Thứ tư 06/11/2024 04:40

Nghệ An: Siêu thị, nhà hàng chuyển sang kinh doanh online vì dịch Covid-19

Tình hình dịch bệnh Covid - 19 diễn biến phức tạp, kéo dài, người dân hạn chế đến các nơi công cộng, những điểm tập trung đông người nhằm tránh nguy cơ lây nhiễm. Do đó, các khu vui chơi, các trung tâm mua sắm hay siêu thị trở nên yên ắng. Để hạn chế thiệt hại, các siêu thị, hộ kinh doanh đang chuyển đổi phương thức kinh doanh từ truyền thống sang bán hàng online.

Siêu thị, nhà hàng đều vắng

Không chỉ các điểm vui chơi, nhà hàng vắng khách, các trung tâm siêu thị, khu mua sắm ngày thường tấp ập, nay cũng vắng tanh. Ông Trần An Khang, Giám đốc Siêu thị Big C Vinh cho biết: “Thời điểm sau Tết tuy nhu cầu mua sắm có giảm, nhưng doanh thu ổn định, lượng tiêu thụ hàng hóa đảm bảo. Đầu năm nay, do dịch bệnh nên người dân e ngại đến chỗ đông người, lượng khách giảm nhiều so với những năm trước”. Không chỉ siêu thị Big C, các trung tâm thương mại, các cửa hàng tiện lợi lượng khách đến mua hàng trực tiếp cũng giảm sút trầm trọng.

Không khí đìu hiu tại trung tâm thương mại BigC Vinh (Nghệ An) do ảnh hưởng của dịch Covid-19

Các nhà hàng, quán ăn, quán cà phê… cũng rơi vào cảnh ế ẩm khi dịch bệnh diễn biến phức tạp và người dân được khuyến cáo “Không nên tụ tập ăn uống, tránh chốn đông người. Anh Nguyễn Hoàng Nam, chủ quán cà phê, phố Minh Khai (TP. Vinh) cho biết: “Trước thời điểm có dịch quán tôi sáng nào cũng full bàn, nay mỗi sáng thưa thớt được 2-3 bàn, do đó, đành cắt giảm nhân công, tiết kiệm chi phí điện, nước để bù vào khoản thu bị sụt giảm, duy trì hoạt động của quán”.

Ghé Trung tâm vui chơi giải trí Galaxy Vinh, Vinh Centrer, vào buổi trưa cuối tuần cũng rơi vào tình trạng ế ẩm. Khu dịch vụ như rạp chiếu phim, các điểm vui chơi, giải trí cũng rơi vào tình cảnh ế ẩm chưa từng có. Những cửa hàng ăn uống vắng bóng người, chủ yếu là nhân viên ra vào. Một chủ cửa hàng tại đây chia sẻ: "So với mọi năm, thời điểm này doanh thu của quán chỉ bằng 50%, thậm chí thấp hơn. Lượng khách thưa thớt, thậm chí ngày cuối tuần cũng không đông bằng những ngày trong tuần trước Tết".

Quán cà phê cả ngày chỉ chưa thớt vài bàn

Các khu vui chơi, giải trí giành cho trẻ nhỏ ở các công viên, siêu thị, trung tâm thương mại… không có người qua lại, nhiều điểm tạm thời đóng cửa. Bởi hầu hết tâm lý của các bậc phụ huynh, các khu vui chơi này tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây bệnh khi các vật dụng trong khu vui chơi đều được nhiều người sử dụng chung. Do đó, dù được nghỉ học dài ngày nhưng thay vì đưa con đến các điểm vui chơi, giải trí thì phụ huynh lựa chọn để trẻ ở nhà nhờ người trông hộ, tránh tiếp xúc với bên ngoài.

Chuyển dần sang mua sắm online

Trái ngược với cảnh đìu hiu, ế ẩm của bán hàng truyền thống thì mảng kinh doanh online lại khá sôi động khi nhu cầu về mua sắm các mặt hàng thiết yếu của người dân tăng cao nhưng không muốn đến chỗ đông người. Do đó, giải pháp tối ưu mà họ lựa chọn đó là đặt hàng qua mạng với dịch vụ ship hàng tận nơi.

Hình thức kinh doanh online đang được đẩy mạnh trong mùa dịch

Chị Nguyễn Phương Thuý, chủ cửa hàng kinh doanh thực phẩm sạch tại đường Lê Mao (TP. Vinh) chia sẻ: Để tiêu thụ hàng hóa trong bối cảnh người tiêu dùng hạn chế đi mua sắm, tôi phải đẩy mạnh bán hàng qua các kênh trực tuyến như mạng xã hội, Internet, hoặc điện thoại tư vấn cho khách hàng để họ không phải đến cửa hàng rồi sau đó nhân viên, hoặc đơn vị vận chuyển sẽ giao hàng đến tận nhà cho khách”. Có thể thấy, những chuỗi cửa hàng ẩm thực nếu đáp ứng được nhu cầu của khách hàng thì vẫn có thể "sống tốt" qua mùa Covid-19.

Các quán hàng chuyên về ăn uống lại chuyển sang các dịch vụ khác như nhận tổ chức tiệc trà, tiệc ngọt hay đặt mâm cỗ, làm món tại nhà, chế biến thức ăn sẵn cho thực khách mang về nấu… nhằm đảm bảo thu nhập cũng như giữ mối khách hàng thân thiết.

Chị Nguyễn Mai Hoa, trước đây bán hàng ăn trên phố Lê Hồng Phong, nay lại đẩy mạnh mảng nhận chế biến các món ăn phục vụ gia đình qua mạng theo đơn đặt hàng của khách. Theo đó, chị lên sẵn thực đơn hàng ngày, đăng lên Facebook, Zalo, thực khách lựa món ăn sáng, trưa, tối rồi đặt món, thanh toán bằng cách chuyển khoản hoặc tiền mặt thông qua shipper. "Mỗi ngày tôi nhận 20 - 25 đơn hàng của các bà nội trợ qua mạng online, cuối tuần có nhận làm thêm các món nhậu đơn giản. Tất cả đều đặt hàng trước, ship tận nhà, cơ quan khi khách có yêu cầu", chị Nguyễn Mai Hoa cho biết thêm.

Kéo theo đó, nhân viên làm dịch vụ giao hàng mùa dịch bệnh cũng “đắt khách” hơn bao giờ hết. Đây cũng được coi là giải pháp kinh doanh trong khi dịch bệnh đang diễn biến phức tạp.

Hoàng Trinh

Tin cùng chuyên mục

Thương mại điện tử: Kênh tiêu thụ nông sản hiệu quả

Việt Nam hiện đứng thứ 5 về xuất khẩu chè

Sơn La xây dựng thương hiệu, mở rộng đầu ra cho nông sản

Sơn La hỗ trợ tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử

Giá lúa gạo hôm nay 5/11/2024: Giá lúa tăng, giảm trái chiều; giá gạo giảm 50 - 150 đồng/kg

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 5/11: Thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới khởi sắc trong phiên đầu tuần

Tỷ giá Yen Nhật hôm nay 5/11/2024: Đồng Yen nhích nhẹ ở cả hai chiều mua và bán

Giá heo hơi hôm nay 5/11/2024: Tăng nhẹ cả 3 miền, miền Bắc ở mức cao nhất cả nước 64.000 đồng/kg

Giá bạc hôm nay 5/11/2024: Bạc điều chỉnh giảm sau 2 tuần tăng liên tiếp

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024: Đi ngang ngày thứ 2 liên tiếp, quanh mức 141.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 5/11/2024: Trong nước tiếp tục giảm 500 đồng/kg, thế giới tăng trở lại

Tỷ giá USD hôm nay 5/11/2024: Đồng USD trượt giá

Giá xăng dầu hôm nay 5/11/2024: Giá dầu tăng gần 3% sau khi OPEC+ hoãn tăng sản lượng

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Vàng thế giới đảo chiều tăng nhẹ

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường 2.000 đồng/lít xăng trong năm 2025

Dự báo giá tiêu ngày 5/11/2024: Có chiều hướng giảm do chịu sức ép từ nhu cầu thấp

Dự báo giá cà phê ngày 5/11/2024: Đà giảm vẫn diễn ra do lo ngại nguồn cung toàn cầu

Ngành thép ‘sáng cửa’ tăng trưởng những tháng cuối năm

Nhà tập thể, nhà tái định cư xuống cấp giá vẫn cao ngất ngưởng, vì sao?

Đồng Nai: Thu hơn 240.000 tỷ đồng từ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng