: Trong thời gian tới, nhiều lĩnh vực hợp tác giữa Việt Nam và UAE có nhiều triển vọng như hợp tác trong lĩnh vực thương mại và đầu tư. Đây là hai lĩnh vực có nhiều triển vọng, nhất là sau khi Việt Nam và UAE khởi động đàm phán CEPA.

Hiệp định này được ký kết sẽ là khuôn khổ pháp lý thúc đẩy thương mại và đầu tư phát triển.

Tiếp theo là hợp tác trong lĩnh vực năng lượng. Đây cũng là lĩnh vực mà hai nước quan tâm và có triển vọng hợp tác, đặc biệt UAE lại có thế mạnh trong lĩnh vực năng lượng mới, năng lượng tái tạo, khai thác và chế biến dầu khí... Do đó, đây là lĩnh vực hợp tác có triển vọng.

Hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp cũng là một ưu tiên. Đây là lĩnh vực mà Việt Nam có thế mạnh, có triển vọng hợp tác và Việt Nam có thể đảm bảo an ninh lương thực cho UAE.

Tiếp đến là hợp tác trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng và logistic, là lĩnh vực UAE có thế mạnh về tài chính, logistics và Việt Nam có nhu cầu lớn.

Cả Việt Nam và UAE đều có triển vọng thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, sản phẩm du lịch của hai nước là khác nhau, do đó, có thể bổ sung cho nhau.

Thưa Đại sứ, đâu là khó khăn, thách thức, thuận lợi và cơ hội để hàng hóa Việt Nam đến được với người tiêu dùng UAE?

Đại sứ Nguyễn Mạnh Tuấn: Đầu năm nay, Tổng thống UAE đã công bố 5 ưu tiên của đất nước này, trong đó có ưu tiên mở rộng quan hệ đối tác kinh tế quốc tế. Điều đó sẽ mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào UAE.

Dự báo trong năm nay, lượng du khách đến UAE sẽ tăng mạnh, nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng gia tăng, xuất nhập khẩu và tái xuất dự báo cũng sẽ tiếp tục tăng.

Do đó nhu cầu về lương thực, thực phẩm đồ uống, nông sản, thủy sản chế biến, hàng dệt may, giày dép, điện thoại, hàng điện tử, máy móc thiết bị... dự báo cũng sẽ tăng mạnh.

Ngoài ra, UAE là thị trường đặc thù, thị trường mở, hầu như không có rào cản thương mại do sản xuất không đáp ứng đủ tiêu dùng.

UAE hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu để phục vụ cho nhu cầu trong nước và tái xuất khẩu, điều đó sẽ mở ra cơ hội cho hàng hóa của Việt Nam.

Tuy nhiên, những khó khăn, thách thức cũng song hành cùng thuận lợi. Trước hết, kinh tế thế giới hiện nay đang gặp phải nhiều thách thức, khó khăn nên nhu cầu xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ gặp khó khăn, trong đó có UAE. Nước này vừa nhập khẩu cho tiêu dùng trong nước vừa tái xuất sang nước thứ ba.

Mặc dù UAE là thị trường mở, phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu hầu hết các sản phẩm nhằm phục vụ cho nhu cầu trong nước, nhưng đây cũng là thị trường có tính cạnh tranh rất khốc liệt.

Hầu hết các nhà xuất khẩu của các nước trên thế giới đều muốn xuất khẩu hàng hóa vào UAE.

Do đó, hàng hóa của Việt Nam sẽ gặp phải một số khó khăn, thách thức như: (1) Cạnh tranh khốc liệt về giá bán do hàng hóa của Việt Nam phải cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa của các nước hưởng chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu do các nước này đã ký CEPA với UAE, có cùng dải mặt hàng Việt Nam xuất khẩu như hoa quả, lương thực và thực phẩm; (2) Chi phí vận chuyển hàng hóa của Việt Nam cao hơn so với các nước khác do khoảng cách địa lý và giá cước; (3) Hầu hết các sản phẩm thực phẩm và đồ uống của Việt Nam chưa có chứng nhận Halal; (4) Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam chưa nắm bắt được nhu cầu, văn hóa và thị hiếu tiêu dùng của người Hồi giáo và tập tụng kinh doanh tại đây (hệ thống bán lẻ chủ yếu do người Ấn Độ và Nam Á thống trị).

Tôi tin tưởng chắc chắn rằng với sự tin cậy, đồng lòng và nỗ lực của cả hai phía, cùng tiềm năng và thế mạnh có thể bổ sung cho nhau, quan hệ hợp tác Việt Nam-UAE sẽ bước vào giai đoạn phát triển mới, hiệu quả và thực chất hơn trên tất cả các lĩnh vực.

Trân trọng cảm ơn Đại sứ./.

www.vietnamplus.vn
Bài viết cùng chủ đề: Quan hệ ngoại giao

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 25/12: Lính Ukraine đầu hàng ồ ạt ở Kursk; Kiev nhận lô viện trợ khủng

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 24/12/2024: Ukraine liên tục tấn công lãnh thổ Nga; Kursk bị vây hãm

EU tăng cường kiểm tra nông sản Việt Nam từ 8/1/2025

Bản tin quân sự thế giới ngày 24/12/2024: Anh phát triển vũ khí năng lượng 'sát thủ UAV'

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 24/12: Nga bắt giữ lính đánh thuê Ukraine; Lữ đoàn Kiev giành thắng lợi

Công tác hội nhập kinh tế quốc tế “vượt khó” tạo đột phá, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, đầu tư tại Hoa Kỳ

Bản tin quân sự thế giới ngày 23/12/2024: Mỹ và NATO có khả năng chặn được tên lửa Oreshnik?

Hội nhập thành công đưa Việt Nam trở thành 'mắt xích' quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/12: Lính Ukraine đầu hàng vô điều kiện; Ukraine bắn rơi UAV cảm tử Nga

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 22/12: Lính NATO thiệt mạng ở Kharkov; bất ngờ cách tuyển quân của Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/12: Sĩ quan NATO thiệt mạng; Ukraine nhận viện trợ 'khủng'

Mời tham dự Triển lãm toàn cầu Bharat Mobility 2025

Thương vụ Việt Nam tại Ả rập Xê út đề xuất tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ thương vụ

Thương vụ Việt Nam tại Maroc: Bờ Biển Ngà sẽ là cánh cửa đưa hạt điều, gạo Việt Nam sang Tây Phi

Thương vụ Việt Nam tại Israel tháo gỡ nhiều vướng mắc cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: Tập trung phát triển thương mại nông sản, xúc tiến đầu tư hiệu quả

Chánh Văn phòng Bộ Công Thương: Đề nghị các thương vụ cung cấp thông tin hoạt động thường xuyên, đầy đủ

Chiến sự Nga-Ukraine sáng 20/12: Lính đánh thuê Ukraine rút lui ồ ạt; Ukraine thiêu rụi kho dầu Nga

Dư địa hợp tác sản xuất đồ uống giữa Việt Nam - Nhật Bản còn rất lớn