Phát hiện một lỗ thủng ozone mới, ảnh hưởng đến Việt Nam
Lỗ thủng ozone này tồn tại từ những năm 1980, theo nhà khoa học từ Đại học Waterloo ở Ontario, Canada – ông Qing – Bin Lu trong bài nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí khoa học AIP Advances.
Lỗ thủng ozone – được định nghĩa là một khu vực mất khí ozone lớn hơn 25% so với vùng không bị ảnh hướng. Lỗ thủng mới phát hiện bởi ông Qing – Bin Lu có diện tích gấp 7 lần so với lỗ thủng trước đó tại Nam Cực, sự tồn tại xuyên suốt trong năm của lỗ thủng nhiệt đới và không có chu kỳ đóng như của lỗ thủng Nam Cực cũng đã khiến nhiều chuyên gia về khí tượng lo lắng.
Thay vì tuân theo chu kỳ mở ra và đóng lại vào thời điểm tháng 9 và 10 như tại Nam Cực, lỗ thủng tại vùng nhiệt đới hầu như mở xuyên năm. Điều này khiến nhiều người phải đối mặt với nguy cơ tiếp xúc với mức độ bức xạ UV lớn hơn quanh năm.
Hình ảnh vệ tinh của 1 lỗ thủng ozone do NASA chụp năm 2018 (Ảnh minh hoạ) |
Ông Lu nhận xét: “Sự suy giảm của tầng ozone có thể dẫn đến tăng bức xạ tia cực tím mặt đất, có thể làm tăng nguy cơ ung thư da và đục thủy tinh thể ở người, cũng như làm suy yếu hệ thống miễn dịch của con người, giảm năng suất nông nghiệp và ảnh hưởng tiêu cực đến các sinh vật thủy sinh nhạy cảm. và hệ sinh thái. ”
Lỗ hổng ozone này có thể đe doạ đến phần lớn dân số toàn cầu vì vùng nhiệt đới là nơi sinh sống của khoảng 1 nửa dân số thế giới, trong đó có Việt Nam.
Ông Lu cũng nói thêm việc phát hiện các lỗ thủng ozone vùng cực và nhiệt đới đóng một vai trò quan trọng trong việc làm mát và kiểm soát nhiệt độ của tầng bình lưu, phản ánh sự phát triển của "lỗ nhiệt độ" trong tầng bình lưu toàn cầu. Phát hiện này có thể minh chứng rất quan trọng để hiểu được biến đổi khí hậu toàn cầu theo cách tốt hơn.