Thứ hai 28/04/2025 21:55

Nghiên cứu khả năng xây cầu cạn khi triển khai cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long

Nền địa chất yếu, địa hình lại bị chia cắt, xây cầu cạn là phương án được đề xuất khi triển khai xây dựng đường cao tốc ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong báo cáo gửi Chính phủ liên quan đến việc triển khai xây dựng hệ thống đường cao tốc tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Bộ Giao thông Vận tải cho rằng, điều kiện địa chất, địa hình của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều nét đặc thù riêng, gây khó khăn khi triển khai dự án cao tốc tại đây.

Điển hình là việc khu vực này có nền địa chất yếu trong khi địa hình lại bị chia cắt liên tục bởi hệ thống kênh rạch dày đặc. Không những thế, nơi đây còn chịu ảnh hưởng của triều cường, nước biển dâng. Việc tiếp cận các công trường bằng đường bộ sẽ gặp khó khăn còn đường thủy lại không đủ chiều cao để thông thuyền.

Nghiên cứu khả năng xây cầu cạn khi triển khai cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh minh họa

Những yếu tố này sẽ là trở ngại không nhỏ khi tiến hành xây dựng đường cao tốc ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Nhất là trong bối cảnh nguồn vật liệu chủ yếu ở nơi đây lại là cát.

Do vậy, việc lựa chọn giải pháp công trình, phương án xử lý nền đất yếu khi tiến hành nghiên cứu triển khai dự án cao tốc ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long cần phải được tính toán, nghiên cứu tổng thể và kỹ lưỡng.

Một trong những giải pháp được tính đến là xây dựng cầu cạn trên toàn tuyến, đồng thời kéo dài cầu vượt sông, xử lý lún bằng cọc xi măng đất và sàn giảm tải. Đặc biệt, cần phải giảm tối thiểu việc sử dụng cát san lấp để giảm rủi ro trong quá trình thi công và khai thác dự án đường cao tốc.

Tuy nhiên, điểm hạn chế của giải pháp này là sẽ cần một nguồn kinh phí lớn hơn khoảng 2,6 lần so với phương án đắp đất nền để thi công công trình. Điều này chắc chắn khiến suất đầu tư các dự án cao tốc ở Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn những nơi khác.

Bởi vậy, Bộ Giao thông Vận tải cho biết vẫn áp dụng giải pháp đắp nền bằng cát đối với các dự án cao tốc đã được phê duyệt và triển khai trong giai đoạn 2021 – 2025. Giải pháp này sẽ đảm bảo chi phí đầu tư hợp lý nhưng hạn chế là cần thời gian xử lý nền lâu hơn cũng như nguồn vật liệu cát nhiều hơn.

Đối với giải pháp xây dựng cầu cạn, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với các chuyên gia, nhà khoa học để đánh giá một cách khách quan, khoa học, cẩn trọng và toàn diện nhất.

Phương án xây dựng cầu cạn khi triển khai các dự án cao tốc ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long được một số hội, hiệp hội trong khối sản xuất và cung ứng vật liệu xây dựng đưa ra. Theo những kiến nghị trên thì giải pháp này có nhiều ưu điểm như không phụ thuộc vào nguồn vật liệu cát, thời gian thi công ngắn, đảm bảo môi trường và thoát lũ cũng như tăng tính ổn định và giảm rủi ro trong quá trình thi công và khai thác công trình. Hạn chế lớn nhất của giải pháp này là chi phí đầu tư lớn.

Hải Linh

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công an phát động thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

TP. Hồ Chí Minh tăng cường xe cấp cứu cho đại lễ 30/4

Thời khắc lịch sử đi đến 'Con đường thống nhất'

Đoàn thanh niên đồng hành cùng xây dựng nông thôn mới

Đền thờ anh hùng liệt sĩ tại hồ Kẻ Gỗ: Thắp sáng ngọn lửa tri ân

Đoàn Thanh niên Chính phủ làm chủ AI, tiên phong trong chuyển đổi số

Tại sao các thành phố trực thuộc tỉnh kết thúc hoạt động?

Con đường tiền tệ huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ

Du khách háo hức check-in Dinh Độc Lập, Bến Bạch Đằng dịp lễ 30/4

Nén tâm nhang gửi Đại tá, Anh hùng tình báo Phạm Ngọc Thảo

Hàng vạn du khách đổ về Ngã ba Đồng Lộc trong tháng 4 lịch sử

Ký ức ngày giải phóng của cựu tù binh Côn Đảo

Sau sắp xếp, dự kiến cả nước còn bao nhiêu xã, phường?

Tân Sơn Nhất dự kiến đón hàng nghìn chuyến bay dịp lễ 30/4-1/5

Hồi ức ngày giải phóng của nữ chiến sĩ Biệt động Sài Gòn

Nâng cấp di tích lịch sử Bến phà II Long Đại

Vị trí 'vàng' xem trình diễn drone trên sông Sài Gòn vào tối nay

Thông tin mới về tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Bác sĩ SIAM Thailand chăm sóc toàn diện thí sinh tại hai đấu trường nhan sắc

TP. Hồ Chí Minh: Những công trình biểu tượng sau 50 năm ngày giải phóng