Thứ hai 21/04/2025 07:23

Nợ công của Việt Nam đang giảm mạnh, xuống còn 43,1% GDP

Theo bản tin nợ công số 14 vừa được Bộ Tài chính công bố, nợ công của Việt Nam giai đoạn 2017-2021 đang giảm mạnh từ mức 61,4% GDP xuống còn 43,1% GDP.

Cụ thể, mức nợ công năm 2017 tương đương 61,4% GDP, năm 2018 là 58,3% GDP, năm 2019 còn 55%, năm 2020 là 55,9% và đến năm 2021 tương đương 43,1% GDP.

Nợ Chính phủ cũng giảm từ tỷ lệ 51,7% GDP ở năm 2017 đến năm 2021 còn 39,1% GDP. Nợ Chính phủ bảo lãnh từ 9,1% GDP ở năm 2017 đến năm 2021 là 3,8% GDP. Nợ chính quyền địa phương năm 2021 vào khoảng 0,6% GDP trong khi năm 2017 bằng 1,1% GDP.

Nợ công của Việt Nam đang giảm mạnh, xuống còn 43,1% GDP

Nợ nước ngoài của quốc gia tính đến hết năm 2021 giảm còn 38,4% GDP so với năm 2017 là 49% GDP.

Tính đến năm 2021, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia tính trên tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2021 là 6,2 %, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ so với thu ngân sách nhà nước vào khoảng 21,8%.

Đến hết năm 2021, nợ vay nước ngoài giảm còn khoảng 1,075 triệu tỷ đồng, trong khi nợ vay trong nước tăng lên hơn 2,2 triệu tỷ đồng, chiếm 67,2% dư nợ Chính phủ.

Theo báo cáo, đến năm 2021, chủ nợ song phương lớn nhất của Việt Nam là Nhật Bản hơn 316 nghìn tỷ, đối tác đa phương là Ngân hàng Thế giới đứng đầu danh sách chủ nợ với hơn 380 nghìn tỷ đồng.

Thứ trưởng Bộ Tài chính - Tạ Anh Tuấn - cho biết, Chiến lược nợ công đến năm 2030 được xây dựng trên cơ sở Chiến lược phát triển kinh tế - xã hộigiai đoạn 2021-2030, các chủ trương, định hướng lớn của Đảng và Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công, Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm giai đoạn 2021-2025.

Hiện nay, Bộ Tài chính đang sử dụng hai mô hình quản lý nợ công là Chiến lược nợ trung hạn (MTDF) về các kế hoạch quản lý nợ của Ngân hàng Thế giới và Quản lý nợ bền vững (DSA) để xây dựng, nghiên cứu, phân tích các kịch bản quản lý nợ công đến năm 2030 để lựa chọn kịch bản phù hợp nhất với điều kiện hiện nay, cũng như phù hợp với yêu cầu quản lý nợ công.

Phương Cúc

Tin cùng chuyên mục

PVcomBank: Bứt phá chuyển đổi số, thu hút triệu khách hàng mới

VietinBank tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025

Giá vàng đạt 120 triệu đồng/lượng: Nên để tiền vào đâu?

Luật hóa để làm tan cục ‘máu đông’ nợ xấu

Nhiều địa phương tăng thu, ngành thuế tiếp tục 9 nhiệm vụ

Số người rút bảo hiểm xã hội một lần giảm sâu

VPBank ưu đãi cho chủ thẻ tín dụng tại 2 tuyến phố ẩm thực ở TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Dòng vốn không ào chảy chỉ bằng lập trung tâm tài chính

Tham vọng triệu tỷ đồng của một ngân hàng tư nhân

Trung tâm tài chính: Ngân hàng Việt làm gì để không thua trên sân nhà?

Báo cáo FDI: Gợi ý quan trọng để 'nâng chất' vốn ngoại

TPBank Premier Banking: Đặc quyền đỉnh cao, xứng tầm thượng khách

15 ngân hàng dành 100.000 tỷ đồng cho vay nông, lâm, thủy sản

23 tác phẩm đoạt Giải Báo chí về bảo hiểm năm 2024

Trục lợi bảo hiểm: Đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”

Chuyển đổi số ngân hàng: Đối mặt 3 thách thức

Tỷ giá tăng vẫn trong tầm kiểm soát

Doanh nghiệp Nhà nước nộp ngân sách gần 400 nghìn tỷ đồng

BIDV ra mắt chiến dịch 68 năm - Kết nối triệu hành trình

Vietcombank giới thiệu Apple Pay đến chủ thẻ nội địa Vietcombank Connect24