Thứ hai 23/12/2024 21:26

QLTT Hà Nội: Thu giữ lô đồ chơi trẻ em mang tính bạo lực

Ngày 25/4, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1, Cục QLTT TP. Hà Nội đã phát hiện và thu giữ trên 500 sản phẩm đồ chơi trẻ em bằng nhựa có hình súng không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Số đồ chơi trẻ em trên được phát hiện tại cơ sở kinh doanh đồ chơi tại Khu thể thao công viên cây xanh Hà Đông, (Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội) do bà Ngụy Thị Linh Chúc làm chủ.

Toàn bộ số hàng hóa là đồ chơi trẻ em bằng nhựa có hình súng đang được đoàn kiểm tra tiến hành tạm giữ và làm rõ theo quy định

Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở kinh doanh có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng thực hiện kinh doanh ở nhiều địa điểm mà không thông báo với cơ quan chức năng theo quy định. Sử dụng mạng xã hội https://facebook.com/chuclinhh/ và tài khoản mạng Zalo mang tên Chuclinhh để kinh doanh trên môi trường thương mại điện tử. Đoàn kiểm tra phát hiện 506 sản phẩm đồ chơi trẻ em bằng nhựa có hình súng không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng hóa trên để tiếp tục làm rõ và xử lý theo quy định.

Ông Hoàng Đại Nghĩa, Đội trưởng Đội QLTT số 1 cho biết, dịp Tết thiếu nhi đang tới gần, lực lượng QLTT đã chủ động phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm của các cơ sở kinh doanh đồ chơi không rõ nguồn gốc xuất xứ, có xu hướng bạo lực, đảm bảo môi trường phát triển an toàn cho trẻ nhỏ. Thực tế hiện nay trên phương tiện thông tin đại chúng đang có rất nhiều tin tức về các xung đột vũ trang trên thế giới, kèm theo đó là những hình ảnh bạo lực, kích động bạo lực vì vậy hoạt động kinh doanh các sản phẩm đồ chơi có hình như súng nói trên có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình hình thành nhân cách, tâm lý của trẻ.

Đây là đợt ra quân thực hiện kế hoạch kiểm tra, xử lý mặt hàng đồ chơi độc hại, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nhằm đảm bảo Tết thiếu nhi 01/6/2022 an toàn của Cục QLTT TP. Hà Nội.

Nguyễn Duyên

Tin cùng chuyên mục

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử

Đến hẹn lại lên, buôn lậu thuốc lá lại 'nóng' dịp cuối năm

Hoà Bình: Thu giữ gần 1 tấn nội tạng hôi thối khi đang đi tiêu thụ

Cục Quản lý thị trường Đà Nẵng: Năm 2024, xử lý 81 đơn vị vi phạm trong kinh doanh thuốc lá

Buôn lậu, gian lận thương mại: Giảm số vụ nhưng tăng trị giá hàng hóa

TP. Hồ Chí Minh: Quản lý thị trường tiêu hủy hơn 19.000 đơn vị sản phẩm vi phạm

Lạng Sơn: Tiêu hủy hơn 1 tấn thực phẩm nhập lậu là tang vật vi phạm