QLTT Gia Lai: Kiểm soát chặt thị trường phân bón, thuốc bảo vệ thực vật

Từ đầu năm 2021 đến nay, lực lượng QLTT Gia Lai liên tiếp phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm trong kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Các vi phạm về kinh doanh trong lĩnh vực này không chỉ làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp kinh doanh lành mạnh, quyền lợi người tiêu dùng mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nông sản.
QLTT Gia Lai: Kiểm soát chặt thị trường phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
Lực lượng QLTT Gia Lai liên tiếp phát hiện và xử lý nhiều vụ vi phạm trong kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật

Trong 5 tháng đầu năm 2021, Cục Quản lý Thị trường tỉnh Gia Lai (QLTT Gia Lai) đã kiểm tra 47 cơ sở kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; phát hiện và xử lý 17 vụ vi phạm. Hành vi vi phạm chủ yếu là để lẫn phân bón không đảm bảo chất lượng với hàng hóa khác, không có giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón, vi phạm về niêm yết giá, kinh doanh sản phẩm hết hạn sử dụng.

Cục QLTT Gia Lai đã xử phạt các cơ sở vi phạm hơn 83,5 triệu đồng; đình chỉ hoạt động kinh doanh 3 tháng đối với 3 cơ sở; đình chỉ 6 tháng đối với 3 cơ sở; buộc thu hồi trả lại nhà sản xuất 120 bao phân bón hết hạn sử dụng.

Theo ông Đinh Văn Hà – Phó Cục trưởng Cục QLTT Gia Lai, việc kinh doanh các sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ, hết hạn sử dụng gây ảnh hưởng tiêu cực đến những doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh sản phẩm uy tín; xâm phạm quyền của người tiêu dùng, làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng trong tính minh bạch của thị trường hàng hóa, làm giảm uy tín của các nhà sản xuất, kinh doanh chân chính.

Mặt khác, vì có lợi thế về giá cả so với với hàng “xịn” mà hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ khiến những mặt hàng chính hãng, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng ế ẩm. Ngoài ra, trong trường hợp người tiêu dùng sử dụng sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng, hết hạn sử dụng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của cây trồng.

Mặc dù đã có hành lang pháp lý cụ thể và khá đầy đủ, đồng bộ trong kiểm tra, xử lý vi phạm (cả xử lý hành chính và xử lý hình sự) trong kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, trong đó có mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên, trên thực tế, vấn về này chưa bao giờ hết “nóng” trên mặt trận thị trường nội địa.

Ông Hà cho rằng, nguyên nhân là mặt hàng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật là sản phẩm đặc trưng phục vụ sản xuất nông nghiệp, đặc thù người tiêu dùng sản phẩm trên là người nông dân, cách thức tiếp nhận và lựa chọn thông tin về sản phẩm dựa trên kinh nghiệm, hoặc truyền tai nhau chứ không phải thông qua một kênh thông tin nào rõ ràng, hướng dẫn định hướng theo hướng chính thống từ cơ quan nhà nước. Lợi dụng điều này, một số doanh nghiệp kinh doanh tự đi giới thiệu sản phẩm, bán hàng giả, không đảm bảo chất lượng.

Bên cạnh đó, còn có sự chồng chéo trong các lực lượng có chức năng kiểm tra kiểm soát và xử lý vi phạm dẫn đến việc kiểm tra, xử lý không thường xuyên, chưa có tính thống nhất.

Ngoài ra, công tác tuyên truyền, phố biến pháp luật chưa được quan tâm; sự phối hợp giữa các cơ quan, đoàn thể, doanh nghiệp, hiệp hội, người tiêu dùng và cơ quan thông tin đại chúng chưa đồng bộ.

QLTT Gia Lai: Kiểm soát chặt thị trường phân bón, thuốc bảo vệ thực vật
Gia Lai tiêu hủy hàng hóa kém chất lượng, không đủ điều kiện lưu thông trên thị trường hôm 27/5

Một khó khăn nổi bật trong công tác kiểm tra, phát hiện hành vi kinh doanh phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc xuất xứ, kém chất lượng, hết hạn sử dụng đó là lấy mẫu thử nghiệm chất lượng. Theo ông Hà, kiểm tra nguồn gốc xuất xứ các mặt hàng này không khó, nhưng thời gian đợi kết quả kiểm tra chất lượng phân bón còn kéo dài khiến công tác hậu kiểm gặp khó khăn. Ông Hà cho biết muốn đánh giá một loại phân bón nào đó đang lưu thông trên thị trường đạt chất lượng hay là hàng giả, thì lực lượng QLTT phải tiến hành lấy mẫu để gửi đến một đơn vị thứ 3 để giám định chất lượng, thời gian để có kết quả mất khoảng hơn 15 ngày. Trong thời gian đợi kết quả giám định thì lô hàng nghi ngờ về chất lượng có tiến hành niêm phong hay không. “Trong trường hợp niêm phong mà kết quả thử nghiệm đạt chất lượng thì xảy ra khiếu kiện, khiếu nại vì phân bón bị niêm phong trong thời gian dài như thế không bán được theo các hợp đồng; nếu không niêm phong thì khi kết quả giám định không đạt yêu cầu lưu thông hoặc hàng giả thì lô phấn bón này đã bán ra thị trường”, ông Hà phân tích.

Lãnh đạo Cục QLTT Gia Lai cho biết, trong thời gian tới, lực lượng QLTT Gia Lai tiếp tục bám sát thị trường, phối hợp với chính quyền các địa phương huyện, xã để theo dõi, giám sát chặt chẽ các cửa hàng kinh doanh sản phẩm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; đặc biệt là đối với các sản phẩm mới ra thị trường tại các buổi giới thiệu sản phẩm của các doanh nghiệp. Ngoài ra, chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về kinh doanh, mua bán hàng hóa phải có hóa đơn chứng từ, mua sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ và hạn sử dụng sản phẩm rõ ràng.

Trước diễn biến của dịch Covid – 19 phức tạp tại nhiều địa phương trong cả nước, Cục QLTT Gia Lai đã phối hợp với Sở Công Thương tỉnh tăng cường theo dõi, kiểm tra đột xuất, xử lý nghiêm các tổ chức cá nhân lợi dụng tình hình dịch bệnh để thu gom, mua gom, tăng giá bất hợp lý hàng hóa phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh; chú trọng kiểm tra hàng giả, hàng không đảm bảo chất lượng các loại mặt hàng thiết yếu.

Ngày 27/5, Cục QLTT Gia Lai phối hợp với các đơn vị trong Hội đồng tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu của tỉnh thực hiện tiêu hàng hóa vi phạm hàng hóa theo quy định.

Cụ thể, tiến hành tiêu hủy 66.822 đơn vị sản phẩm hàng hóa vi phạm, tương đương 7 tấn hàng, gồm các mặt hàng tiêu dùng như đồ chơi trẻ em, đồ điện tử, giày dép, túi xách, mũ bảo hiểm, kính mắt…; hàng thực phẩm, thuốc bảo vệ thực phẩm…. không đảm bảo các điều kiện lưu thông trên thị trường.

Các sản phẩm này bị phát hiện và tịch thu từ tháng 8/2020 đến nay. Trong đó, phần lớn là hàng hóa vi phạm trong cao điểm kiểm tra trước, trong và sau Tết Nguyên đán.

Vũ Lê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Quảng Ninh: Buộc tiêu hủy 950 kg cua cà ra không rõ nguồn gốc xuất xứ

Quảng Ninh: Buộc tiêu hủy 950 kg cua cà ra không rõ nguồn gốc xuất xứ

Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh vừa phát hiện, xử lý và buộc tiêu hủy 950 kg cua cà ra không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Thái Nguyên: 4 tháng, Quản lý thị trường xử lý 270 vụ vi phạm

Thái Nguyên: 4 tháng, Quản lý thị trường xử lý 270 vụ vi phạm

Trong 4 tháng đầu năm, Quản lý thị trường Thái Nguyên kiểm tra xử lý 270 vụ, tổng số tiền thu nộp ngân sách và trị giá hàng hóa vi phạm tịch thu gần 5 tỷ đồng.
Quảng Bình: Liên tiếp xử lý nhiều trường hợp vi phạm nhãn hiệu hàng hoá

Quảng Bình: Liên tiếp xử lý nhiều trường hợp vi phạm nhãn hiệu hàng hoá

Trong thời gian qua, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Quảng Bình đã liên tục phát hiện và thu giữ số lượng lớn hàng hoá vi phạm và tiến hành tiêu huỷ.
Lai Châu: Xử phạt cơ sở kinh doanh vàng không niêm yết giá

Lai Châu: Xử phạt cơ sở kinh doanh vàng không niêm yết giá

Lực lượng Quản lý thị trường Lai Châu đã xử phạt số tiền 1,5 triệu đồng đối với Doanh nghiệp tư nhân vàng bạc Tịnh Nguyệt do không thực hiện niêm yết giá.
Tây Ninh: Xử phạt hơn 90 triệu đồng hộ kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Tây Ninh: Xử phạt hơn 90 triệu đồng hộ kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc

Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh vừa xử phạt hơn 90 triệu đồng đối với một cơ sở do sản xuất, kinh doanh hàng hóa là mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Tiêu hủy hơn 5.000 sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Omo, Sunsilk, Claer, Dove

Hà Giang: Tiêu hủy hơn 5.000 sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Omo, Sunsilk, Claer, Dove

Cục Quản lý thị trường Hà Giang vừa phối hợp giám sát việc tiêu hủy hơn 5.000 sản phẩm hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Omo, Sunsilk, Claer, Dove.
Quảng Ninh: Tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ, giá hàng hóa mùa du lịch hè 2024

Quảng Ninh: Tăng cường quản lý chất lượng dịch vụ, giá hàng hóa mùa du lịch hè 2024

Mùa du lịch hè 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh sẽ tăng cường quản lý giá cả thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nói chung và du khách.
Thái Nguyên: Tiêu huỷ 520kg thực phẩm không bảo đảm vệ sinh

Thái Nguyên: Tiêu huỷ 520kg thực phẩm không bảo đảm vệ sinh

Ngày 3/5, Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên thông tin, Đội Quản lý thị trường số 3 đã xử phạt chủ hàng và tiêu hủy hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Kiên Giang: Xử lý 116 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách 3,7 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Kiên Giang: Xử lý 116 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách 3,7 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm

Trong 4 tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường tỉnh Kiên Giang đã kiểm tra 330 vụ, phát hiện và xử lý 116 vụ vi phạm, thu nộp ngân sách hơn 3,7 tỷ đồng.
Bắc Giang: Xử phạt doanh nghiệp vi phạm trong chế biến thực phẩm hơn 100 triệu đồng

Bắc Giang: Xử phạt doanh nghiệp vi phạm trong chế biến thực phẩm hơn 100 triệu đồng

Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang vừa ký quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền hơn 100 triệu đồng đối với Công ty TNHH MTV Thương Nhung.
Nghệ An: Triển khai kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu từ ngày 2/5

Nghệ An: Triển khai kiểm tra hoạt động kinh doanh xăng dầu từ ngày 2/5

Cục Quản lý thị trường Nghệ An sẽ triển khai kế hoạch kiểm tra chuyên đề đối hoạt động kinh doanh xăng dầu năm 2024 từ ngày 02/5/2024 đến hết ngày 31/5/2024.
Tuyên Quang: Bình ổn thị trường hàng hóa những tháng đầu năm 2024

Tuyên Quang: Bình ổn thị trường hàng hóa những tháng đầu năm 2024

Cục Quản lý thị trường tỉnh Tuyên Quang vừa có báo cáo công tác Quản lý thị trường quý I và phương hướng nhiệm vụ quý II năm 2024.
Lai Châu: Tiêu hủy 400 kg bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Lai Châu: Tiêu hủy 400 kg bánh không rõ nguồn gốc xuất xứ

Ngày 26/4, Đội Quản lý thị trường số 2 (Lai Châu) tổ chức tiêu hủy 400 kg bánh không đảm bảo tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Khánh Hòa: Phát hiện 4 cơ sở kinh doanh hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Khánh Hòa: Phát hiện 4 cơ sở kinh doanh hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu

Lực lượng quản lý thị trường Khánh Hoà đã kiểm tra liên tiếp 4 cơ sở kinh doanh, thu giữ hơn 2.100 sản phẩm thuốc lá điện tử nhập lậu.
Quảng Ninh: Tăng cường kiểm tra việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng xăng dầu

Quảng Ninh: Tăng cường kiểm tra việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng xăng dầu

Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng hóa đơn điện tử tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu.
Bắc Giang: Xử lý hộ kinh doanh thực phẩm nhập lậu

Bắc Giang: Xử lý hộ kinh doanh thực phẩm nhập lậu

Ngày 26/4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang thông tin, đơn vị vừa phối hợp kiểm tra, phát hiện và tịch thu hàng hóa nhập lậu của Hộ kinh doanh trên địa bàn
Bổ nhiệm ông Trần Phước Trí giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà

Bổ nhiệm ông Trần Phước Trí giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà

Ông Trần Phước Trí, nguyên Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường TP. Đà Nẵng được bổ nhiệm giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý thị trường tỉnh Khánh Hoà.
Thái Nguyên: Quản lý thị trường giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

Thái Nguyên: Quản lý thị trường giám sát chặt hoạt động kinh doanh vàng

Thời gian tới, Cục Quản lý thị trường Thái Nguyên sẽ tiếp tục triển khai kiểm tra các cơ sở kinh doanh, mua bán vàng trên địa bàn.
Lai Châu: 8 hộ kinh doanh ký cam kết không buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

Lai Châu: 8 hộ kinh doanh ký cam kết không buôn bán thuốc bảo vệ thực vật nhập lậu

Nhằm ngăn chặn việc buôn bán thuốc bảo vệ thực vận nhập lậu, Đội Quản lý thị trường số 4 (Lai Châu) đã vận động các hộ kinh doanh ký cam kết thực hiện.
Thái Bình: Tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Thái Bình: Tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu

Đội quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường tỉnh Thái Bình) vừa kiểm tra, phát hiện và tịch thu 25 chiếc máy làm khô quần áo nhập lậu.
Bến Tre: Xử phạt một hộ kinh doanh trên TikTok hơn 220 triệu đồng

Bến Tre: Xử phạt một hộ kinh doanh trên TikTok hơn 220 triệu đồng

Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre vừa quyết định xử phạt đối với một hộ kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử TikTok số tiền hơn 220 triệu đồng.
Vĩnh Phúc: Một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị xử phạt 30 triệu đồng

Vĩnh Phúc: Một doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu bị xử phạt 30 triệu đồng

Công ty TNHH MTV đầu tư và xây dựng 168 bị lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc xử phạt 30 triệu đồng, do có vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.
Bạc Liêu: Hàng loạt cơ sở kinh doanh thực phẩm bị xử phạt hành chính

Bạc Liêu: Hàng loạt cơ sở kinh doanh thực phẩm bị xử phạt hành chính

Thanh tra Sở Công Thương tỉnh Bạc Liêu đã tiến hành kiểm tra và phát hiện, xử phạt 9 cơ sở kinh doanh thực phẩm vi phạm trên địa bàn.
Hà Nội: Tạm giữ hàng trăm bình chứa khí N20 không có hóa đơn chứng từ

Hà Nội: Tạm giữ hàng trăm bình chứa khí N20 không có hóa đơn chứng từ

Ngày 22/4, Cục Quản lý thị trường Hà Nội thông tin, Đội Quản lý thị trường số 5 vừa phối hợp tạm giữ hàng trăm bình chứa khí N20 không có hóa đơn chứng từ.
Quảng Ninh: Công ty Thuý Nga bị phạt vì kinh doanh xăng dầu sai vị trí

Quảng Ninh: Công ty Thuý Nga bị phạt vì kinh doanh xăng dầu sai vị trí

Công ty TNHH du lịch dịch vụ thương mại Thúy Nga bị Cục Quản lý thị trường Quảng Ninh xử phạt 50 triệu đồng vì kinh doanh xăng dầu không đúng vị trí.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động