OECD công bố danh sách 21 quốc gia là “thiên đường trốn thuế”
Ảnh minh họa |
Theo đó, ba quốc gia châu Âu là Malta, Monaco và Cyprus nằm trong số các quốc gia có rủi ro cao bán quyền cư trú hoặc quốc tịch. OECD đã đưa ra cảnh báo về việc đầu tư quốc tịch đã phát triển mạnh với giá trị 3 nghìn tỷ USD, khiến cho quốc tịch trở thành mặt hàng có thể mua bán được.
Để đổi lấy tiền đóng góp cho một quỹ ủy thác có chủ quyền, hoặc đầu tư vào tài sản hoặc trái phiếu chính phủ, các công dân nước ngoài có thể trở thành công dân của các quốc gia mà họ chưa từng sinh sống. Các cơ chế khác như ở Anh, cho phép nhập tịch để đổi lấy các khoản đầu tư đáng kể.
Malta vận hành một chương trình đặc biệt phổ biến vì là một quốc gia thành viên châu Âu, công dân của họ bao gồm cả những người mua quốc tịch, có thể sống và làm việc ở bất cứ đâu trong khối EU. Đất nước này, kể từ năm 2014, đã bán quốc tịch cho hơn 700 người, hầu hết là từ Nga, khối Xô Viết cũ, Trung Quốc và Trung Đông. Nhưng mối quan ngại đang ngày càng gia tăng với các nhà lãnh đạo chính trị, cơ quan thực thi pháp luật và các cơ quan tình báo rằng các kế hoạch bị tội phạm lợi dụng và những người kinh doanh giao dịch trốn thuế. Tổ chức minh bạch và nhân chứng toàn cầu, trong một báo cáo chung được công bố tuần trước, đã mô tả cách thức mà EU có gần 100.000 người thường trú mới và 6.000 công dân mới trong thập kỷ qua thông qua các thỏa thuận quản lý lỏng lẻo nhưng “được bảo mật”.
Cũng trong danh sách của OECD là một số ít các quốc gia vùng Caribe đi tiên phong trong các phương pháp hiện đại để tiếp thị quyền công dân, bao gồm Antigua, Barbuda, Bahamas, Dominica, Grenada, St Lucia, St Kitts và Nevis, đã bán được 16.000 hộ chiếu kể từ khi khởi động chương trình này này năm 2006. Sau khi phân tích các chương trình cư trú và quốc tịch do 100 quốc gia vận hành, OECD cho biết họ đặt tên cho các nhà đầu tư bằng cách đưa ra mức thuế suất cá nhân thấp đối với thu nhập từ tài sản tài chính nước ngoài, đồng thời không yêu cầu một cá nhân phải dành thời gian đáng kể ở quốc gia đó. Hộ chiếu thứ hai có thể bị lạm dụng bởi những người muốn “giấu tài sản ở nước ngoài”.
Sáng kiến hàng đầu là một khuôn khổ cho các nước phải hợp tác trong cuộc chiến chống trốn thuế bằng cách chia sẻ thông tin. Được biết đến như là tiêu chuẩn báo cáo chung, khuôn khổ đó cho phép chi tiết các tài khoản ngân hàng mà một cá nhân có thể giữ ở nước ngoài được gửi đến các văn phòng thuế của họ ở trong nước. OECD tin rằng sự dễ dàng mà các cá nhân giàu có có thể có được quốc tịch khác đang phá hoại việc chia sẻ thông tin.
Các nước cuối cùng trong danh sách của OECD là Bahrain, Colombia, Malaysia, Mauritius, Montserrat, Panama, Qatar, Seychelles, Turks và Caicos Island, United Arab Emirates và Vanuatu. Cùng với các kết quả phân tích, OECD cũng đang đưa ra các hướng dẫn thực tế cho phép các tổ chức tài chính xác định và ngăn chặn các trường hợp trốn tránh thông qua sử dụng các cơ chế như vậy, bảo đảm thu nhập nước ngoài được báo cáo tới cơ quan cư trú thực tế./.