Thứ ba 05/11/2024 15:21

Nỗ lực đổi mới mô hình tăng trưởng

Quảng Ninh là tỉnh công nghiệp tập trung hầu hết các cơ sở khai thác khoáng sản, than đá (chiếm khoảng 90% sản lượng cả nước), cùng với nhiều ngành công nghiệp khác như sản xuất vật liệu xây dựng, nhiệt điện, cơ khí..., đã và đang tạo áp lực lớn đối với môi trường sinh thái. Để có thể phát triển bền vững, Quảng Ninh đang quyết tâm, nỗ lực đổi mới mô hình tăng trưởng, đặc biệt trong sản xuất công nghiệp, khai khoáng.

Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp phù hợp

Nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế xanh và tăng trưởng bền vững, tỉnh Quảng Ninh định hướng phát triển ngành công nghiệp có trọng tâm, trọng điểm dựa trên tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội, lợi thế cạnh tranh của tỉnh. Đặc biệt, tận dụng tối đa cơ chế, chính sách ưu đãi mà tỉnh đang được hưởng để thu hút hiệu quả, có chọn lọc các dự án công nghiệp thông minh, công nghệ cao, thân thiện với môi trường, có giá trị gia tăng lớn, quản trị hiện đại, sử dụng nhiên liệu tiết kiệm hiệu quả tài nguyên, đóng góp cho ngân sách lớn...

Dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh được khởi công xây dựng tại phường Cẩm Thịnh, TP. Cẩm Phả, với tổng mức đầu tư gần 48.000 tỷ đồng

Trong 9 tháng đầu năm 2021, kinh tế tỉnh Quảng Ninh vẫn giữ được đà tăng trưởng ổn định ở mức 8,2%. Đáng chú ý, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ trọng lớn thứ ba trong nền kinh tế của tỉnh (11,7%), tăng tới 36,2% so cùng kỳ năm 2020, vượt 14,7% kịch bản tăng trưởng, đóng góp 3,7 điểm % trong tốc độ tăng GRDP của tỉnh. Đây cũng là ngành đóng góp tăng trưởng lớn nhất trong GRDP của tỉnh Quảng Ninh hiện nay.

Các dự án công nghiệp chế biến, chế tạo trong khu công nghiệp (KCN), khu kinh tế (KKT), cụm công nghiệp đã phát huy hiệu quả đầu tư, góp phần đẩy mạnh cơ cấu lại lao động, giải quyết việc làm, đóng góp lớn cho thu ngân sách nhà nước, bảo đảm an sinh xã hội địa phương. Sự tăng trưởng của công nghiệp chế biến, chế tạo đang dẫn dắt tăng trưởng chung toàn ngành công nghiệp giai đoạn vừa qua; tiếp tục từng bước trở thành động lực chính thúc đẩy sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020 - 2025 cũng xác định rõ, phát triển công nghiệp xanh, công nghiệp sạch, công nghệ cao, công nghệ thông minh, thân thiện với môi trường; tăng nhanh tỷ trọng đóng góp của công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ cao, công nghệ thông minh là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá, chương trình trọng điểm. Mục tiêu đến năm 2025, giá trị gia tăng ngành công nghiệp tăng bình quân 10%/ năm, trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng bình quân 17%/năm; thu hút tổng vốn đầu tư ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đạt trên 50 nghìn tỷ đồng...

Thu hút đầu tư dự án công nghệ cao

Tính từ đầu năm tới nay, các KCN, KKT của tỉnh Quảng Ninh đã thu hút được 10 dự án công nghiệp chế biến, chế tạo với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 26 nghìn tỷ đồng. Bên cạnh đó, 4 lượt dự án công nghiệp chế biến, chế tạo được phê duyệt điều chỉnh tăng vốn, số vốn tăng thêm đạt 112 triệu USD. Tỉnh đã xây dựng các cơ chế, chính sách phát triển cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị công nghiệp hỗ trợ, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị theo hướng tiên tiến, hiện đại, phát triển xanh.

Trong 10 tháng đầu năm 2021, Ban Quản lý KKT tỉnh Quảng Ninh đã làm việc với trên 30 lượt nhà đầu tư nghiên cứu, tìm cơ hội đầu tư tại các KCN, KKT. Với cách làm bài bản, đúng hướng, cùng với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, huy động cả người dân, doanh nghiệp cùng tham gia, chỉ trong thời gian ngắn, tỉnh Quảng Ninh đã có nhiều đột phá làm thay đổi căn bản ngành công nghiệp. Sở Công Thương Quảng Ninh cũng đang tích cực hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ sản xuất và công nghệ quản trị hiện đại gắn với quá trình chuyển đổi số và phát triển sản xuất thông minh, góp phần nâng cao năng suất, năng lực cạnh tranh của các ngành, lĩnh vực và sản phẩm công nghiệp chủ lực.

Quảng Ninh sẽ chấm dứt khai thác, đóng cửa toàn bộ các mỏ đá làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn toàn tỉnh vào năm 2025. Việc đóng cửa dần các mỏ đá sẽ giúp tỉnh giải quyết thách thức, áp lực về môi trường sinh thái. Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Ninh và các cơ quan liên quan nghiên cứu, lập đề án về việc tận dụng nguồn vật liệu đất đá thải mỏ bỏ đi để làm vật liệu san lấp, giúp tiết kiệm tài nguyên và góp phần bảo vệ an toàn cho các bãi thải mỏ, cũng như đảm bảo môi trường cho người dân trên địa bàn.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nặng nề, toàn diện đến mọi mặt đời sống, kinh tế - xã hội, việc Quảng Ninh có những nhà đầu tư lớn đến đầu tư dự án công nghiệp công nghệ cao là niềm vui lớn, khẳng định hướng đi đúng của tỉnh trong phát triển công nghiệp xanh - sạch, công nghệ cao, công nghệ thông minh, thân thiện với môi trường.
Tiến Dũng

Tin cùng chuyên mục

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La có tân Phó Bí thư Tỉnh uỷ

Nước tại ‘rốn lũ’ Mẹ Suốt đang lên nhanh, sơ tán khẩn cấp người dân

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Nam Định có về đích năm 2024 với 1 tỷ USD xuất siêu?

Doanh nghiệp nào trúng đấu giá 205 lô 'đất vàng' ở thành phố Thanh Hóa với giá hơn 354 tỷ đồng?

Sóc Trăng: Đa dạng hóa sản phẩm OCOP, thúc đẩy kinh tế nông thôn

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Mưa trắng trời, Đà Nẵng ngập sâu, cấm đường khắp nơi

Bình Phước: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng hơn 20% với cùng kỳ

Hải Phòng: Đẩy nhanh tốc độ thành lập các khu, cụm công nghiệp mới

Đám cháy lớn bao trùm hiệu sách nhân dân thành phố Thanh Hóa

Bà Rịa – Vũng Tàu: Nhiều điểm sáng về kinh tế, thương mại, dịch vụ 10 tháng năm 2024

Phó Cục trưởng Cục An ninh nội địa làm Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình

Ông Nguyễn Ngọc Thiện giữ chức Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên

Quảng Ninh: Bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số

Vĩnh Phúc: Công bố quyết định bổ nhiệm Bí thư Huyện ủy Bình Xuyên

Hòa mình vào Hội Mùa vàng để khám phá vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa độc đáo vùng Đông Bắc