Thứ năm 26/12/2024 11:03

Phát hiện và thu giữ hơn 6.000 sản phẩm ăn liền không rõ xuất xứ từ Lào Cai về Hà Nội

Lực lượng liên ngành vừa kiểm tra, thu giữ hơn 6.000 sản phẩm là xúc xích và cánh gà ăn liền không rõ xuất xứ được vận chuyển từ Lào Cai về Hà Nội.

Những sản phẩm này sẽ được bày bán ở cổng trường cho các học sinh, sinh viên.

Thông tin từ lực lượng liên ngành cho biết, khoảng 3h ngày 18/4, Đội Cảnh sát kinh tế - Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội phối hợp với Đội CSGT số 6 - Phòng Cảnh sát giao thông, Công an TP Hà Nội trong quá trình làm nhiệm vụ, phát hiện xe tải BKS: 24H-018.78 đang lưu thông tại ngã tư Trần Duy Hưng - Phạm Hùng - Đại Lộ Thăng Long - Khuất Duy Tiến, có biểu hiện nghi vấn nên đã yêu cầu dừng xe kiểm tra hành chính.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện bên trong có chứa 20 thùng các tông, bên ngoài in chữ Trung Quốc, xác định là thực phẩm ăn liền. Lái xe Trương Văn Minh, sinh năm 1999, trú tại xã Thượng Hà, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai không xuất trình được các giấy tờ có liên quan đến lô hàng.

Tổ công tác sau đó đã đưa người, phương tiện và hàng hóa về bãi xe Trần Vĩ, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, đồng thời đề nghị Đội Quản lý thị trường số 13 - Cục Quản lý thị trường Hà Nội phối hợp điều tra, xác minh làm rõ.

Lực lượng liên ngành đang kiểm tra toàn bộ lô hàng

Quá trình điều tra, lực lượng liên ngành xác định, toàn bộ số hàng trên là của Bàn Văn Dương, sinh năm 2000, cùng trú tại xã Thượng Hà thu mua trôi nổi trên thị trường, sau đó, thuê xe tải, vận chuyển từ Lào Cai về Hà Nội để bán lẻ cho các cửa hàng tạp hóa, ki ốt bán đồ ăn vặt tại các khu vực có trường học, đông học sinh, sinh viên. Qua kiểm đếm, bên trong 20 thùng các tông trên là 900 gói xúc xích và 5.400 gói cánh gà ăn liền. Tổng giá trị số hàng khoảng 40.000.000 đồng.

Tất cả mặt hàng thực phẩm ăn liền đều in chữ Trung Quốc, không có tem phụ tiếng Việt, thậm chí không có hạn sử dụng

Chỉ huy Đội Cảnh sát kinh tế - Công an quận Cầu Giấy cho biết, tất cả số thực phẩm ăn liền này đều không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc. Trên mỗi sản phẩm đều in chữ Trung Quốc, nhưng không có tem nhãn phụ tiếng Việt, thậm chí không có hạn sử dụng.

“Trước mắt sản phẩm không có hạn sử dụng, không có tem nhãn phụ tiếng Việt thì người tiêu dùng Việt Nam không xác định được sản phẩm còn hạn sử dụng hay không, có đảm bảo còn đủ yếu tố lưu hành trên thị trường hay không.

Thêm nữa, không có đơn vị chịu trách nhiệm phân phối thì sau này khi người sử dụng nếu không may có vấn đề gì cũng không thể quy trách nhiệm được cho ai. Và với các sản phẩm tẩm ướp sẵn thế này, không có cơ quan nào xác định được nó có tác hại tới người tiêu dùng ở mức độ nào…” - đại diện Đội Cảnh sát kinh tế phân tích.

Kiểm tra bên trong, lực lượng chức năng cho biết chỉ thấy xộc lên mùi phụ gia thực phẩm mà không biết đó là gia vị tẩm ướp gì vì không có bất kỳ một thông tin tiếng Việt nào.

Ông Nguyễn Huy Thưởng - Đội phó Đội Quản lý thị trường số 13 thông tin: “Dấu hiệu nhận biết ban đầu thì hàng hóa được vận chuyển về Hà Nội là thực phẩm, không có hóa đơn chứng từ, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên chúng tôi sẽ tạm giữ để xử lý theo quy định của pháp luật.

Ông Thưởng cũng cho biết thêm, trong thời gian tới, lực lượng quản lý thị trường sẽ kiểm tra một loạt các cửa hàng bày bán tại các cổng trường học, nếu phát hiện các sản phẩm tương tự sẽ kiểm tra, nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng, đặc biệt là các em học sinh, sinh viên.

Nguyễn Duyên
Bài viết cùng chủ đề: Quản lý thị trường Hà Nội

Tin cùng chuyên mục

Quản lý thị trường hàng hóa trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ninh Bình: Xử phạt Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ THN kinh doanh hàng hóa nhập lậu

Phát huy vai trò nhân dân trong đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng

Sơn La: Xử phạt lái xe vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Nhiều kết quả nổi bật của Công đoàn Cục Quản lý thị trường Hà Tĩnh trong năm 2024

Lâm Đồng: Xử phạt Công ty Như Linh hơn 584 triệu đồng vì kinh doanh phân bón vi phạm chất lượng

Cục Quản lý thị trường tỉnh Bắc Giang tiêu hủy lượng lớn hàng hóa vi phạm

Ninh Bình: Một cơ sở kinh doanh điện thoại bị phạt 25 triệu đồng

Thừa Thiên Huế: Thu giữ số lượng lớn hàng hoá giả nhãn hiệu

Hà Nội: Tạm giữ nhiều thực phẩm nghi nhập lậu tại 2 cơ sở ở La Phù

Bắc Giang: Chuyển công an điều tra vụ Nguyễn Hữu Điện sản xuất thực phẩm giả

Bắc Giang: Kiểm tra hộ kinh doanh Lan Quý, tạm giữ hơn 27.000 sản phẩm mỹ phẩm

Ninh Bình: Kinh doanh thực phẩm nhập lậu, bị phạt 34,5 triệu đồng

Hà Nội: Đột kích kho hàng, tạm giữ hàng nghìn túi xách có dấu hiệu giả nhãn hiệu

Phú Thọ: Tạm giữ gần 6.000 đôi giày có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE, Adidas

Tiền Giang: Quyết liệt kiểm tra thuốc lá lậu cuối năm

Hòa Bình: Tiêu hủy gần 1 tấn nội tạng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường cả nước kiểm tra 68.280 vụ việc

Tổng cục Quản lý thị trường tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bắc Giang: Thu nộp ngân sách trên 900 triệu đồng từ xử lý vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử