Những "cỗ máy" thủy lợi khổng lồ ở vùng núi Nghệ An

Đồng bào dân tộc Thái sống ở các huyện miền núi tỉnh Nghệ An vẫn lưu giữ những chiếc guồng nước ngày đêm lấy nước từ dòng sông tưới cho những cánh đồng lúa.
Những thôn, bản kiểu mẫu ở miền núi Nghệ An Tạo sinh kế bền vững cho đồng bào từ mô hình du lịch cộng đồng ở Nghệ An

Guồng nước khổng lồ làm thuỷ lợi

Không biết từ bao giờ, những chiếc guồng nước (còn gọi là cọn nước) đã trở nên quen thuộc với người dân ở xã Châu Tiến - huyện Quỳ Châu (tỉnh Nghệ An). Đó là guồng quay, là những nông cụ dùng để lấy nước tưới tiêu, là công trình thủy lợi được bà con tự chế và bảo tồn, duy trì từ đời này sang đời khác. Đây là cách mà người dân tộc Thái ở các huyện vùng cao chống chọi lại với hạn hán. Chiếc guồng nước không chỉ thể hiện nét văn hóa, lưu giữ tập quán canh tác đặc trưng của vùng cao xứ Nghệ mà nhiều địa phương đã sáng tạo làm du lịch, thu hút du khách.

Những

Những chiếc cọn nước đẹp hoang sơ, độc đáo giúp thu hút du khách về miền Tây xứ Nghệ

Đặc thù chung của các huyện miền núi Nghệ An là địa hình núi non hiểm trở nên hồ đập ít, nhỏ lẻ, các dòng khe suối cũng có độ dốc lớn. Thế nên việc tích trữ nước, chống hạn vào mùa khô hết sức khó khăn. Mặt khác, việc chống hạn bằng những chiếc máy bơm chạy bằng xăng dầu, tưới nước tốc độ nhanh là điều rất xa xỉ vì chi phí lớn… Từ nhiều năm nay, bà con người Thái ở các huyện miền Tây Nghệ An như Quế Phong, Quỳ Châu, Tương Dương, Con Cuông đã có phương án đối phó với hạn hán bằng những chiếc guồng nước bằng tre tự chế hết sức độc đáo, đơn giản, chi phí thấp mà hiệu quả lại cao.

Ở huyện Quỳ Châu hiện có hơn 200 chiếc guồng ngày đêm lấy nước từ dòng sông tưới cho những cánh đồng lúa nước. Tại các bản Hoa Tiến 1, Hoa Tiến 2 thuộc xã Châu Tiến, người dân sống bên dòng sông Hiếu ruộng chủ yếu là đất pha cát, dùng máy bơm cũng chỉ được một hai ngày, dân nghèo nên không có tiền mua máy bơm nước, lại tốn xăng dầu. Và, cách chống hạn bằng những chiếc cọn nước tự chế đơn giản, kinh phí ít, nhưng lại mang đến hiệu quả cao hơn rất nhiều.

Theo chân anh Sầm Văn Túc - Phó Chủ tịch UBND xã Châu Tiến (huyện Quỳ Châu) lên những cánh đồng lúa xanh mướt, chúng tôi ngạc nhiên khi biết rằng ở Châu Tiến vẫn đang còn khoảng 200 chiếc guồng nước nằm trải dài trên những cánh đồng lúa nước rộng gần 280ha của xã. Theo lời anh Túc, những chiếc guồng nước này liên tục chảy qua bao đời, giúp người dân điều tiết nguồn nước, đưa nước lên những vùng ruộng cao, bổ sung thủy lợi. Nhờ guồng nước nên nguồn nước ở đây được đảm bảo quanh năm, đem đến những vụ mùa bội thu, giúp bà con no ấm.

Những

Guồng nước được làm san sát bên bờ ruộng

Châu Tiến có gần 280ha đất trồng lúa, trong đó có khoảng một nửa thường xuyên thiếu nước, việc đảm bảo nước tưới tiêu bằng kênh mương thủy lợi là không thể, bà con tự làm cọn nước chống hạn rất tốt, tiết kiệm kinh phí xây dựng hệ thống thủy lợi, với những chiếc cọn nước bà con đã giải quyết được khó khăn cho chính quyền trong việc chống hạn”, anh Túc nói thêm.

Theo bà con người Thái tại các bản Hoa Tiến 1, Hoa Tiến 2 ở xã Châu Tiến, mùa lúa nước của một năm bắt đầu từ tháng Chạp, tháng Giêng. Để kịp mùa vụ, kịp có nước tưới đồng, người dân Châu Tiến thường bắt đầu làm guồng nước từ tháng 9, tháng 10.

Những
Ông Lê Ngọc Châu ở bản Hoa Tiến 2, được xem như nghệ nhân làm guồng nước lâu nhất của bản

Ở tuổi 65, ông Lê Ngọc Châu ở bản Hoa Tiến 2, được xem như nghệ nhân làm guồng nước lâu nhất của bản. Theo ông Châu, vật liệu làm guồng nước hoàn toàn từ tự nhiên và có thể tìm thấy trong rừng. Nhưng muốn guồng tốt, guồng đẹp thì phải mất thời gian, phải “trèo đèo lội suối” lặn lội tìm kiếm, có khi mất đến một tuần mới đủ. Kể về điều này, ông Châu cho biết: Trước đây chúng tôi mỗi gia đình thường có từ 2 - 3 người đi bộ vào rừng để tìm tre. Giờ thì tiện hơn bởi có xe máy, đi vào đến bìa rừng rồi luồn sâu vào trong để chọn tre, chọn nứa. Ngoài ra, còn phải tìm được loại cây chạc chĩu để làm dây cột.

Quy trình làm một chiếc guồng nước, từ khi đi lấy nguyên liệu, rồi về chọn lựa, ngâm nước, đến khi chẻ tre và làm thành hình hài thường kéo dài đến 1 tháng. Quá trình tưởng đơn giản nhưng rất công phu bởi một chiếc guồng cần đến 160 cây tre, cây nào cây nấy phải tương đồng nhau. Rồi phải chọn cây tre để làm ống nước, cây nào hợp làm vành, cây nào dùng để làm ống múc nước đều phải cân nhắc. Trong quá trình làm, nếu chỉ lệch một que trẻ đều có thể dẫn đến sai sót toàn bộ cấu trúc, khiến cho chiếc guồng không quay, không đổ nước được. Nhẩm tính của bà con, tính cả công, cả nguyên vật liệt, giá của một chiếc guồng nước cũng từ 6 - 7 triệu đồng.

Có thể vì giá thành cao, việc làm guồng lắm công phu nên người dân ở Châu Tiến ít khi thuê mà mỗi gia đình đều cố gắng có một người biết làm guồng. Qua năm tháng, người già truyền lại cho người trẻ, bố truyền lại cho con… nên nghề làm guồng không mất đi mà vẫn được bồi đắp, giữ gìn. Ở Châu Tiến cũng không ai nghĩ sẽ thay thế guồng nước bằng một giải pháp thủy lợi nào khác bởi dường như không phù hợp. Chỉ có guồng nước mới đem nước đến từng ô ruộng nhỏ, giúp tưới tiêu cho cả cánh đồng.

Guồng nước... làm du lịch

Guồng nước là một nét đặc trưng riêng của bà con người Thái miền Tây xứ Nghệ. Chiếc guồng nước gắn bó với người dân ở đây từ bao năm, không ai có thể trả lời được. Chỉ biết, trai làng ở Châu Tiến, ai lớn lên cũng biết làm guồng nước. Nhà nào ít thì mỗi năm làm một cái, nhiều hơn thì hai, ba cái. Làm chiếc guồng nước cũng quan trọng như dựng một cái nhà, phải có sự chuẩn bị, phải cẩn thận, chi tiết. Vào mùa làm guồng nước, Châu Tiến như một công xưởng thủ công. Nhà nhà đục đục, xẻ xẻ. Khi guồng nước làm xong, phải huy động hàng chục người mới có thể chở được guồng nước ra cánh đồng, dựng lên rồi chờ đợi guồng nước vận hành. Những ngày đó, Châu Tiến vui như mở hội…

Những
Bà con người Thái tự làm guồng nước bằng tre, nứa, gỗ nhỏ, chi phí thấp và thân thiện với môi trường

Theo người dân trong bản, guồng nước ông Lê Ngọc Châu làm bao giờ cũng rất đặc biệt bởi nó to, tròn đều, có chiếc rộng đến 10m. Nhìn từ xa, chiếc guồng nước giống như chiếc bánh xe khổng lồ. Theo lời ông Châu, từ chiếc tăm, chiếc vàng, ống múc nước hay là tấm chắn nước để nước đẩy guồng đều được ông chọn lọc tỉ mỉ cẩn thận, trăm chiếc như một.

Guồng nước bình thường dùng được 2 năm, sau đó tu sửa lại và có thể sử dụng tiếp. Guồng nước cũng rất thuận lợi cho việc đưa nước vào tưới tiêu cho những cánh đồng khô hạn ở vị trí cao…”, ông Châu nói.

Những chiếc guồng nước ở các bản vùng cao ngày đêm âm thầm lấy nước với tiếng róc rách vui tai nay đã trở thành biểu tượng đặc trưng của người dân miền núi. Không những thế, những chiếc guồng còn khiến cảnh quan nơi đây thêm phần tươi đẹp, gợi lên nét xưa cũ của bản làng, níu chân du khách đến chiêm ngưỡng…. Vì thế, một số địa phương đã tận dụng việc này để khai thác tối đa tác dụng của cọn nước. Và, cọn nước ngoài việc lấy nước chống hạn còn trở hành công cụ giúp người dân làm du lịch.

Tiên phong trong việc đưa guồng nước làm du lịch. Tại xã Yên Na và Yên Hòa, huyện Tương Dương, bên dòng suối Chà Hạ yên bình có đến hàng trăm cọn nước san sát nhau tạo nên một khung cảnh hết sức đẹp mắt, thơ mộng để chào đón du khách.

Ông Nguyễn Hữu Hiến - Phó Chủ tịch UBND huyện Tương Dương rất kỳ vọng rằng, ngoài tác dụng tuyệt vời về việc chống hạn thì trong tương lai cọn nước sẽ tiếp tục được các địa phương của huyện nhà phát huy tác dụng thu hút du khách, phát triển du lịch. “Trong thời gian tới, huyện sẽ có phương án chỉ đạo các xã, phối hợp với các đơn vị có kinh nghiệm trong làm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái để tạo nên những tour thu hút du khách bằng cách kết hợp nhiều địa danh, địa điểm từ văn hóa đến cảnh quan, trong đó có quần thể cọn nước để đẩy mạnh phát triển du lịch địa phương” - ông Hiến nói.

Chiếc guồng nước không chỉ đóng vai trò điều tiết thủy lợi mà giờ đây đã đem đến cho vùng núi Nghệ An một hình ảnh riêng độc đáo. Nhiều gia đình ngoài sử dụng guồng nước cho những cánh đồng còn làm thêm các mô hình để đặt trong những điểm du lịch cộng đồng. Người dân không chỉ làm guồng cho gia đình mà trở thành những nghệ nhân, những thợ lành nghề… quảng bá, giới thiệu cho du khách về quy trình để có những chiếc guồng quay đẹp đẽ. Trên cánh đồng lúa nước, những chiếc guồng quay miệt mài chở nước về đồng ruộng còn trở thành điểm check-in, thu hút khách du lịch và tạo thành một điểm nhấn riêng níu chân du khách thập phương.

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghệ An

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa

Ghi nhận xứng đáng những đóng góp, hy sinh của quân và dân Thanh Hóa

Trong Chiến dịch Điện Biên Phủ, tỉnh Thanh Hóa đã dồn sức người và sức của, chi viện cho các mặt trận, đóng góp vào thắng lợi chung của dân tộc Việt Nam.
Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Điểm nhấn công nghiệp, thương mại trong bức tranh kinh tế Điện Biên

Vượt qua nhiều thách thức, ngành Công Thương Điện Biên đã tạo nhiều dấu ấn đột phá, đóng góp vào sự phát triển kinh tế Điện Biên sau những năm đổi mới.
Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại mở rộng thị trường xuất khẩu

Để thúc đẩy và hồi phục hoạt động xuất khẩu, ngành Công Thương Bình Dương tiếp tục tập trung các giải pháp trọng tâm, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường.
Sắp tới vùng Đông Nam Bộ ưu tiên triển khai những dự án trọng điểm nào?

Sắp tới vùng Đông Nam Bộ ưu tiên triển khai những dự án trọng điểm nào?

Trong Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ, các địa phương này sẽ thực hiện nhiều dự án trọng điểm.
Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

Bắc Giang thông qua 15 nghị quyết quan trọng

100% đại biểu đã biểu quyết thông qua 15 nghị quyết quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội tại kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX.

Tin cùng chuyên mục

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Bắc Kạn: Mở rộng thị trường cho sản phẩm nông sản đặc trưng

Xúc tiến thương mại nhằm giới thiệu, quảng bá sản phẩm là những giải pháp mà Bắc Kạn thực hiện để mở rộng thị trường cho hàng Việt, nông sản đặc trưng của tỉnh.
Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Đặng Văn Minh

Bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đối với ông Đặng Văn Minh

Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi bãi nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Đặng Văn Minh.
Bắc Ninh công bố các quyết định về công tác cán bộ

Bắc Ninh công bố các quyết định về công tác cán bộ

Ngày 6/5, tỉnh Bắc Ninh đã công bố các quyết định về điều động, bổ nhiệm đối với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bí thư Huyện ủy Yên Phong.
Thanh Hóa: Người dân "thả ga" mua sắm tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Thanh Hóa: Người dân "thả ga" mua sắm tại Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Tại Phiên chợ thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024, người dân có thể "thả ga" mua sắm tại hàng chục gian hàng với đa dạng các sản phẩm OCOP được bày bán.
Triển lãm về thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô

Triển lãm về thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô

UBND TP. Hà Nội dự kiến tổ chức Triển lãm: Những thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của TP. Hà Nội 70 năm xây dựng và phát triển (1954 - 2024).
Nam Định “thúc” chống nắng nóng, xâm nhập mặn trên địa bàn

Nam Định “thúc” chống nắng nóng, xâm nhập mặn trên địa bàn

UBND tỉnh Nam Định đã yêu cầu các đơn vị liên quan trong tỉnh tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.
UBND tỉnh Thái Nguyên gửi thư cảm ơn Báo Công Thương

UBND tỉnh Thái Nguyên gửi thư cảm ơn Báo Công Thương

UBND tỉnh Thái Nguyên đã gửi thư cảm ơn tới Báo Công Thương vì đã góp phần tích cực trong quảng bá về Hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2024".
Lai Châu: Tặng bằng khen 70 đoàn viên tiêu biểu nhân Tháng Công nhân 2024

Lai Châu: Tặng bằng khen 70 đoàn viên tiêu biểu nhân Tháng Công nhân 2024

Sáng nay (6/5), Liên đoàn Lao động tỉnh Lai Châu tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình tiên tiến nhân Tháng Công nhân năm 2024.
Thanh Hóa: Khai mạc Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Thanh Hóa: Khai mạc Phiên chợ thực phẩm an toàn năm 2024

Sáng ngày 6/5/2024, Sở Công Thương tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức lễ khai mạc “Phiên chợ thực phẩm an toàn tỉnh Thanh Hóa năm 2024” trên địa bàn huyện Thọ Xuân.
Quảng Bình: Tiến độ dự án đường ven biển chậm vì mặt bằng bị ngắt quãng

Quảng Bình: Tiến độ dự án đường ven biển chậm vì mặt bằng bị ngắt quãng

Dự án Thành phần 1 - Đường ven biển Quảng Bình hiện nay đang gặp một số khó khăn, vướng mắc ảnh hưởng đến tiến độ thi công, đặc biệt là mặt bằng bị ngắt quãng.
Bình Dương: Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người lao động làm việc

Bình Dương: Tạo mọi điều kiện tốt nhất cho người lao động làm việc

Nhằm hướng về đoàn viên, chăm lo tốt cho người lao động, tỉnh Bình Dương tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động.
Thành phố Nam Định được công nhận đô thị loại II

Thành phố Nam Định được công nhận đô thị loại II

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định công nhận thành phố Nam Định (dự kiến mở rộng địa giới hành chính) là đô thị loại II.
Mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp dưới góc nhìn của Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn

Mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp dưới góc nhìn của Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn

Chuỗi giá trị về mô hình kinh tế xanh trong nông nghiệp mà Hùng Nhơn xây dựng tại Tây Ninh ước tính có giá trị doanh thu đến 5 tỷ USD vào năm 2030.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Bà Rịa – Vũng Tàu: Tiểu thương chợ truyền thống đang gồng mình cạnh tranh với chợ cóc

Các tiểu thương chợ truyền thống đang phải gồng mình để cạnh tranh với tình trạng chợ cóc, bán hàng rong chứ không phải các mô hình tiên tiến khác.
Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

Lạng Sơn: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công

Tỉnh Lạng Sơn tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công, đặc biệt các dự án trọng điểm.
Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Thái Nguyên: Tăng cường xúc tiến thương mại cho sản phẩm OCOP

Tỉnh Thái Nguyên và các chủ thể sản phẩm OCOP chủ trương mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm ra ngoài tỉnh, xuất khẩu bằng nhiều hình thức.
Hà Nội: Khám bệnh, tặng thuốc miễn phí cho 1.000 người dân tại Thanh Oai

Hà Nội: Khám bệnh, tặng thuốc miễn phí cho 1.000 người dân tại Thanh Oai

Đây là hoạt động trong khuôn khổ Lễ phát động hành trình thanh niên Thủ đô tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng và ngày hội thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác 2024.
Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tuyên Quang: Sản xuất công nghiệp đạt được kết quả ấn tượng

Tháng 4/2024, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh Tuyên Quang đạt 1.918 tỷ đồng, bằng 8,1% so với kế hoạch năm, tăng 21,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Cần Thơ: Mong muốn trở thành trung tâm logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Cần Thơ: Mong muốn trở thành trung tâm logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Mới đây, TP. Cần Thơ đã thực hiện chuyến học hỏi kinh nghiệm tại TP. Hồ Chí Minh về mô hình hoạt động một số cảng biển, cảng ICD và trung tâm logistics.
Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Sản xuất công nghiệp, xuất khẩu Đồng Tháp tăng trưởng cao

Trong 4 tháng năm 2024, các ngành, lĩnh vực kinh tế của Đồng Tháp tiếp tục chuyển biến tích cực, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp, xuất khẩu đều tăng cao.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động