Nhịp cầu đầu tư EU - Việt Nam (Bài I)

Với nền kinh tế mạnh, văn minh hàng đầu thế giới, đầu tư ra nước ngoài luôn được Liên minh châu Âu chú trọng trong chính sách phát triển của mình. Mấy thập kỷ gần đây, với chiến lược hướng vào châu Á nói chung và khu Đông Nam Á nói riêng, có thể thấy lượng đầu tư của EU vào lãnh thổ này đang tăng đáng kể. Việt Nam cũng là một trong những địa chỉ được quan tâm.

Bài 1: EU đầu tư vào Việt Nam - điều tất yếu!

Nhịp cầu đầu tư EU - Việt Nam (Bài I)
Giới Việt kiều ở châu Âu - một trong những kênh đầu tư hiệu quả Ảnh: B.Đ.K

Chủ trương thu hút đầu tư

Khi tên tuổi của Việt Nam được khẳng định trong cộng đồng quốc tế và tiếp sau đó là công cuộc đổi mới nền kinh tế, việc thu hút đầu tư nước ngoài đã trở thành một yêu cầu mang sắc thái mới của hoạt động kinh tế đối ngoại. Đầu tư của EU vào Việt Nam không ngoại lệ và dần tăng theo tỷ lệ thuận với quan hệ thương mại giữa Việt Nam với cộng đồng kinh tế hùng mạnh này, đồng hành cùng quan hệ chính trị cởi mở, ngoại giao hiểu biết lẫn nhau. Đầu tư của EU vào Việt Nam thực sự là một bước ngoặt trong quan hệ, được chuyển từ viện trợ sang đầu tư phát triển, góp phần đưa quan hệ Việt Nam – EU lên tầm cao mới. Đón đầu tư từ EU chính là đón xu thế mới, một bước tất yếu trong hành trình hội nhập và phát triển của Việt Nam. Chính vì vậy, thu hút đầu tư từ EU nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung là một trong những chủ trương lớn, nhất quán của ta.

Để thu hút đầu tư hiệu quả, Việt Nam đã sớm triển khai thể chế hóa bằng Luật đầu tư sửa đổi cùng đồng bộ những văn bản pháp quy để hướng dẫn thi hành theo hướng ngày càng tạo môi trường thuận lợi, hấp dẫn các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư đến từ EU được xem là “kỹ tính”. Chủ trương về đầu tư mà Việt Nam hướng đến là tăng cường thu hút đầu tư, phấn đấu đạt trên 1/3 tổng nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội, mở rộng lĩnh vực, địa bàn hình thức, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, hướng vào những thị trường giàu tiềm năng, các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới, tạo chuyển biến mạnh về số lượng, chất lượng, hiệu quả nguồn vốn này, chú trọng kỹ nghệ nguồn từ các nước công nghiệp phát triển. EU, một trong những đích ngắm chiến lược vì đáp ứng cả hai điều: có tiềm năng và có tập đoàn lớn.

Hành trình

Hành trình đầu tư của EU vào Việt Nam phát triển theo các cung bậc của nền kinh tế toàn cầu. Sau giai đoạn thăm dò từ năm 1988 đến năm 1990, dòng vốn đầu tư bắt đầu nhích lên rõ từ năm 1991 đến năm 1996. Đến năm 1997, sự đầu tư chững lại do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính khu vực. Tình hình tài chính dần phục hồi từ năm 2000 và làn sóng đầu tư thứ 2 vào Việt Nam tăng nhanh cho đến năm 2006. Từ năm 2007, một lần nữa, làn sóng đầu tư bị chững lại do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong năm 2014, tính cả số dự án cấp mới và tăng vốn, đầu tư của tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ vào Việt Nam tuy có vượt mục tiêu đề ra cho năm, song không bằng năm 2013.

Toàn cảnh bức tranh đầu tư của EU vào Việt Nam có thể được nhìn lại bằng các con số sau. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính từ 1/1/1988 đến 15/12/2014, các dự án đầu tư của EU vào Việt Nam còn có hiệu lực, gồm 1.556 dự án trị giá trị giá 19,1 tỷ USD. Hiện có 23 quốc gia là thành viên của EU đầu tư vào Việt Nam, trong đó TOP 5 gồm các quốc gia còn vốn đầu tư từ 1 tỷ USD trở lên (thứ tự xếp theo trị giá) là: Hà Lan, Pháp, Anh, Luxembuor và Đức. Một số tập đoàn lớn của EU đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam như BP (Anh), Shell Group (Hà Lan), Total (Pháp), Elf Fina (Bỉ), Daimler Chrysler (Đức), Siemen, Alcatel Comvik (Thuỵ Điển)…

Từ việc đầu tư vào một số địa phương có thực lực kinh tế lớn của Việt Nam, đến nay đầu tư của EU đã lan ra 52 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Những địa phương dẫn đầu thu hút đầu tư của EU nói riêng cũng là những địa bàn thu hút nhiều đầu tư nước ngoài nói chung như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương. Các tỉnh miền Trung, vùng xa lác đác có từ 1đến 3 dự án, còn 11 tỉnh khác chưa có dự án nào.

Nhìn theo lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư EU đã bỏ vốn vào 18 lĩnh vực. Các lĩnh vực có nhiều dự án nhất là công nghiệp chế biến, chế tạo; thông tin truyền thông, bán buôn, bán lẻ, dịch vụ sửa chữa; khoa học công nghệ. Xu thế đầu tư của EU chủ yếu vẫn tập trung vào các ngành công nghiệp công nghệ cao, tuy nhiên, gần đây có xu hướng phát triển tập trung hơn vào các ngành dịch vụ (bưu chính viễn thông, tài chính, văn phòng cho thuê, bán lẻ).

Đầu tư của EU vào Việt Nam cũng đa hình thức: 100% vốn nước ngoài; liên doanh; hợp đồng hợp tác kinh doanh; hợp dồng BOT, BT, BTO, công ty cổ phần, công ty mẹ con.

Những dự án đầu tư nói trên tuy có tác động không đáng kể tới nền kinh tế của nước sở tại, nhưng nếu được duy trì và phát triển, đâycó thể coi là những cơ may về xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam từ các quốc gia này, làm phong phú quan hệ thương mại, hợp tác đầu tư giữa Việt Nam với các nước trong khối.

Đầu tư Việt Nam vào EU – nét chấm phá

Trong thời đại hiện nay, quan hệ đầu tư mang đúng nghĩa “có đi có lại”, tương tự như hai chiều trong hoạt động thương mại, mặc dù với tiềm lực của ta, mức đầu tư là rất nhỏ so với đầu tư của EU vào Việt Nam. Tính đến hết tháng 6/2014, Việt Nam có 47 dự án đầu tư sang 11 nước EU với tổng vốn đăng ký đạt khoảng 115 triệu USD, tập trung vào một số nước như Hà Lan, Séc, Đức. Cụ thể đầu tư vào Đức với 10 dự án tổng vốn đăng ký là 24,2 triệu USD, Hà Lan có 1 dự án tổng vốn đăng ký 5,6 triệu USD, Ba Lan có 2 dự án với tổng vốn đăng ký là 8,1 triệu USD, Anh có 6 dự án tổng vốn đăng ký 2,1 triệu USD, Séc khoảng 5,3 triệu USD.

Hầu hết chủ các dự án Việt Nam đầu tư vào EU bắt nguồn từ người Việt từng công tác, học tập tại một số nước thuộc Đông Âu- sau này gia nhập EU. Các doanh nhân này sau đó về nước, chắp nối quan hệ với cộng đồng người Việt ở lại lập nghiệp hoặc những doanh nhân bản xứ. Các dự án này thường là gia công, chế biến nông sản thực phẩm mà trong đó có một số nguyên liệu, bán thành phẩm chuyển từ Việt Nam sang. Mục đích đầu tiên của các dự án này là phục vụ cộng đồng người Việt định cư tại đó và sau này, nhu cầu sử dụng được lan toả sang dân bản địa. Đặc biệt, có nước đã coi cộng đồng người Việt là “dân tộc thiểu số” trong cơ cấu dân tộc của họ khiến những hoạt động nói trên càng sinh động, bền vững.

Bài 2:Đường mới đã mở...

Nguyễn Duy Nghĩa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Chiến sự Nga-Ukraine 5/5/2024: Ukraine có thể yêu cầu quân đội châu Âu; Pháp ủng hộ tiếp tục đối thoại với Nga

Chiến sự Nga-Ukraine 5/5/2024: Ukraine có thể yêu cầu quân đội châu Âu; Pháp ủng hộ tiếp tục đối thoại với Nga

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 5/5/2024: Ukraine có thể yêu cầu quân đội châu Âu; Pháp ủng hộ tiếp tục đối thoại với Nga.
Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 4/5/2024: “Cơ hội cuối cùng” cho Hamas; Israel tiếp tục tấn công vào Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 4/5/2024: “Cơ hội cuối cùng” cho Hamas; Israel tiếp tục tấn công vào Dải Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 4/5/2024: “Cơ hội cuối cùng” cho Hamas; Israel tiếp tục tấn công vào Dải Gaza.
"Cuộc chiến" về nguồn cung khí đốt có xảy ra khi G7 ngừng sử dụng than vào năm 2035?

"Cuộc chiến" về nguồn cung khí đốt có xảy ra khi G7 ngừng sử dụng than vào năm 2035?

Thỏa thuận đóng cửa những nhà máy điện sử dụng than đánh dấu lần đầu tiên các nước G7 đặt ra thời hạn chấm dứt sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/5/2024: Nga tiếp tục bắn hạ ATACMS; Donald Trump công bố kế hoạch giải quyết xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/5/2024: Nga tiếp tục bắn hạ ATACMS; Donald Trump công bố kế hoạch giải quyết xung đột

Một số thông tin tình hình Chiến sự Nga-Ukraine ngày 4/5/2024: Nga tiếp tục bắn hạ ATACMS; Donald Trump công bố kế hoạch giải quyết xung đột.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 4/5/2024: Israel tiến đánh Rafah sẽ tạo ra thảm họa nhân đạo

Chiến sự Israel-Hamas ngày 4/5/2024: Israel tiến đánh Rafah sẽ tạo ra thảm họa nhân đạo

Chiến sự Israel-Hamas ngày 4/5/2024: Israel tiến đánh Rafah sẽ tạo ra thảm họa nhân đạo khi các thông tin cho thấy quân đội Do Thái vẫn đang chuẩn bị chiến sự.

Tin cùng chuyên mục

Chiến sự Nga-Ukraine 4/5/2024: Ông Trump xây dựng kế hoạch giải quyết xung đột; Hungary chỉ trích gói viện trợ cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine 4/5/2024: Ông Trump xây dựng kế hoạch giải quyết xung đột; Hungary chỉ trích gói viện trợ cho Ukraine

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 4/5/2024: Ông Trump xây dựng kế hoạch giải quyết xung đột; Hungary chỉ trích gói viện trợ cho Ukraine.
Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp sẽ tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp sẽ tham dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Theo Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ngày 7/5, Bộ trưởng Bộ Quân đội Pháp Sébastien Lecornu sẽ thăm Việt Nam và dự Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.
Sự gián đoạn thương mại ở Biển Đỏ có thể kéo dài đến năm sau

Sự gián đoạn thương mại ở Biển Đỏ có thể kéo dài đến năm sau

Các nhà khai thác vận tải container lớn nhất thế giới cảnh báo rằng sự gián đoạn thương mại ở Biển Đỏ có thể tiếp tục kéo dài sang năm 2025.
Bắc Kinh đang làm gì để "giải cứu" thị trường bất động sản?

Bắc Kinh đang làm gì để "giải cứu" thị trường bất động sản?

Bắc Kinh vừa đưa ra quyết định sẽ nới lỏng những hạn chế mua nhà ở của người dân thành phố này, trong bối cảnh thị trường bất động sản Trung Quốc đang khó khăn.
Chiến sự Israel – Hamas ngày 3/5/2024: Hamas muốn ngừng bắn; Tổng thống Mỹ bị cáo buộc bài Do Thái

Chiến sự Israel – Hamas ngày 3/5/2024: Hamas muốn ngừng bắn; Tổng thống Mỹ bị cáo buộc bài Do Thái

Chiến sự Israel – Hamas ngày 3/5/2024: Hamas muốn lệnh ngừng bắn 120 ngày; Tổng thống Mỹ bị cáo buộc bài Do Thái sau khi làn sóng biểu tình lan rộng ở Mỹ.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/5/2024: Ukraine sẽ mất Chasov Yar; đàm phán hòa bình sẽ diễn ra cuối năm 2025

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/5/2024: Ukraine sẽ mất Chasov Yar; đàm phán hòa bình sẽ diễn ra cuối năm 2025

Một số thông tin tình hình chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/5/2024: Ukraine sẽ mất Chasov Yar; đàm phán hòa bình sẽ diễn ra cuối năm 2025.
Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 3/5/2024: Hamas không chấp nhận thỏa thuận với Israel; cần 30-40 tỷ USD tái thiết Gaza

Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 3/5/2024: Hamas không chấp nhận thỏa thuận với Israel; cần 30-40 tỷ USD tái thiết Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 3/5/2024: Hamas không chấp nhận thỏa thuận với Israel; cần 30-40 tỷ USD tái thiết Dải Gaza.
Chiến sự Nga-Ukraine ngày 3/5/2024: Tình báo Mỹ ghi nhận bước tiến của Nga; xung đột

Chiến sự Nga-Ukraine ngày 3/5/2024: Tình báo Mỹ ghi nhận bước tiến của Nga; xung đột ''khó có thể kết thúc sớm''

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 3/5/2024: Tình báo Mỹ ghi nhận bước tiến của Nga; xung đột “khó có thể kết thúc sớm”.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy hợp tác toàn cầu

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy hợp tác toàn cầu

Tham dự, phát biểu tại Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD năm 2024 diễn ra tại Pháp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao đã đề xuất nhiều giải pháp thúc đẩy hợp tác toàn cầu.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam gặp gỡ, tiếp xúc song phương tại Pháp

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam gặp gỡ, tiếp xúc song phương tại Pháp

Ngày 2/5/2024, bên lề Hội nghị Hội đồng Bộ trưởng OECD diễn ra tại Pháp, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có các cuộc gặp gỡ và làm việc song phương.
Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 2/5/2024: Hamas đề xuất đình chiến; Mỹ nói đàm phán là giải pháp tối ưu

Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 2/5/2024: Hamas đề xuất đình chiến; Mỹ nói đàm phán là giải pháp tối ưu

Thông tin chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 2/5/2024: Hamas đề xuất đình chiến; Mỹ nói đàm phán là giải pháp tối ưu.
Các biện pháp trừng phạt mới của EU đối với khí đốt của Nga dẫn đến tăng giá

Các biện pháp trừng phạt mới của EU đối với khí đốt của Nga dẫn đến tăng giá

Thị trường khí đốt tự nhiên đã khởi động tuần đầu tiên của tháng 5 với xu hướng tăng giá, với giá khí đốt Henry Hub tăng 26,4% lên 2,03 USD/MMBtu.
Giá dầu giảm 3%, xuống mức thấp nhất 7 tuần sau tín hiệu ngừng bắn ở Trung Đông

Giá dầu giảm 3%, xuống mức thấp nhất 7 tuần sau tín hiệu ngừng bắn ở Trung Đông

Giá dầu giảm 3% tại phiên giao dịch ngày 1/5 bởi lượng dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng cùng triển vọng về một thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông.
Chiến sự Israel - Hamas ngày 2/5/2024: Israel có thể không ký thỏa thuận ngừng bắn; Tel Aviv tấn công Rafah?

Chiến sự Israel - Hamas ngày 2/5/2024: Israel có thể không ký thỏa thuận ngừng bắn; Tel Aviv tấn công Rafah?

Chiến sự Israel – Hamas ngày 2/5/2024: Israel có thể không ký thỏa thuận ngừng bắn; Tel Aviv tấn công Rafah sẽ là thảm họa khi kéo theo hàng nghìn người tỵ nạn
Biến động giá có thể ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu hạt tiêu sang Pakistan

Biến động giá có thể ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu hạt tiêu sang Pakistan

Giá hạt tiêu xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc vào giá thế giới, có thời điểm biến động mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam sang Pakistan.
Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/5/2024: Sĩ quan Nga sống sót sau 28 ngày trong vòng vây tại Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/5/2024: Sĩ quan Nga sống sót sau 28 ngày trong vòng vây tại Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/5/2024: Sĩ quan Nga sống sót sau 28 ngày trong vòng vây tại Ukraine và đã bất ngờ đánh lui các đơn vị của Tiểu đoàn Kraken.
Chiến sự Nga-Ukraine 2/5/2024: Ukraine phủ nhận đạt được thỏa thuận với Nga vào năm 2022; Moscow cắm cờ tại Robotyne

Chiến sự Nga-Ukraine 2/5/2024: Ukraine phủ nhận đạt được thỏa thuận với Nga vào năm 2022; Moscow cắm cờ tại Robotyne

Thông tin chiến sự Nga-Ukraine hôm nay ngày 2/5/2024: Ukraine phủ nhận đạt được thỏa thuận với Nga vào năm 2022; Moscow cắm cờ tại Robotyne.
Australia đẩy mạnh điện gió ngoài khơi hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Australia đẩy mạnh điện gió ngoài khơi hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050

Ngày 1/5, Chính phủ Australia công bố phát triển 12 dự án điện gió ngoài khơi tại nước này, hướng tới đáp ứng mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Chiến sự Israel-Hamas ngày 1/5/2024: Israel nêu lý do phải tấn công Rafah; ICC ra lệnh bắt lãnh đạo Israel?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 1/5/2024: Israel nêu lý do phải tấn công Rafah; ICC ra lệnh bắt lãnh đạo Israel?

Chiến sự Israel-Hamas ngày 1/5/2024: Israel nêu lý do phải tấn công Rafah; ICC ra lệnh bắt lãnh đạo Israel dựa trên cáo buộc ngăn cản cứu trợ nhân đạo.
Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 1/5/2024: Lầu Năm Góc “cho phép” quân đội Mỹ “tham gia giao tranh” ở Dải Gaza

Chiến sự Israel-Hamas hôm nay ngày 1/5/2024: Lầu Năm Góc “cho phép” quân đội Mỹ “tham gia giao tranh” ở Dải Gaza

Thông tin chiến sự Israel-Hamas ngày 1/5/2024: Lầu Năm Góc “cho phép” quân đội Mỹ “tham gia giao tranh” ở Dải Gaza; Israel tiến hành đột kích ở Bờ Tây Jordan.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động