Thứ hai 25/11/2024 03:15

PC Hoà Bình triển khai nhiều giải pháp cấp điện mùa nắng nóng và tiết kiệm điện năm 2024

Thực hiện chỉ đạo của Bộ Công Thương, Tập đoàn EVN và Tổng công ty Điện lực miền Bắc, PC Hoà Bình đang nỗ lực triển khai nhiều giải pháp cung cấp điện mùa nắng

Nhu cầu phụ tải tăng

Thông tin của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hòa Bình cho thấy, những ngày tháng 4/2024 trên địa bàn tỉnh có nắng nóng gay gắt, thời gian kéo dài trong ngày, nhiệt độ tăng cao có một số nơi đã lên tới 38-40 độ C. Tình trạng này có thể tiếp diễn trong các thắng cao điểm mùa hè sắp tới. Nguy cơ xảy ra cháy rừng ảnh hướng tới lưới điện và mất an toàn điện hiện hữu nếu không có biện pháp kịp thời.

Cùng với đó, tình hình phát triển kinh tế của tỉnh Hoà Bình đang phục hồi tích cực, kéo theo nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất và sinh hoạt tăng cao.

Báo cáo của tỉnh Hoà Bình cho thấy, Quý I/2024, các lĩnh vực sản xuất quan trọng đều đạt mức tăng trưởng cao. Đơn cử như nông nghiệp tăng 4,56%, công nghiệp tăng 6,88%, dịch vụ tăng 5,06%, xuất khẩu tăng 32,05%, khách du lịch đạt 1,6 triệu lượt người.

Ông Nguyễn Ngọc Bình- Phó Giám đốc kinh doanh Công ty Điện lực (PC) Hòa Bình cho biết, tăng trưởng điện của toàn đơn vị Quý I đã tăng hơn 6%, trong mùa nắng nóng sắp tới dự báo nhiều nơi có thể tăng tới trên 9%.

Công nhân điện lực Kim Bôi kiểm tra máy biến áp của khách hàng

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Tiến Công – Phó Giám đốc phụ trách Điện lực Kim Bôi cho biết, hiện đơn vị đang quản lý bán điện cho hơn 30.800 khách hàng; trong đó có 2.300 khách hàng ngoài sinh hoạt, có 4 khách hàng lớn với lượng điện tiêu thụ trên 1 triệu kWh/năm.

Dự kiến năm 2024, điện thương phẩm tăng từ 6-8%, trong mùa nắng nóng dự kiến tăng trên 10%. Tổng sản lượng điện thương phẩm toàn huyện đạt xấp xỉ 100 triệu kWh/năm, trong đó nhu cầu điện tiêu dùng chiếm khoảng 70%.

Ông Nguyễn Ngọc Bình- Phó Giám đốc PC Hòa Bình họp về công tác cấp điện, điều chỉnh phụ tải

Nỗ lực các giải pháp đảm bảo điện

Ông Nguyễn Ngọc Bình cho biết, thực hiện chỉ đạo của cấp trên, để đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định trong thời điểm nắng nóng năm 2024, trên cơ sở công suất lớn nhất vào các thời điểm nắng nóng năm 2023 và dự báo tốc độ tăng trưởng của phụ tải năm 2024, Công ty đã tính toán dự báo công suất lớn nhất và xây dựng phương án, chuẩn bị các kịch bản liên quan đến cấp điện trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.

PC Hoà Binh cũng đã và đang tiếp tục rà soát, kiểm tra, khắc phục toàn bộ các tồn tại, khiếm khuyết trên lưới; tổ chức thí nghiệm định kỳ các thiết bị trên lưới điện và thực hiện hoàn thành các hạng mục sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn; hoàn thành công tác đầu tư xây dựng các dự án chống quá tải lưới điện trước mùa nắng nóng năm 2024. Tăng cường kiểm tra hành lang an toàn lưới điện, kịp thời ngăn chặn các vi phạm theo quy định; phối hợp với các cơ quan chức năng, tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn đẩy mạnh tuyên truyền về bảo vệ hành lang lưới điện cao áp, phòng chống cháy nổ... Đặc biệt, kiên quyết đình chỉ thi công, đối với các đơn vị vi phạm các quy định về an toàn lưới điện, chỉ cho phép đơn vị thi công tiếp tục làm việc, sau khi đã khắc phục xong các vi phạm đảm bảo an toàn trong thi công.

Bên cạnh đó, từ cuối năm 2023 đến nay, Công ty cũng đã tích cực triển khai công tác tiết kiệm điện theo chỉ thị 20 của Thủ tướng Chính phủ; làm việc với 93 khách hàng sử dụng điện lớn thỏa thuận tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải (DR); tính toán phương án huy động máy phát Diesel và dịch chuyển phụ tải điện của 66 khách hàng.

Kiểm tra, sửa chữa lưới điện sẵn sàng cung cấp điện mùa nắng nóng tại Hoà Bình

Khách hàng chung tay

Ông Đoàn Văn Tùng – Giám đốc Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Kim Bôi chia sẻ: Đối với đơn vị làm kinh doanh du lịch như chúng tôi thì việc phục vụ khách du lịch với chất lượng tốt nhất là yếu tố điện mang tiên quyết. Trong những tháng cao điểm nắng nóng, lượng khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng sẽ đông hơn, sản lượng điện chắc chắn sẽ tăng. Bên cạnh nguồn điện của ngành điện, Công ty cũng đã chuẩn bị sẵn một nguồn dự phòng là máy phát điện Diezen công suất 1200 kVA để đề phòng trường hợp nguồn không đủ, phải tiết giảm phụ tải.

Bên cạnh đó, Công ty cũng tăng cường các giải pháp tiết kiệm điện, trong đó xây dựng quy định về sử dung điện, quán triệt rất rõ ràng đến toàn thể cán bộ công nhân viên; Đối với khối cơ quan, văn phòng, bộ phận phụ trợ thì giảm tối đa các thiết bị sử dụng công suất lớn và các giờ cao điểm; tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên và gió trời để giảm thiểu sử dụng điều hoà, ánh sáng. Đối với khách sử dụng dịch vụ, đơn vị đã tăng cường các khuyến nghị sử dụng tiết kiệm điện tại phòng nghỉ, nơi công cộng...

Nhân viên PC Hoà Bình trao đổi, tuyên truyền về chương trình điều chỉnh phụ tải và dịch chuyển giờ sản xuất với khách hàng công nghiệp

Tương tự, tại công ty nghiên cứu kỹ thuật cao Việt Nam (tại Hoà Bình) đã chủ động tạo nguồn điện tại chỗ bằng việc đầu tư hệ thống điện mặt trời trên mái văn phòng, nhà xưởng ( khoảng 500 kWp) nhằm giảm áp lực cho hệ thống điện và tiết kiệm chi phí.

Đại diện công ty cho biết, mỗi tháng đơn vị phải chi phí khoảng 1,5 tỷ đồng tiền điện/tháng. Kể từ khi có hệ thống điện mặt trời mái nhà, công ty đã tiết kiệm khoảng 200 triệu tiền điện/tháng. Hiện toàn bộ hệ thống chiếu sáng, đơn vị đã dùng nguồn điện từ năng lượng mặt trời.

Ngoài ra, công ty cũng đã và đang phối hợp với PC Hoà Bình để thực hiện phương án dịch chuyển phụ tải bằng cách bố trí làm việc sớm hơn hoặc muộn hơn, nhằm tránh các giờ cao điểm.

Nguyên Vũ
Bài viết cùng chủ đề: Tiết kiệm điện

Tin cùng chuyên mục

Hai doanh nghiệp lớn bắt tay hợp tác phát triển hệ thống trạm sạc xe điện toàn quốc

Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?

Tổng Giám đốc EVNNPC làm việc với UBND tỉnh và PC Sơn La

Quy định thương nhân phân phối không mua bán xăng dầu lẫn nhau: Không làm mất tính cạnh tranh trên thị trường

Công ty Thủy điện Quảng Trị: Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong chuyển đổi số

Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Điện lực (sửa đổi) vào ngày 30/11

Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt chính cho EU lần đầu kể từ năm 2022

Sắp diễn ra Hội nghị triển khai các Nghị định của Chính phủ về thúc đẩy năng lượng tái tạo

Những góc khuất cần nhìn nhận sau đề xuất thương nhân phân phối được mua bán xăng dầu lẫn nhau

Làm lợi 1,43 tỷ đồng mỗi năm nhờ tiết kiệm năng lượng

Khí đốt Nga vẫn chảy đến châu Âu qua Ukraine

Vì sao xăng sinh học RON 92 E5 vẫn gặp thách thức tại thị trường Việt Nam?

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Vì sao châu Âu vẫn quan tâm đến khí đốt Nga?

Một quốc gia châu Âu tiếp tục nhận khí đốt từ Nga sau khi ‘đóng van’ với Áo

Đưa điện về khu tái định cư Kho Vàng, Nậm Tông vượt tiến độ 45 ngày

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Ứng dụng UAV và công nghệ AI: Bước đột phá trong quản lý vận hành lưới điện truyền tải

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử